Công An Hay Xã Hội Đen?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ vì không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, một sinh viên đã bị công an đánh trọng thương. Một học sinh khác bị gã sĩ quan công an tấn công chỉ vì dám thể hiện cá tính riêng, “coi thường nhân viên công lực”.

Trước thực trạng bao che, dung túng của nhà cầm quyền đối với lực lượng “cẩu nô tài” của mình, tình trạng bạo hành dân chúng từ những người giữ nhiệm vụ “thực thi pháp luật” đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân Việt Nam từ phố lớn đến thôn quê. Đã đến lúc câu khẩu hiệu của ngành công an Việt Nam nên thay đổi để thể hiện đúng bản chất thực của lực lượng này.

Sự việc xảy ra vào tối 11/4/2008, anh Đoàn Phước Tuấn, sinh viên khóa 32, khoa Điện, Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam đang chở bạn gái là Phạm Thị Kim Thúy (học cùng trường) đi dạo bằng xe máy, bảng số 92F8 – 2083. Khi Tuấn và Thúy lưu thông đến ngã tư Hùng Vương – Trần Cao Vân thuộc địa phận thành phố Tam Kỳ thì bị Lê Thọ Tịnh và Lê Thanh Thọ (một CSGT và một CSCĐ) chặn xe vì anh Tuấn không đội mũ bảo hiểm.

Chấp hành lệnh của công an, anh Tuấn dừng xe bên lề đường. Ngay lúc này, một vụ tai nạn giao thông khác đã xảy ra và Lê Thanh Thọ đã rút chìa khóa xe anh Tuấn, buộc anh đứng chờ trong lúc công an đi giải quyết tai nạn. Một lần nữa, anh Tuấn chấp hành lệnh, đẩy xe lên lề và đi bộ đến nhà bạn anh ở gần đấy.

Sau khoảng 15 phút, nghĩ là công an đã giải quyết xong vụ tai nạn, sẽ xử lý đến trường hợp của mình, anh Tuấn quay lại hiện trường. Lúc này, gã hạ sĩ công an Lê Thanh Thọ đã hiện nguyên hình là một tên lưu manh đường phố khi xông đến bợp tai anh Tuấn và liên tiếp dùng gậy ma trắc chuyên dụng của công an đánh anh đến bất tỉnh trước sự chứng kiến của đông đảo người dân thành phố Tam Kỳ.

JPEG - 22.7 kb
Sinh viên Đoàn Phước Tuấn bị công an đánh bất tỉnh tối 11/4/2008 tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.

Sự dã man, vô lương tâm của ngành công an Việt Nam từ nhiều năm nay đã được khái quát hóa trong một hành động mang tính truyền thống ở Lê Thanh Thọ: Khi anh Tuấn bị đánh bất tỉnh, Thọ điềm nhiên bỏ đi. Nếu không có sự bao vây, ngăn chặn của người dân Tam Kỳ, Thọ đã có thể phủi tay, rũ bỏ trách nhiệm. Khi chi tiết này được kể lại cho một thiếu úy cảnh sát tại Sài Gòn, viên thiếu úy thản nhiên nói với Chứng nhân Lịch sử: “Chuyện bình thường. CSGT dí bắt xe mà xe té là tụi nó bỏ đi hà. Ở lại cho mang họa hả?”.

Anh Tuấn hiện vẫn đang được điều trị tại khoa Ngoại, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Được biết sau sự việc, đại diện công an Quảng Nam đã đến bệnh viện xin lỗi anh Tuấn và đề nghị chi cho gia đình anh 1 triệu đồng để bỏ qua sự việc. Trước chất vấn của giới báo chí về nguyên nhân vì sao Lê Thanh Thọ lại tấn công anh Đoàn Phước Tuấn, công an Quảng Nam từ chối trả lời với lý do: “Đang chờ tường trình”.

Ba ngày trước khi SV Tuấn bị đánh tại Quảng Nam, vào chiều 8/4/2008, ngay trên “đất thánh” Nghệ An, anh Nguyễn Hồng Vịnh đã bị tên công an Trần Văn Thái (CSGT CA Hưng Nguyên) phóng môtô truy đuổi trên đường và đạp anh Vịnh nhào xuống ruộng. Sau khi đạp anh Vịnh xuống ruộng, thật bất ngờ, tên Thái quay xe bỏ chạy và đã bị người dân địa phương chặn bắt. Tên Thái trốn thoát, bỏ lại chiếc môtô cảnh sát bảng số 37A1 – 0134.

Theo tường thuật của anh Vịnh thì anh đang trên đường đi làm (anh Vịnh là công nhân cầu đường) thì bị tên Thái truy đuổi, bảo rằng anh đã vượt đèn đỏ. Nhưng thay vì chặn xe anh, xử lý theo pháp luật thì Thái lại ép xe, đạp anh.

Bốn ngày trước đó, vào chiều 7/4/2008, ông Võ Văn Minh, 42 tuổi, có cãi vã với gia đình hàng xóm và bị công an xã Mỹ Quý (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) mời lên làm việc. Không rõ công an Mỹ Quý làm việc gì với ông Minh mà sau đi được thả về nhà, ông ôm bụng than đau và ấm ức kể việc ông bị phó công an xã Mỹ Quý là Nguyễn Văn Lành đấm đá liên tục tại trụ sở công an.

Ông Minh được thân nhân đưa đến khám tại Bệnh viện huyện Tháp Mười. Chiều tối cùng ngày, ông Minh đau bụng dữ dội và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Mặc dù đã được các y bác sĩ phẫu thuật và tận tình cứu chữa, đến 13 giờ ngày 9/4/2008, ông Minh đã chết với ghi nhận của bệnh viện: Chết vì vỡ lá lách.

JPEG - 16.2 kb
Học sinh Nguyễn Anh Đức tại bệnh viện

Hơn một tháng trước đó, vào chiều ngày 25/2/2008, nam sinh Nguyễn Anh Đức, nhà ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai, đang trên đường đi học về bằng xe đạp điện thì bị thượng úy Vũ Nguyên Thái, CSGT Biên Hòa lái xe hơi kè theo, hỏi với qua cửa sổ vì sao Đức lại gắn bảng số 0000 lên xe đạp.

Được biết, các loại xe đạp điện bán tại thị trường Việt Nam thường được gắn một bảng số với mục đích trang trí, trên đó vẽ nhãn hiệu hãng sản xuất xe. Em Đức, vì muốn thể hiện một chút cá tính đã sơn lại bảng số này bằng dãy số 0000. Điều này hoàn toàn không vi phạm vào bất kỳ quy định nào của pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam, xe đạp điện không cần phải có bảng số.

Xét thấy mình không phạp pháp và xét thấy người đàn ông đi xe hơi kia không liên quan gì đến mình, cũng không có quyền gì cật vấn mình, em Đức hỏi lại: “Cháu gắn bảng số thì có sao không?”. Câu hỏi của Đức đã được ông Thái đáp trả ngay lập tức bằng cách phóng xe hơi theo, ép em Đức văng lên lề và lao vào đánh em. Bị kẻ lạ mặt tấn công bất ngờ, em Đức chống cự bằng cách đạp vào bụng ông Thái và tiếp tục bị ông Thái đánh đập.

Đánh giữa đường chưa đã, ông Thái áp giải em Đức về trụ sở công an phường Hố Nai để tiếp tục “xử lý” em. Sau khi được tha về, em Đức có dấu hiệu khó thở, đau vùng bụng nên đã được gia đình đưa vào bệnh viện.

Sau sự việc, công an Biên Hòa cũng đã đến làm việc với gia đình em Đức, đề nghị chi tiền điều trị để gia đình em Đức không “làm to chuyện”.

Đây là hình ảnh mà những cái lưỡi gỗ của cộng sản Việt Nam luôn rêu rao “Người chiến sĩ công an nhân dân, vì dân phục vụ”?

Chứng Nhân Lịch Sử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.