Cộng Sản Việt Nam Trình Làng Dự Luật Phòng, Chống Tham Nhũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dự luật phòng chống tham nhũng tổng cộng có 8 chương gồm 108 điều quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức và cơ chế hóa sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm sát, tòa án… và một số nội dung khác đã được Quốc hội CSVN đem ra thảo luận vào tháng 6 vừa qua và nay chỉ còn mấy tuần nữa là đến ngày phải đem ra trình làng trước khóa họp 11, kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Nhưng cho đến ngày 3 tháng 10, khi đưa ra lấy ý kiến trong một cuộc hội thảo do ban Nội chính Trung ương đảng CSVN phối hợp với hội luật gia tổ chức, người ta vẫn thấy dự thảo đạo luật phòng, chống tham nhũng này còn rất nhiều điều quá mơ hồ và trừu tượng.

Ban soạn thảo dự luật của Quốc hội CSVN đã lúng túng ngay từ quy định về phạm vi điều chỉnh khi đề ra hai phương án về đối tượng tham nhũng phải phòng chống. Phương án thứ nhất là luật chỉ quy định các biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với những người có chức vụ, quyền hạn. Phương án thứ hai 2 là áp dụng đối với cả người không có chức vụ, quyền hạn nhưng lợi dụng nó để vụ lợi, tham nhũng.

Trong buổi hội thảo này có ý kiến cho rằng đối tượng điều chỉnh chủ yếu của dự luật phải là cán bộ, công chức nhà nước vì từ trước đến nay, đa số đối tượng phạm tội hối lộ, tham nhũng bị phát hiện là đảng viên, công chức, những người có địa vị, chức vụ cao, quyền lực mạnh. Có người là thân bằng quyến thuộc, con em của các ông “Lớn”. Cũng có ý kiến đưa ra là không thể bỏ qua khu vực ngoài nhà nước nếu muốn ngăn ngừa việc sử dụng công quyền để tham nhũng vì thực tế cho thấy đằng sau các doanh nghiệp nhà nước xảy ra nhiều vụ tham nhũng lớn thường có các doanh nghiệp tư nhân cùng ngành, nghề hoạt động. Và đây chính là “sân sau” của cán bộ chức sắc trong doanh nghiệp nhà nước và các “sân sau” ấy thường trúng thầu những dự án, hợp đồng thương mại béo bở. Một trường hợp điển hình mới đây nhất là vụ rút ruột tiền nhà nước trong ngành nông nghiệp của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp Hà Nội, trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Ai cũng biết rằng cần phải có một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng độc lập, thế nhưng cả hai phương án được nêu lên trong dự luật phòng, chống tham nhũng chỉ nói đến việc lập ’’ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng’’ do Thủ tướng đứng đầu. Chỉ khác nhau là một phương án có hai cấp chỉ đạo (Trung ương và cấp tỉnh, thành phố) và một phương án chỉ có cấp Trung ương.

Một điều khôi hài là trong buổi hội thảo này ban Nội chính Trung ương đảng CSVN lại than rằng vì sao tham nhũng chưa bị phát hiện qua tự phê bình và phê bình của đảng viên trong những buổi họp chi bộ đảng. “Không ai dại gì đem câu chuyện tham nhũng ra cuộc họp chi bộ, như thế khác gì cầm một khẩu tiểu liên để chiến đấu chống lại cả một chiếc xe tăng”. Đó là phát biểu của ông Bùi Đức Lại, chuyên viên cao cấp của ban Tổ chức Trung ương đảng.

Một số ý kiến nêu ra trong buổi hội thảo này là tại sao dự luật không có quy định về tổ chức để phòng, chống tham nhũng. Nếu như thế thì sẽ mất đi những phương tiện cần thiết nhất trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Thế nhưng tất cả các ý kiến đó đã không có chổ đứng khi ông Nguyễn Văn Thụy, đến từ Ban chỉ đạo Trung ương đảng khẳng định rằng: Việc đó Ban chỉ đạo Trung ương 6 của đảng đang làm. Ban chỉ đạo Trung ương 6 thực chất đang làm công việc của một cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia. Ông Thụy còn cường điệu lên lớp là hầu hết những vụ việc lớn có những ý kiến khác nhau, nếu không có sự chỉ đạo của Ban 6 thì khó làm được thuận lợi. Ông Thụy còn muốn nâng cấp và hợp thức hóa bằng pháp luật (cho Ban 6) và cho rằng đây sẽ là mô hình tổ chức mà người dân trông đợi.

Quốc hội CSVN họp, Thường vụ Quốc hội họp rồi đến ban Nội chính Trung ương đảng CSVN phối hợp với hội luật gia tổ chức hội hội thảo để bàn về dự luật phòng, chống tham nhũng nhưng người dân biết chắc rằng họp bàn cho có chuyện chứ mọi việc đã có đảng lo. Dù cho luật phòng, chống tham nhũng có hình thành dưới hình thức nào đi chăng nữa thì “Quốc nạn tham nhũng” chỉ có tăng chứ không giảm khi mà đảng vẫn vừa đá banh vừa thổi còi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…