Còn Đất Chính Chủ và Nước Chính Chủ thì sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thần dân ai nấy đều tưởng cái Nghị Định 71-CP về Xe Chính Chủ coi như đã đi vào dĩ vãng và chỉ còn nằm trong danh sách tổng kết những chuyện cười rũ rượi năm 2012, nhưng xem ra nó vẫn chưa chịu chết hẳn.

Một số quan chức thuộc Bộ Công An bảo hiện nay chỉ “tạm hoãn” thi hành thôi chứ không bỏ; nhưng các quan chức Bộ Tư Pháp lại nói nhỏ rằng “tạm hoãn” chỉ là cách nói cứu vớt sĩ diện thôi chứ nghị định này bị xếp cùng loại với nghị định cấm ngực lép lái xe rồi. Trong khi đó, Quốc Hội lại lôi ra bàn bạc như còn ấm ức lắm.

Không ấm ức sao được khi Nghị Định 71/2012/ND/CP, do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 19/09/2012, quy định rằng kể từ ngày 10/11/2012 dân chỉ được xe ai nấy đi, cấm cho nhau mượn dù là cùng gia đình, nếu không sẽ bị phạt từ 6 đến 10 triệu đồng mỗi xe hơi, và 1 triệu đồng mỗi xe máy 2 bánh. Luật này còn thản nhiên báng bổ: xe nào sang tay quá nhiều lần và không tìm ra được chủ đăng ký thì coi như là xe “không được lưu hành” nữa, phải vất đi.

Điều làm người dân kinh ngạc nhất khi biết tới Nghị Định 71 này là khoảng cách quá xa giữa người viết luật và đời sống hàng ngày của dân chúng. Họ có đang sống trên đất Việt Nam không?

  • Không lẽ họ không biết dân càng nghèo càng phải mua xe cũ đã qua nhiều đời chủ, và cái xe là phương tiện kiếm sống quan trọng đến thế nào cho các gia đình này? Câu phán “không được lưu hành” quá dễ ở môi các quan chức lại là cái đói thắt ruột của hàng triệu gia đình.
  • Đó là chưa kể những bà con từ nông thôn sống tạm bợ ở các thành phố để làm việc gởi tiền về nuôi gia đình hay các sinh viên trú học không có hộ khẩu để đăng ký. Và còn vô số các trường hợp khác nữa.

  • Không lẽ họ không biết CHỈ GIA ĐÌNH CÁC QUAN CHỨC NHƯ HỌ mới mỗi người có ít nhất một xe? Còn đại đa số gia đình dân chúng vẫn phải dành dụm mới mua được cái xe dùng chung với nhau như cái khố Chử Đồng Tử. Nay các ngài lại bảo chỉ một người trong gia đình được mặc cái khố đó thì những người còn lại đúng là “hết ra đường”.

Và nếu một nghị định hoàn toàn bất chấp thực tế như vậy vẫn được soạn và vẫn được ký bởi người cao nhất chính phủ thì tự nó biểu hiện điều gì? Hiển nhiên đây không còn có thể là loại lỗi của “cô thư ký” hay “cậu đánh máy”.

  • Liệu có phải Nhà Nước đang quá kiệt quệ kinh tế và cố bòn rút tiền thuế bất kể các ảnh hưởng lên dân chúng? Nhưng họ không ngờ mức bất bình của dân chúng quá cao đến độ phải rút lại hay ít là chờ cho qua cơn thịnh nộ hiện tại?
  • Liệu có phải lãnh đạo Đảng cố tình tạo cơ hội cho hệ thống cán bộ bên dưới kiếm thêm thu nhập để duy trì sự trung thành của họ trong tình trạng quỹ của Đảng đang cạn kiệt?
  • Vì càng cần nhiều giấy tờ và giấy tờ càng khó kiếm thì càng có nhiều người chạy chọt cửa sau. Giới cán bộ đang nắm quyền lộ rõ niềm hồ hởi như ông Đào Vĩnh Thắng, trưởng phòng công an giao thông thành phố Hà Nội, khai triển ngay thay cho Bộ Giao Thông Vận Tải: “Khi lái xe không phải là chính chủ, người dân phải mang theo ngoài giấy tờ xe, còn phải mang theo các giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, hôn thú để chứng minh có liên hệ ruột thịt với chủ xe.”

    Và các chiến sĩ công an kiểm soát giao thông hàng ngày cũng mừng không kém. Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Bộ Công An, lập tức giải thích thay cho Bộ Giao Thông Vận Tải: “Chưa có giấy tờ nào về qui định này, trong trường hợp bị cảnh sát giao thông xét hỏi, thì người lái xe phải trình bày, nếu trình bày hữu lý, thì anh em cảnh sát sẽ không phạt”. Ông chỉ không nói làm sao để “anh em cảnh sát” cảm thấy “hữu lý”.

  • Hay liệu có phải giữa các đấm đá nhau tơi tả ở thượng tầng, giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước hiện nay đã bắt đầu bước vào giai đoạn tán loạn? Mạnh ai nấy làm. Mạnh ai nấy thủ lãnh vực béo bở của mình còn chuyện người khác mặc xác họ. Kể cả người ký ban hành cũng chẳng thèm đọc xem bản nghị định nói gì.

Nhưng từ chuyện “Xe Chính Chủ”, nhiều người liên tưởng đến những lãnh vực rộng lớn hơn – “Đất Chính Chủ”. Tại sao với chiếc xe cỏn con thì lãnh đạo nhất định làm rõ ai là chủ còn hàng triệu những mảnh đất của dân đã có chủ từ bao nhiêu đời thì Đảng lại cứ tìm mọi cách xóa nhòa các chủ nhân, kể cả bằng bạo lực?

Và quan trọng hơn nữa, còn “Nước Chính Chủ” thì sao? Ngay cả lãnh đạo Đảng cũng không chối người chủ thực sự của đất nước này là dân tộc Việt Nam, vậy tại sao những người chủ đất nước lại không được phép lên tiếng bảo vệ tài sản do cha ông họ để lại trước nạn ngoại xâm? Lãnh đạo đảng CSVN là gì mà lại cho các công cụ côn đồ của họ đánh những “chính chủ”. Và lãnh đạo đảng CSVN là gì mà dám chặt từng mảng da thịt của đất nước Việt Nam đem trao đổi với Bắc Kinh?

Xem ra tại cốt lõi, mẫu số chung duy nhất giữa các tệ nạn “Xe Chính Chủ”, “Đất Chính Chủ”, và “Nước Chính Chủ” là lòng tham vô độ của toàn bộ guồng máy cán bộ Đảng từ trên xuống dưới, bất chấp các thiệt hại ngắn hạn hay vĩnh viễn cho nhân dân và đất nước.

Từ đầu thế kỷ thứ 21, hầu hết các dân tộc còn bị độc tài thống trị trên thế giới đều đã đặt lại thứ tự ưu tiên. Họ chung sức giải quyết vấn nạn “Nước Chính Chủ” trước hết và trên hết. Một khi đã có “Nước Chính Chủ” thực sự thì “Đất Chính Chủ” sẽ được luật pháp công minh bảo vệ, và những chuyện nực cười như “Xe Chính Chủ” chẳng còn là chuyện cần bàn tới nữa.

Khi nào thì đại khối dân tộc chúng ta chấp nhận thứ tự ưu tiên này?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.