Cơ Chế Nào Để Chống Tham Nhũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các bạn sinh viên kinh tế học người Việt đang ra nước ngoài du học nên chú ý tìm hiểu về giải Nobel Kinh Tế Học năm 2007. Vị giáo sư già nhất trong ba người lãnh giải là người đã nêu lên và khai phá một vấn đề rất lý thú và thực tế, mà những người có học ở nước ta, kể cả trong giới lãnh đạo trong đảng cộng sản, đều nên quan tâm suy nghĩ.

Một người bạn tôi trước đây đã về Việt Nam giúp một số cơ quan canh nông vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Anh đã du học về nông nghiệp và thực phẩm từ trước năm 1975, sau khi đã tốt nghiệp và làm việc ở nước ngoài, anh vẫn thiết tha về giúp nước. Anh tự bỏ tiền túi trở về quê hương, đi giúp việc huấn luyện nhiều cán bộ các tỉnh có trách nhiệm về chăn nuôi, trồng trọt, cả các vị quản đốc và cán bộ nông trường. Một năm sau, anh trở về đi thăm những địa điểm cũ, thì vỡ mộng. Phần lớn những người đã học anh vẫn còn ngồi đó, họ đã học tập với anh rất chăm chỉ, nhưng không ai áp dụng một điều nào cả. Tại sao? Vì chính bản thân họ không được lợi gì mà có thể còn bị thiệt thòi nếu áp dụng các phương pháp mới! Cách tổ chức guồng máy hành chánh, kinh tế, cách tưởng thưởng và khích lệ nhân viên trong guồng máy không tạo ra động cơ tự nhiên cho người ta cố gắng tăng năng suất. Ðây là một vấn đề mà những người mới được giải Nobel về kinh tế năm nay chuyên tâm nghiên cứu.

Một thí dụ khác là vấn đề tham nhũng. Tại sao người ta hô hào chống tham nhũng dữ như vậy mà nạn tham nhũng vẫn ngày càng gia tăng? Lý do chính là từ trong cơ cấu, tất cả những người có lòng ở trong nước Việt Nam đều biết như vậy.

JPEG - 25.1 kb
Giáo Sư Leonid Hurwicz.

Từ hơn 40 năm trước đây, Giáo Sư Leonid Hurwicz đã đặt ra một vấn đề kinh tế mới, với một khảo hướng mới, hiện đang được nhiều môn đồ khai thác thêm để tìm cách áp dụng. Trong tiếng Anh, vấn đề đó gọi là Mechanism Design, tạm dịch là cơ chế vận hành. Trong một tổ chức lớn hay nhỏ, trong một thị trường, trong cả nền kinh tế, cách người ta ấn định luật lệ, cơ chế cho “cuộc chơi” sẽ đưa tới những quy luật vận hành và những kết quả khác nhau. Xưa nay, khi nghiên cứu kinh tế học thì mọi người coi cơ chế thị trường là có sẵn. Giáo Sư Leonid Hurwicz, 90 tuổi, Ðại Học Minnesota, đã đặt vấn đề theo cách khác, coi cơ chế thị trường là một ẩn số cần đi tìm, để xem cơ chế như thế nào là hữu hiệu nhất, có nghĩa là mang lại lợi ích cao nhất cho nhiều người nhất.

Có thể nêu một chuyện giản dị để hiểu vấn đề cơ chế như thế nào. Thí dụ khi hai người chia đôi một chiếc bánh. Làm cách nào để hai người được chia phần bằng nhau, đó là một lý tưởng. Muốn chia cho công bằng, không ai thấy mình bị thiệt thòi, đó là một vấn đề thiết lập cơ cấu, mechanism design. Một cơ cấu giản dị là trao cho một người trách nhiệm cắt cái bánh thành hai phần bằng nhau; nhưng người thứ hai sẽ có quyền chọn trước phần bánh của mình, người cắt bánh lấy phần còn lại. Trong cơ chế này, người cắt bánh sẽ làm hết sức để cắt cho thật công bằng!

Giáo Sư Hurwicz đã đặt vấn đề trong phạm vi kinh tế toàn thể (vĩ mô) hay cá thể (vi mô), tìm hiểu các vấn đề phải giải quyết khi muốn thiết lập một cơ cấu thích hợp. Thích hợp nghĩa là làm sao để mọi người tham dự trong đó đều nhắm đạt tới lợi ích riêng của mình nhưng cuối cùng tất cả mọi người đều được lợi, và những lợi ích chung cao hơn, chúng ta gọi là công ích, cũng được tôn trọng.

Từ một cuộc bán đấu giá đến một hợp đồng bảo hiểm, một cuộc đấu thầu, việc ấn định lương bổng giới quản đốc các đại công ty, hoặc một vụ mặc cả mua bán nào cũng được, đều có vấn đề thiết kế cơ chế vận hành. Cho đến những các hoạt động chính trị như chính sách thuế má, luật bầu cử, vân vân, đều có thể áp dụng cùng một nguyên tắc như trong đời sống kinh tế. Một vấn đề nan giải trong mọi thị trường là tin tức bất cân xứng. Cơ cấu dựng lên phải thúc đẩy người tham dự, mỗi người với những tin tức riêng mà họ giấu kín không muốn cho người khác biết, cuối cùng vì lợi ích của mình phải tiết lộ các tin tức đó ra. Thị trường càng đầy đủ tin tức, càng minh bạch công khai, thì càng có hiệu quả.

Hai người cùng chia giải Nobel với ông, dưới 60 tuổi, đã khai phá thêm ý kiến trên trong nhiều lãnh vực, và tìm ra những công thức để áp dụng trong nhiều trường hợp. Trong mỗi trường hợp, làm sao đặt ra những quy luật cho mọi người theo các quy luật đó thì có động cơ tự nhiên để tìm cách đạt được cả công ích và tư lợi. Nếu động cơ tư lợi xung khắc với công ích thì phải bàn lại xem nên thay đổi cơ cấu như thế nào.

Có lẽ các đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc nên cử sinh viên đi học chuyên nghiên cứu về cơ chế vận hành. Có thể tìm hiểu người ta nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở nước họ, rồi tìm cách đặt cơ chế vận hành trong guồng máy hành chánh, kinh tế giảm bớt nạn tham nhũng.

JPEG - 4.1 kb
Giáo Sư Pei Minxin.

Mỗi năm nạn tham nhũng làm cho nền kinh tế Trung Quốc thiệt hại hàng trăm tỷ Mỹ kim. Ðó là kết luận trong bài nghiên cứu của Giáo Sư Pei Minxin. Ông Pei Minxin (đọc tên lối Hán Việt là Bồi Mẫn Hân), thuộc viện nghiên cứu Carnegie, là một chuyên gia có thẩm quyền về kinh tế Trung Quốc. Ông tính ra trong năm 2003 tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc có thể tăng thêm 86 tỷ đô la Mỹ nếu nạn tham nhũng không hoành hành như đã diễn ra. Vì tham nhũng, cả nước Trung Hoa năm đó bị thiệt thòi 86 tỷ Mỹ kim và mỗi năm càng tăng lên, năm nay chắc phải trên 100 tỷ.

Ở Việt Nam chưa có nhà nghiên cứu nào tính toán được một cách khoa học tổng số tiền tham nhũng mỗi năm khoảng bao nhiêu, nhưng có thể dựa theo phương pháp mà ông Pei dùng để phỏng đoán. Ông Pei cho biết xác suất để một vụ buôn bán quyền thế bị tiết lộ và bị truy tố là khoảng 3%, tức là cứ 100 đồng các quan bỏ túi thì có 3 đồng ăn cắp mà thủ phạm bị đưa ra trước tòa. Một người Việt tò mò có thể làm tính cộng xem trong năm qua các quan chức bị bắt dính đến bao nhiêu tiền. Giả thiết là tỷ số bị lộ cũng khoảng 2 tới 3%, quý vị có thể đoán tổng số tiền các quan ăn đút lót để thiệt hại cho nền kinh tế là bao nhiêu.

Ông Pei tính tổng số tiền mà các quan chức tham nhũng bỏ túi trong năm ngoái lớn hơn cả ngân sách giáo dục của Trung Quốc cho cả năm. Ở nước ta chắc số tiền do các quan chức ăn cắp của quốc gia có thể cao gấp mươi lần ngân sách giáo dục toàn quốc.

Một phóng viên ngoại quốc đi taxi ở Bắc Kinh trong ngày đảng Cộng Sản Trung Quốc họp đại hội vừa qua, nghe người tài xế chỉ tay giải thích: “Có thấy đầy công an chìm nổi hay không? Một con chim bay qua cũng không lọt.”

JPEG - 7 kb

Một đảng cầm quyền họp đại hội với nhau mà phải đem lâu la tới bảo vệ trong ngoài như vậy, đủ biết họ sợ dân chúng như thế nào. Họ sợ nhất là sợ có những người nói sự thật cho dân nghe. Trước ngày đảng họp, công an đã bắt giam tất cả những người từng bày tỏ ý kiến khác với các lãnh tụ đảng, trong đó có hàng chục ngàn nông dân đi biểu tình khiếu kiện về đất đai.

Trong khung cảnh an toàn đó, ông Hồ Cẩm Ðào ra lệnh cho các đại biểu, “Tất cả các đảng viên phải bảo vệ vững chắc quyền lãnh đạo tập trung, nhất thống trong đảng; phải ý thức gìn giữ kỷ luật đảng; luôn luôn tuân thủ mệnh lệnh của trung ương và kiên quyết bảo vệ uy quyền của trung ương…”

Nghĩa là, không những giới lãnh đạo đảng áp dụng chế độ độc tài đối với hơn một tỷ người dân Trung Hoa; họ cũng thi hành chính sách độc tài đối với các đảng viên của họ nữa. Ông Hồ Cẩm Ðào cũng hứa hẹn sẽ nới lỏng chính sách cho các đảng viên ở dưới thấp; sẽ cho phép chi bộ cấp dưới được biểu quyết trong một số vấn đề địa phương chứ không phải hoàn toàn theo lệnh từ trên ban xuống nữa.

JPEG - 7.9 kb

Nhưng muốn bài trừ tham nhũng, các đảng cộng sản Á Châu có thể nghiên cứu để thay đổi ngay một cơ chế hiện đang khuyến khích các đảng viên tham nhũng. Ðó là lối trả lương các cán bộ rất thấp nhưng lại trao cho họ rất nhiều quyền hành rộng rãi. Các cán bộ lợi tức thấp sẽ sử dụng quyền để ăn đút lót. Muốn bớt tham nhũng, hãy tăng ngay lợi tức và lương bổng cho những người có quyền ký giấy và đóng triện, nhưng hạn chế quyền hành của họ, ấn định luật lệ nghiêm khắc buộc họ hành động trong vòng luật lệ. Những người làm sai luật phải trừng phạt nặng nề, chứ không xử lý nội bộ nữa. Phương pháp này nên áp dụng ngay lập tức cho các vị cảnh sát, các giáo viên, là những người phải đóng vai làm gương trong xã hội. Hai lớp người đó được sống trong sạch, với đồng lương thoải mái, họ sẽ thấy không tham nhũng có lợi cho chính mình hơn là tham nhũng. Cả xã hội sẽ được hưởng lợi ích, cả vật chất lẫn tinh thần.

Liệu các đảng cộng sản Á Châu có chịu thay đổi cơ chế để bài trừ tham nhũng hay không, lịch sử sẽ phán xét họ. (Người Việt; Tuesday, October 16, 2007)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.