Công an sách nhiễu người thân ông Lê Đình Lượng đi tìm công lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng nay ngày 31/07/2017 người thân của ông Lê Đình Lượng đã cùng nhau kéo lên ủy ban xã Hợp Thành để hỏi về lý do mất tích của nhà hoạt động dân quyền này. Công an sắc phục và thường phục đã cố tình cướp băng rôn khẩu hiệu và xô xát với một số người trong đó có phụ nữ mang thai. Công an chỉ cho phép một số người được vào trong khi những người khác thì họ cho công an sắc phục và “quần chúng tự phát” ra gây rối.

Khoảng 40 người nhà của ông Lê Đình Lượng mang theo băng rôn “tự do cho TNLT Lê Đình Lượng” với thái độ ôn hòa nhưng công an đã cố tình cản trở. Những nhân viên xã Hợp Thành đã từ chối tiếp dân và nói rằng không liên quan gì đến việc bắt giam ông Lê Đình Lượng.

Trước đó sáng nay cảnh sát giao thông đã rình rập trước nhà chỉ để bắt người đi ra khỏi làng mà vi phạm luật giao thông.

Mấy hôm trước chị Xoan con dâu của ông Lê Đình Lượng cũng bị công an quận Gò Vấp bắt giữ 6 giờ đồng hồ khi đang bế con về quê đòi công lý cho bố chồng. Nhiều nhà hoạt động đã lên án hành động bắt người và ra tương trợ cho chị, mãi tới gần 12 giờ khuya chị mới được thả. Trong chuyến bay về Nghệ An ngày hôm sau chị đã bị hai công an áp tải về sân bay Vinh. Cũng cần nhắc lại, ông Lê Đình Lượng là một nhà hoạt động dân quyền tại Nghệ An, ông bị bắt cóc vào ngày 24/07/2017 khi đang trên đường đi thăm vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai.

Ngày 27/07/2017, Bộ Công An loan tin khởi tố ông Lê Đình Lượng theo điều 79 – BLHS. Báo chí nhà nước mô tả ông Lượng như một kẻ “phản động” nguy hiểm với khả năng kích động quần chúng gây mất an ninh trật tự. Ông Lượng cũng được nhà cầm quyền cho là lợi dụng sự cố môi trường biển, kích động dân chúng gây bức xúc trong dư luận, và có nhiều hoạt động chống Formosa. Trao đổi với BBC, bà Nguyễn Thị Quý vợ ông Lượng khẳng định chồng mình là “người tuyệt vời” biết quan tâm và đấu tranh cho sự thật và công ích. Luật sư Lê Quốc Quân, cháu họ của ông Lượng cũng cho biết chú mình là một cựu chiến binh, người đấu tranh cho các quyền lợi thiết thực và các vấn đề dân sinh, dân sự của người dân như: lạm thu học phí học đường, chống thuế phí nông nghiệp, phản đối sai phạm trong các dự án nông thôn mới và là người ủng hộ kiện Formosa.

Trong hai ngày qua tại nhiều giáo xứ của giáo phận Vinh như Tân Hội, Đăng Cao, Song Ngọc, Phú Yên, Thuận Nghĩa và tại giáo xứ Vĩnh Hòa hàng ngàn người đã cùng thắp nến cầu nguyện cho nhà hoạt động dân quyền được ít người biết đến này.

Pv. GNsP

Nguồn: FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.