Cộng Sản Trung Quốc Muốn Cho “Đông Lạnh” Việc Cải Cách Chính Trị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản báo cáo về Tiến Trình Cải Cách Chính Trị do một nhóm chuyên gia thuộc Trường đào tạo cán bộ Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc thực hiện, được đăng trên tập san của Đảng số phát hành vào tháng 9 vừa qua đã làm cho thành phần đảng viên cấp tiến thật sự bất mãn. Trong suốt tháng qua đã có nhiều cuộc tranh cãi dưới nhiều hình thức từ ngấm ngầm đến công khai liên quan đến bản báo cáo này. Lúc đầu, việc chống đối chỉ giới hạn trong nội bộ đảng nhưng nay đã lan rộng sang giới trí thức, học giả, khiến chính quyền Bắc Kinh phải lo sợ không biết lúc nào thì những làn sóng chống đối sẽ chính thức bùng nổ. Bản báo cáo về Tiến Trình Cải Cách Chính Trị của đảng Cộng sản Trung quốc có nội dung như thế nào mà bị nhiều chỉ trích, chống đối như thế?

Sự việc bắt đầu từ khi chính quyền ông Hồ Cẩm Đào ra lệnh cấm không cho các cơ quan truyền thông đại chúng được đem những chuyện tham nhũng, hối lộ của cán bộ cao cấp đảng và nhà nước ra phê phán vì chắc chắn sẽ làm cho người dân bất mãn, lánh xa đảng, dễ đưa đến nguy cơ sụp đổ. Lệnh cấm này đã làm cho người dân và nhất là thành phần đảng viên cấp tiến bất mãn. Họ có cùng chung một kết luận rằng ông Hồ Cẩm Đào cũng là người giáo điều, bảo thủ như những người tiền nhiệm, và những lời tuyên bố của ông ta trước đây chỉ là khẩu hiệu mà thôi. Đứng trước những phê phán đó, ông Đào đã chỉ thị cho ông Lý Quân Như (Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ Trung ương Đảng) thành lập một toán chuyên gia để viết một bản báo cáo về tiến trình cải cách đất nước, nhằm chứng tỏ lúc nào ông ta cũng quan tâm đến việc cải cách chính trị. Theo bản báo cáo về Tiến Trình Cải Cách đất nước thì đến năm 2021 mới xong việc cải cách kinh tế, rồi từ đó mới bắt đầu cải cách chính trị. Phải cần một thời gian ít nhất là 20 năm mới xong giai đoạn cải cách chính trị này; nghĩa là phải đến năm 2040 mới xong tiến trình cải cách đất nước. Báo cáo này viện lý do là nền kinh tế truyền thống và trình độ về dân chủ của Trung quốc hiện đang còn thấp. Vì vậy, muốn nâng cấp chúng lên một trình độ cao hơn phải trải qua ba giai đoạn, mất ít nhất 60 năm.

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1979 đến năm 2001 là thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn thứ hai đã được đại hội Đảng lần thứ 16 vạch ra; theo đó, đến năm 2020 phải thực hiện cho được mục tiêu ổn định xã hội, triệt để cải cách các xí nghiệp quốc doanh, cải thiện tối đa chế độ bảo hiểm sức khỏe, gia tăng hiệu năng hành chánh.v.v… Và từ năm 2021 thì bước vào giai đoạn ba là cải cách về chính trị trong vòng 20 năm. Căn cứ theo báo cáo này, nhiều đảng viên thuộc phái cấp tiến và giới trí thức, học giả đã nêu lên những câu hỏi: vậy chính sách cải cách chính trị mà Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào thường hay hô hào đang bị Đảng cho đông lạnh hay sao? Thành phần giáo điều chủ nghĩa đang chiếm ưu thế trong Ban lãnh đạo Đảng hay chính ngay ông Hồ Cẩm Đào cũng thuộc thành phần đó? Trước những câu hỏi như thế khiến cho những người viết bản báo cáo đó phải “thanh minh thanh nga” bằng một bài viết khác đăng trên tập san của Đảng số tháng 10, gọi là phần bổ túc cho bản báo cáo. Theo bài viết bổ túc này, mặc dù đến năm 2021 mới chính thức bước vào giai đoạn cải cách chính trị nhưng trong giai đoạn cải cách kinh tế không phải là không có những cải cách về chính trị; xin người đọc đừng hiểu lầm như thế vì bằng chứng điển hình là ông Hồ Cẩm Đào hiện nay đang nỗ lực đẩy mạnh việc dân chủ hóa trong nội bộ Đảng. Cái lối giải thích bổ túc thật ấu trĩ, quanh co này đã làm cho thành phần đảng viên cấp tiến càng thêm bất mãn.

Theo các chuyên gia về vấn đề Trung quốc, bản báo cáo Tiến Trình Cải Cách Chính Trị đó chẳng có gì cụ thể, chỉ tìm cách “câu giờ” nếu không muốn nói là chính quyền ông Hồ Cẩm Đào đang cho đông lạnh việc cải cách chính trị. Trước và ngay sau khi lên nhậm chức Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nhà nước, ông Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố việc cải cách kinh tế phải đi đôi với việc cải cách chính trị vì có như thế mới phát triển được đất nước một cách toàn diện và mạnh mẽ. Khi bản báo cáo được tung ra, người ta biết ngay tác giả của nó là ông Hồ Cẩm Đào chứ không ai khác hơn có quyền làm chuyện đó. Viết một bản báo cáo chiến lược trọng đại như thế mà còn phải giải thích bổ túc để người đọc đừng hiểu lầm thì khó có ai chấp nhận được. Nhưng đây không phải là do sự ngu dốt của nhóm người viết bản báo cáo mà chỉ vì họ đang bị ở vào thế kẹt. Thành phần đảng viên cấp tiến và giới trí thức, học giả Trung quốc biết rằng chỉ trích cái bản báo cáo đó là tấn công thẳng vào ông Hồ Cẩm Đào. Vấn đề đặt ra là liệu họ có dám công khai đứng ra phản đối hay không? Đây mới chính là điều mà người dân Trung quốc cũng như thế giới đang chú tâm theo dõi và chờ đợi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.