Cộng Đồng Tây Tạng và Thân Hữu Biểu Tình Và Đặt Vòng Hoa Tưởng Niệm Trước Trụ Sở LHQ Genève

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trưa thứ bảy 22 tháng 3, mặc dù trời mưa tuyết và gió rét giữa mùa Phục Sinh, đáp lời kêu gọi của bà Deki Youdon, đại diện Cộng đồng Tây Tạng tị nạn vùng Thụy Sĩ Pháp Thoại, khoảng 300 người đã đến biểu tình tại quảng trường Các Quốc Gia (Place des Nations) thành phố Genève, ngay trước trụ sở Âu Châu của Liên Hiệp Quốc.

Trong số đông đảo bạn hữu và người ngoại quốc ủng hộ chính nghĩa dân tộc Tây Tạng, có Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa ở Thụy Sĩ. Ông Tenzin Sampbel Kayta đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma tại các Khóa Họp Hội Đồng Nhân Quyền tại Genève và ông Tsering Lhakpa, nguyên chủ tịch Cộng đồng Tây Tạng chào đón những người bạn Việt Nam thân thiết. Tất cả mọi người cùng đi giữa rừng cờ Tây Tạng, băng biểu ngữ và bảng khẩu hiệu bao quanh hai vòng hoa lớn và nhiều bó hoa.

JPEG - 98.7 kb

JPEG - 50.4 kb

JPEG - 82.7 kb

Sau diễn văn của các đại diện Cộng đồng Tây Tạng, một số nhân vật chính trị Thụy Sĩ đã lên tiếng tố cáo và kết án những hành vi tội ác của đế quốc Trung cộng tại Tây Tạng. Người phát biểu rất được chú ý là ông René Longet, chủ tịch đảng Xã hội và thị trưởng Onex tiểu bang Genève. Ông gọi đích danh chế độ Bắc Kinh độc tài. Ông nói rằng sự phủ nhận tuyệt đối Quyền Căn Bản của Con Người đang ngự trị tại Tây Tạng còn sự phủ nhận Quyền Dân Chủ thì can hệ đến toàn thể nước Trung Hoa. Được biết ông René Longet vốn là một bạn hữu của Người Việt Lưu Vong cũng như của cộng đồng Tây Tạng tị nạn và các dân tộc bị áp chế khác trên thế giới. Một tuần trước đây, sau khi bùng nổ cuộc trấn áp tàn bạo của Hồng quân Trung cộng tại Lhassa, ông René Longet đã quyết định cho treo quốc kỳ Tây Tạng trước tòa thị sảnh Onex suốt năm, thay vì chỉ có lễ thượng cờ vào Ngày 10 Tháng 3 hàng năm, bất chấp sự kịch liệt phản đối của đại sứ Trung cộng. Sau đó, rất đông người trong đoàn biểu tình tiến vào tận cổng chính Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Hai vòng hoa lớn, nhiều bó hoa, hình ảnh một số nạn nhân và bảng khẩu hiệu được đặt sát vào chân tường. Năm cây cờ lớn mang quốc kỳ Tây Tạng được dựng trên bức tường cùng với các băng bảng khẩu hiệu đòi Tự Do cho Tây Tạng, Trung cộng ngưng cuộc diệt chủng văn hóa và kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp đỡ Tây Tạng, v.v. Mấy phút im lặng đã được dành cho lễ Tưởng Niệm những người Tây Tạng (có thể đến hàng triệu nạn nhân) bị Trung cộng sát hại từ năm 1949 cho đến nay và phần đọc kinh cầu nguyện của một nhà sư Tây Tạng. Tiếp theo là sự đồng thanh hô to khẩu hiệu của mấy trăm người biểu tình. Các khẩu hiệu được lập lại nhiều lần là: Trung Hoa hãy ngưng cuộc trấn áp ở Tây Tạng! Trung Hoa hãy ngưng giết hại ở Tây Tạng! Trung Hoa hãy ngưng nói dối ở Tây Tạng! Liên Hiệp Quốc đang ở đâu? Hãy khẩn cấp gởi phái đoàn điều tra sang Tây Tạng! Cộng Đồng Quốc Tế hãy thức dậy! Chúng tôi lên án (Trung Hoa) sử dụng Súng Đạn (ở Tây Tạng)! Không có Nhân Quyền – Không có Tự Do tại Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Hoa!

JPEG - 79.9 kb

Một trong những yêu sách chính của ban tổ chức cuộc biểu tình và Cộng đồng Tây Tạng lưu vong là Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phải cứu xét tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Tây Tạng giống như ở Miến Điện. Quang cảnh cuộc biểu tình đã được chiếu trên hệ thống Vô Tuyến Truyền Hình Thụy Sĩ chiều ngày thứ bảy, kể cả cuộc phỏng vấn ông René Longet và các đại diện Tây Tạng. Một số đài phát thanh, cơ quan truyền thông báo chí Thụy Sĩ và Pháp có loan tin về cuộc biểu tình ở Genève và ở Luân Đôn Anh quốc trong ngày hôm ấy.

Cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc giữa thành phố Genève Thụy Sĩ bắt đầu lúc 13 giờ 30 và kết thúc lúc 16 giờ chiều thứ Bảy. Ngày thứ Ba 25 tháng 3, từ 12 giở 30 đến 15 giờ 30 sẽ có một cuộc biểu tình tuần hành Đoàn Kết với dân tộc Tây Tạng. Đoàn biểu tình sẽ đi qua nhiều đường phố chính trung tâm Genève hướng về trụ sở Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền nằm trên bờ hồ Léman. Một Giác thư sẽ được chuyển trình cho Cao Ủy tại Điện Wilson. Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành về Quảng Trường các Quốc Gia trước trụ sở Liên Hiệp Quốc. Tại đây sẽ có buổi đọc kinh cầu nguyện của các tu sĩ Phật Giáo viện Rikon và phần phát biểu cùng khẩu hiệu và yêu sách như cuộc biểu tình ngày thứ Bảy, 22 tháng 3 vừa qua.

Genève, ngày 24 tháng 3 năm 2008

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”