Cộng Sản Việt Nam Cố Giữ Sổ Hộ Khẩu Trong Dự Án Luật Cư Trú

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng Thứ Tư, ngày 5 tháng 4 năm 2006, Quốc hội CSVN đã có một phiên thảo luận về Dự án luật Cư trú. Mặc dù người đưa ra dự luật này là nhà nước CSVN cũng phải thú nhận là quy định về đăng ký, quản lý cư trú còn có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra sự phân tán, thiếu tập trung, thống nhất trong quản lý cư trú, nhiều văn bản pháp luật quy định về cư trú còn tản mạng, chồng chéo, không phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay nhưng cương quyết phải tiếp tục duy trì sổ hộ khẩu đề phòng chống tội phạm và nắm tình hình biến động của nhân khẩu, hộ khẩu. Những lý cớ mà CSVN đưa ra để cố giữ cho bằng được sổ hộ khẩu trong Dự luật Cư trú này không thuyết phục được ai vì mục đích của nó là muốn siết chặt vòng kềm kẹp đời sống của người dân trên mọi mặt. Tại các nước tự do dân chủ chẳng cần chế độ hộ khẩu mà chính quyền của người ta vẫn nắm được tình hình biến động của nhân khẩu một cách chính xác, việc phòng chống tội phạm cũng rất là hiệu quả, không giống như nhà nước CSVN.

Đại biểu Lê Quang Bình, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội CSVN, nói rằng ông ta từng nghe rất nhiều phàn nàn về rắc rối xung quanh sổ hộ khẩu. Ông nói rằng nếu trưng cầu dân ý, đại bộ phận người dân sẽ …bỏ hộ khẩu. Ông Bình lấy dẫn chứng ngay từ gia đình mình, các cháu ở quê ra học, học xong ở lại xin làm việc, cư trú dài hạn, nhưng chính quyền địa phương chẳng thèm hỏi hộ khẩu. Điều đó thể hiện việc quản lý cư trú bằng hộ khẩu còn lỏng lẻo, không hiệu quả. Khi chuyển nhà, lấy vợ lấy chồng, cần tách hộ khẩu thì thủ tục sửa đổi hộ khẩu rất phức tạp. Nhiều ý kiến cho rằng sổ hộ khẩu gắn liền với một số đặc quyền của thời kỳ bao cấp, không phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. Trong nhiều trường hợp (như xin đi học, đi làm, đi chửa bệnh, làm sổ đỏ), sổ hộ khẩu bị một số cơ quan sử dụng làm căn cứ, điều kiện, làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong một bản thăm dò ý kiến hỏi của 4482 người về vấn đề hộ khẩu thì chỉ có 442 phiếu (9,9%) cho là nên duy trì, còn lại 90,1% phiếu muốn bỏ chế độ hộ khẩu với nhiều lý do như không còn phù hợp, thể hiện yếu kém trong quản lý, hạn chế quyền công dân, không có giá trị, phiền phức và một số lý do khác. Ngay đến ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp của CSVN, cũng nói là đã đến lúc sổ hộ khẩu nên kết thúc ‘‘sứ mệnh lịch sử’’, cần chuyển sang quản lý dân cư bằng chứng minh thư thay vì sổ hộ khẩu. Một số ý kiến khác đề nghị thay sổ hộ khẩu bằng thẻ cư trú… Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Đường, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội CSVN thì cương quyết ủng hộ việc tiếp tục duy trì sổ hộ khẩu vì cho rằng tự do cư trú phải hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, không thể vượt ra ngoài. Còn ông Thứ trưởng bộ Công an Lê Thế Tiệm và ông Thiếu tướng công an Trần Đình Nhã thì nói rằng quản lý bằng hộ khẩu vẫn rất cần thiết cho việc quản lý cư trú, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phục vụ cho các chính sách quan trọng của nhà nước như thống kê, điều tra dân số, bầu cử, hoặc như tuyển quân…vẫn phải dựa vào hộ khẩu. Hơn nữa nếu đồng loạt bỏ sổ hộ khẩu thay bằng thẻ, sẽ gây ra lãng phí và tốn kém cho nhân dân. Khi nghe ông Thiếu tướng công an lo sợ lãng phí, tốn kém cho nhân dân khiến mọi người đều nực cười.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thế Vượng thì nói rằng bản thân sổ hộ khẩu không có lỗi, lỗi là ở tư duy bao cấp, là ở những người thực thi công tác quản lý hộ khẩu gây khó khăn cho người dân, đổi mới phương thức, phải xử lý nghiêm tiêu cực trong công tác quản lý hộ khẩu. Tình trạng thực tế cho thấy tại địa điểm đăng ký hộ khẩu thường trú ở bất kỳ một thành phố lớn nào trên lãnh thổ Việt Nam, số người đến tìm hiểu thủ tục và nộp hồ sơ luôn đông nghẹt. Nỗi lo không được tiếp nhận hồ sơ khiến vẽ mặt của hầu hết mọi người luôn căng thẳng. Ông Trương Minh Nghị, phường 25, quận Bình Thạnh, Sàigòn, nói rằng: ‘‘không hiểu UBND phường không hiểu hay cố tình không hiểu mà chỉ xác nhận các thủ tục một cách qua loa, thiếu từ, thiếu ý, gây phiền phức cho dân quá. Tôi không phải là người dốt chữ nghĩa mà phải về phường đến ba lần để xin chứng nhận lại, nhưng vẫn lo không biết hồ sơ đủ điều kiện để được tiếp nhận chưa’’.

Trong khi đó, anh Trần Đức Chẩm, phường Tân Chánh Hiệp, quân 12, Sàigòn, một trong những người đầu tiên nhận giấy thông báo về việc giải quyết đăng ký hộ khẩu đã nói rằng: “Tôi đã dẹp nhiều việc lại, để tập trung làm thủ tục nhập khẩu trong một tháng, nay còn thêm một khê nữa là phải trở về quê ở Quảng Ngãi để cắt hộ khẩu ở đó nữa”.

Qua một số ý kiến thảo luận và trao đổi nói trên, chúng ta thấy rằng dưới thời toàn trị, ’sổ hộ khẩu’ chính là phương tiện để khống chế bao tử của người dân, chứng tỏ quyền uy của chế độc độc tài. Ngày hôm nay, có hay không có sổ hộ khẩu không liên hệ gì đến đời sống của người dân, nhiều khi nó trở thành sự vướng bận, phiền toái cho dân. Tuy nhiên, Cộng sản Việt Nam vẫn cần giữ sổ hộ khẩu vì muốn giữ lại hình ảnh uy quyền của một thời toàn trị thế thôi. Trước sau gì sổ hộ khẩu sẽ bò vì nó đi ngược lại sự tiến hóa của đời sống xã hội toàn cầu hóa; nhưng Hà Nội chưa muốn bỏ liền vì tư duy còn quá xơ cứng lề lối cũ của những con người cũ. Rõ ràng là khi nào mà tại Việt Nam vẫn còn thể chế độc tài cộng sản ngự trị thì tình trạng Dân sinh, Dân quyền này chẳng bao giờ cải thiện được.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”