Cộng Sản Bắc Kinh Rớt Mặt Nạ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối tháng trước, một chủ tiệm ở thành phố Sheffield, Anh Quốc treo một lá cờ Tây Tạng trong tủ kính cửa hàng, sau khi coi những hình ảnh tăng sĩ và người dân Tây Tạng bị công an, lính tráng Trung Quốc đàn áp. Ông chỉ muốn bày tỏ thiện cảm với một dân tộc nhỏ ở Á Châu đang bị đe dọa diệt chủng. Có hai thanh niên người Trung Hoa đến cửa tiệm lớn tiếng yêu cầu ông bỏ lá cờ đi, nhưng ông từ chối. Ðêm hôm đó, có người ném đá vào cửa hàng bán giường tủ này, tủ kính bị bể.

Báo chí đăng tin này lên, người dân Anh Quốc nổi tiếng là “phớt tỉnh Ăng Lê” cũng không “phớt” được nữa. Họ hỏi nhau: Người Trung Hoa nghĩ họ là cái gì vậy? Họ muốn cả thế giới phải tuân theo đường lối “thiên triều” hay sao?

Chưa hết. Mỗi phái đoàn rước đuốc của Trung Quốc đi tới đâu cũng mang theo một đám công an mặc quần áo vận động hai màu xanh trắng trông như lực sĩ. Họ có nhiệm vụ ngăn cản, hoặc phá các đám biểu tình phản đối Bắc Kinh. Những viên công an này đã được huấn luyện đặc biệt từ Tháng Tám năm ngoái. Trong chương trình huấn luyện có cả môn học ngoại ngữ, để họ có thể nói những câu ra lệnh người ta giải tán, tránh xa, đi chỗ khác, vân vân, nói bằng năm thứ tiếng. Khi ngọn đuốc thế vận qua thủ đô London, đám biểu tình ủng hộ người Tây Tạng bị nhóm công an biệt phái Trung Cộng can thiệp quá thô bạo, Huân Tước Coe, chủ tịch ủy ban tổ chức Thế Vận Hội London 2012 cũng bị xô đẩy, ông đã gọi họ là một “lũ côn đồ” (thugs)!

JPEG - 56.8 kb

Chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh tính biến màn trình diễn rước đuốc thế vận vòng quanh thế giới thành một cảnh tuyên truyền rửa mặt cho chế độ, gần 20 năm sau vụ giết người ở Thiên An Môn, 1989. Nhưng công trình chuẩn bị rất kỹ vẫn thất bại. Giống như một anh từ trong rừng ra sống ở thành phố, học ăn mặc, chải chuốt, học điệu bộ nói năng, muốn thiên hạ ngắm mình rồi gật đầu công nhận mình là một trang phong lưu công tử, nhưng vẫn không che giấu được căn chất thô lỗ vụng về, còn giữ nguyên những vẻ rừng rú chưa tẩy sạch. Cộng Sản Bắc Kinh đã làm rớt chiếc mặt nạ văn minh.

JPEG - 250.1 kb
Sinh viên Trung Quốc biểu tình trước Thiên An Môn năm 1989.

Một tỷ người dân Trung Hoa đang chờ Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử nước họ, giống như năm 1988 Ðại Hàn Dân Quốc đã tổ chức Olympic lần đầu. Sau một nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản, phải đứng bên lề thế giới, Trung Quốc sẽ chứng tỏ cho loài người thấy họ là một quốc gia tân tiến, cởi mở, thân hữu với các nước, theo đúng các luật chơi quốc tế, không thua gì những nước đã đi bước trước. Nhưng tất cả cuộc chuẩn bị trong năm bảy năm qua cho màn trình diễn rước đuốc và các lễ lạt của Bắc Kinh, bỗng nhiên bị hỏng hết, chỉ trong mấy tuần lễ, chỉ vì quân lính Trung Quốc đàn áp người Tây Tạng. Cuộc trình diễn rước đuốc đã biến thành những màn biểu dương chống chế độ cộng sản đàn áp dân Tây Tạng cũng như đang giúp đỡ các chế độ độc tài ở Miến Ðiện, Sudan. Người Việt Nam ở London, Paris, San Francisco đã nhân dịp này phô bày tội Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa của nước ta từ năm 1974. Chúng ta đang chờ xem dân Sài Gòn sẽ làm gì. Tại sao người ta không chọn Hà Nội mà lại cho ngọn đuốc đi qua Sài Gòn, chắc có nhiều lý do bí mật. Một lý do có thể là ở Chợ Lớn vẫn có một tập thể do Trung Quốc gài đặt rất đông đảo sẵn sàng giúp họ dẹp loạn trong cuộc rước đuốc!

JPEG - 56.6 kb

JPEG - 177.5 kb

Thực ra tổ chức rước đuốc không phải là một truyền thống nguyên khởi của thế vận hội. Cuộc trình diễn có mục đích phô trương này thực sự chỉ bắt đầu được bầy ra vào năm 1936, khi chế độ Ðức Quốc Xã tổ chức Thế Vận Hội ở Berlin. Rõ ràng là có mục đích tuyền truyền chính trị. Và cuộc rước đuốc có tính cách toàn cầu, như đang diễn ra năm nay, cũng chỉ mới được thực hiện vào năm 2004, khi Thế Vận Hội trở về thành phố Athens, thủ đô Hy Lạp, nơi sinh của trò thịnh diễn thể thao này.

Bắc Kinh đã theo gương Ðức Quốc Xã khi dùng cuộc rước đuốc để tuyên truyền cho sự thành công kinh tế của người Trung Hoa, và họ có quyền làm như vậy. Nhưng họ cũng không ngờ đã gây nên phản ứng ngược. Chính vì có những trạm rước đuốc trình diễn rình rang này mà loài người khắp nơi được thấy trên truyền hình, rồi đi tìm hiểu thêm hoàn cảnh sống thực của 6 triệu người dân Tây Tạng.

Một chế độ độc tài bao giờ cũng tạo ra một bức tường dối trá để che phủ cho họ. Họ dối trá đối với dân trong nước, và dối trá đối với người ngoài. Nhưng, thật thà là cha quỷ quái, không ai có thể nói dối tất cả mọi người mãi mãi. Người Âu Mỹ có thể rất kính trọng dân tộc Trung Hoa, với 4, 5 ngàn năm lịch sử văn minh, với sức làm việc tạo nên cảnh tiến bộ về kinh tế trong ba chục năm qua. Nhưng chỉ cần một biến cố lật rõ bộ mặt tàn bạo, phản nhân quyền của chế độ Bắc Kinh là người ta sẽ nhìn thấy ngay một bộ mặt khác, thay đổi thái độ với cả nước Trung Hoa.

Một cuộc nghiên cứu dư luận dân chúng Âu Mỹ đối với Trung Quốc gần đây đã chứng tỏ cách nhìn đã thay đổi sau khi Bắc Kinh cho lính giết người dân và tăng sĩ Tây Tạng. Cuộc nghiên cứu này, do hãng Harris và nhật báo Financial Times thực hiện, phỏng vấn từ ngày 27 Tháng Ba tới ngày 8 Tháng Tư năm 2008, sau khi xảy ra những cuộc đàn áp đó. Có 35% người dân ở Âu Châu nghĩ rằng Trung Quốc là nước đe dọa sự ổn định của thế giới hơn bất cứ quốc gia nào khác. Trung Quốc đã chiếm chỗ của nước Mỹ, vì năm ngoái có tới 32% người Âu Châu coi Mỹ là mối đe dọa cho thế giới, năm nay chỉ có 29% nghĩ như vậy!

Người dân Mỹ không sợ Trung Quốc bằng dân Âu Châu, chỉ có 31% người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu trên an ninh thế giới; tuy nhiên Trung Quốc vẫn bị e ngại hơn cả Iran và Bắc Hàn. Ở Âu Châu, dân Ý thay đổi thái độ với Trung Quốc mạnh nhất, có 47% cho Trung Quốc là mối đe dọa thế giới hạng nhất; mà trong một cuộc phỏng vấn tương tự giữa năm 2007 chỉ có 27% nghĩ như vậy. Ở các nước đều có hiện tượng thay đổi đó. Pháp, từ 22% tăng lên 36%; Ðức từ 18% lên 35%, Anh Quốc từ 16% lên 27%. Ở Âu Châu chỉ có một quốc gia duy nhất vẫn nghĩ nước Mỹ đe dọa sự ổn định của thế giới nhiều hơn Trung Quốc, đó là Tây Ban Nha, với tỷ số 41% bầu cho Mỹ, 28% cho Trung Quốc! Nhưng nói chung, thái độ dân Âu Châu đối với Trung Quốc đã thay đổi rất mạnh, khi họ biết rõ bộ mặt thật của Cộng Sản Bắc Kinh.

Cuối cùng, chính người Trung Hoa sẽ thấy rằng nếu họ muốn hãnh diện đứng lên ngang hàng với các nước văn minh thì chính quyền Bắc Kinh phải đối xử tử tế với 6 triệu dân Tây Tạng, theo đúng đạo làm người. Nhưng muốn vậy, phải xóa bỏ những điều giả trá mà đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn nói cho dân nghe về việc xâm lăng và chiếm đóng Tây Tạng từ hơn 50 năm qua. Hầu hết dân Trung Hoa ở lục địa đã bị tuyên truyền nhồi sọ, vẫn nghĩ rằng trong lịch sử Tây Tạng lúc nào cũng là một phần của Trung Quốc, và Trung Quốc đã giải phóng Tây Tạng. Phải xóa bỏ những màn giả trá mà chế độ Bắc Kinh đã trình diễn cho dân Trung Hoa coi, cùng những màn kịch che mắt người ngoại quốc.

Ðiều khó khăn là một chế độ độc tài bao giờ cũng phải nói dối, họ không có cách nào khác. Bắt một chế độ độc tài tôn trọng thật cũng giống như bắt một con cọp không được ăn thịt! Muốn chế độ độc tài nói thật đối với người nước ngoài thì tất cũng phải buộc họ cho người dân trong nước biết sự thật. Tức là phải có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Còn chế độ độc tài thì không thể có những quyền tự do căn bản đó. Cho nên, nếu dân Trung Hoa muốn được người nước ngoài kính trọng thì phải xóa bỏ chế độ độc tài đảng trị đi!

JPEG - 39.6 kb
Biểu tình chống rước đuốc Thế Vận Hội tại Luân Đôn.

JPEG - 183.1 kb
Biểu tình chống rước đuốc Thế Vận Hội tại Paris.

JPEG - 209.3 kb
Biểu tình chống rước đuốc Thế Vận Hội tại San Francisco.

JPEG - 111.7 kb
Biểu tình chống rước đuốc Thế Vận Hội tại Buenos, Á Căn Đình.

Dân chúng Trung Hoa không được nhìn cảnh dân Tây Tạng và người ngoại quốc biểu tình phản đối ở Paris, London, và San Francisco vì chế độ kiểm duyệt thông tin của cộng sản đã cắt bỏ, có khi cắt bỏ ngay khi trực tiếp truyền hình, có khi cho chạy hình một người nói những lời chống Bắc Kinh nhưng cắt tiếng và không phụ đề Hoa ngữ. Trạm rước đuốc sắp tới sẽ gây sôi nổi là ở thủ đô Ấn Ðộ New Delhi vào ngày mai, 17 Tháng Tư. Ấn Ðộ là nơi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đang tạm trú cùng hàng trăm ngàn dân Tây Tạng tòng vong từ nửa thế kỷ nay. Các đài truyền hình Trung Quốc chắc sẽ cắt xén rất kỹ những cảnh này. Cuối cùng chắc chỉ có hai nơi là ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh sẽ được an toàn biểu diễn, là Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn, và Sài Gòn, Việt Nam! Cộng Sản ở hai nước phiên thuộc này đang tranh nhau xem chính quyền ở nước nào tận tụy với thiên triều hơn. Những nhà tranh đấu dân chủ trong nước cho biết có khoảng 200 công an Trung Quốc đã được gửi sang Sài Gòn huấn luyện công an người Việt cách dẹp biểu tình.

Ðây sẽ là một thử thách cho những người yêu nước, yêu tự do dân chủ ở nước ta trong ngày 29 Tháng Tư sắp tới. (Người Việt; Tuesday, April 15, 2008)

Ngô Nhân Dụng

****

Olympic Torch who are the “Men in Blue?” BBC reports

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.