Cùng Hạ Bức Tường Bưng Bít Thông Tin Của Cộng Sản Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đúng ngày đầu năm dương lịch 2009, 2 tổng biên tập của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ ở trong nước bị giải nhiệm khỏi chức vụ hiện hành. Đó là Lê Hoàng, tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Công Khế, tổng biên tập của tờ Thanh Niên. Việc thay thế hai nhân sự này được thực hiện dưới hình thức “không tái bổ nhiệm” để tránh tạo xao động trong dư luận, tuy nhiên, mọi người đều biết rằng việc giải nhiệm này đã có những nguyên nhân xâu xa từ trước, như ông Lê Hoàng tuyên bố khi nhận “quyết định không bổ nhiệm”, rằng ông “không cảm thấy điều gì khó khăn khi nhận quyết định vì cũng hiểu sự việc, nguyên nhân của nó”.

Thực ra không phải chỉ có 2 nhân vật nói trên bị giải nhiệm trong dịp tết dương lịch. Tin tức cho biết thêm ông Nam Đồng, tổng biên tập tờ Pháp Luật ở Sài Gòn cũng về hưu từ ngày đầu năm; bà Nguyễn Minh Hiền thôi giữ chức tổng biên tập tờ Doanh nhân Sài Gòn ba tuần trước đó. Tuy nhiên, những thay đổi này không tạo nhiều chú ý trong dư luận như những vụ đặc biệt xẩy ra gần đây. Vào tháng 8-2008, nhiều nhà báo bị thu hồi “thẻ hành nghề”, trong đó có phó tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Quốc Phong; phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Bùi Văn Thanh; tổng thư ký báo Thanh Niên Huỳnh Kim Sánh, và trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội Dương Đức Đà Trang…. Cục Báo chí thuộc Bộ 4T (Thông tin và Truyền thông) nói rằng những người này vi phạm kỷ luật vì đã đưa các thông tin “kích động phản đối hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật”. Sự thật, họ đã viết bài phản đối việc bắt giữ hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải vì loan tải những tin tức liên quan đến vụ tham nhũng PMU 18…
Dưới chế độ cộng sản, tất cả những cơ quan truyền thông đều bị kềm kẹp bởi bàn tay sắt của đảng. Ở Việt Nam hiện nay có trên 700 tờ báo in cũng như báo điện tử, cộng thêm các đài phát thanh, truyền hình… đều chỉ được phép nói lên một tiếng nói duy nhất, đó là đường lối, chủ trương của đảng cộng sản. Để phục vụ mục tiêu này, tiêu chuẩn của truyền thông quốc doanh không phải là “vô tư, trung thực” như trong mọi xã hội dân chủ, mà là “bóp méo, ngụy tạo, xuyên tạc” mọi việc khi đưa đến quần chúng. Cách thức thông tin dối trá đã trở thành quy luật mà cán bộ tuyên truyền của cộng sản phải triệt để tuân theo, nếu không muốn bị đào thải ra khỏi guồng máy.

GIF - 29.2 kb
Những thách thức xuất phát từ ngay những tờ báo của chế độ!

Cũng để bảo vệ cho bức tường bưng bít thông tin, CSVN đã đẻ ra rất nhiều đạo luật cũng như cơ chế để trói chặt hàng ngũ cán bộ truyền thông. Đầu năm 2008, bộ 4T là cơ quan mang chức năng quản lý tất cả những báo, đài ở Việt Nam đã phải thành lập thêm 3 cơ quan mới để siết chặt thêm việc quản lý, đó là cục Thông Tin Đối Ngoại để phụ trách các thông tin từ Việt Nam đưa ra bên ngoài, cục Phát Thanh – Truyền Hình & Thông Tin Điện Tử để quản lý các đài phát thanh, truyền hình và thông tin trên mạng internet, và cục An Toàn Thông Tin để kiểm soát nội dung thông tin cũng như đối phó với những cơ quan hay ký giả nào đưa tin “sai đường lối”.

Về phương diện luật lệ, báo chí quốc doanh bị ràng buộc bởi luật Báo Chí ban hành từ tháng 12-1999, dù đã nhiều lần sửa đổi và sẽ được sửa đổi thêm nữa trong năm 2009, nhưng vẫn không thoát ra được 2 vấn nạn lớn: thứ nhất là quan niệm sai lầm khi coi vai trò của báo chí là để “xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam”; và thứ nhì là việc suy diễn tùy tiện, độc đoán của các cơ quan hữu trách. Để đối phó với việc phát triển của các blogs trên mạng internet, vào tháng 7-2008, CSVN đã ban hành một loạt các nghị định, thông tư để siết chặt việc quản lý các trang nhật ký điện tử cá nhân. Chính sách kềm kẹp nói trên đã đưa Việt Nam vào vị trí 1 trong 10 nước đứng hàng chót trên thế giới về tự do báo chí. Theo bản phúc trình năm 2007 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF thì Việt Nam đứng hạng 162 trên 169 quốc gia được khảo sát. Với những cuộc đàn áp báo chí tồi tệ diễn ra trong năm 2008 thì thứ hạng này sẽ là 1 trong 5 nước cuối bảng.

Những cuộc đàn áp không phải mới diễn ra, mà đã rất nhiều lần trong quá khứ. Chỉ tính từ khi CSVN thực hiện chính sách gọi là “đổi mới”, vào cuối thập niên 80 đã có những cuộc thanh trừng cán bộ hàng đầu của nghành báo chí. Đáng kể nhất là những trường hợp nhà văn Nguyên Ngọc bị cất chức tổng biên tập tờ Văn Nghệ vào cuối năm 1988 vì cho đăng tải những tác phẩm đòi “cởi trói”; năm 1990 Kim Hạnh mất chức tổng biên tập báo Tuổi Trẻ vì phanh phui cuộc đời tình ái của Hồ Chí Minh; năm 1997, chủ bút báo Doanh Nghiệp Nguyễn Hoàng Linh bị cách chức vì đăng bài tố cáo các viên chức quan thuế tham những; năm 2001 tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Văn Nuôi bị cách chức vì đăng kết quả thăm dò dư luận cho thấy Bill Clinton được yêu thích hơn Hồ Chí Minh; năm 2004 tổng biên tập Trương Đình Anh của báo điện tử VnExpress bị mất chức vì phê bình gay gắt việc nhà nước mua gần 80 chiếc xe Mercedes đắt tiền để dùng cho hội nghị thượng đỉnh ASEM; năm 2005 phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ bị sa thải vì đăng phóng sự tố cáo tình trạng thao túng thị trường thuốc tây, và trang nhà tintucvietnam.com bị đóng cửa vĩnh viễn vì “hoạt động trái pháp luật”; năm 2007 hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ là Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh bị buộc thôi chức…

JPEG - 5.7 kb
Nhà nước cộng sản “lội ngược dòng” khi muốn kiểm soát các trang mạng!

Trên đây chỉ là một số những vụ lớn, được dư luận biết đến nhiều. Nó cho người ta thấy bức tường bưng bít thông tin của cộng sản luôn bị thách đố bởi chính những cán bộ trong hàng ngũ của chế độ. Những người này còn có trí óc và con tim, không chấp nhận phục vụ cho dối trá và cường quyền. Những trường hợp phản kháng từ ngay trong hàng ngũ đã bộc phát mạnh mẽ nhất trong năm 2008, cao điểm là vụ bắt giữ và xét xử 2 phóng viên của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên là Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, và sa thải những bạn đồng nghiệp của họ. Khác với thái độ sợ hãi, thủ thân như trong thời gian trước, ngày nay, nhiều cán bộ trong làng báo quốc doanh đã hiên ngang đối diện với sự thật, phơi trần những sự việc thối nát trong hàng ngũ thượng tầng, cũng như tương thân, đoàn kết khi bị nhà nước trấn áp. Về vụ tham nhũng PCI, trong khi nhiều báo quốc doanh im tiếng, thì tờ Tuổi Trẻ đăng tin vụ xét xử của toà án Nhật Bản, nêu đích danh kẻ nhận hối lộ là Huỳnh Ngọc Sỹ, lại đúng ngày Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trước quốc hội bù nhìn để bao che về vụ này. Khi 2 phóng viên Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị bắt giữ, tờ Thanh Niên đã đặt vấn đề ngay trên trang nhất. Nhiều phóng viên khác lên tiếng phản đối việc bắt giữ. Những điều này chưa hề xẩy ra trong quá khứ.

Đứng trên quan điểm dân tộc, dù phát xuất từ bất cứ vị trí nào, những hành động chống đối độc tài, cổ súy dân chủ, đều là những nỗ lực đáng trân trọng và đóng góp qúy giá cho tương lai của đất nước. Dáng đứng thẳng của Nguyễn Việt Chiến đã được người Việt trong và ngoài nước đồng tâm ca ngợi. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nêu tên ông trong danh sách đề cử giải “phóng viên của năm 2008” vì có hành động tranh đấu cho quyền tự do thông tin. Những người đứng thẳng sẽ còn nhiều thêm nữa, cho dù chế độ mạnh tay thanh trừng như những vụ bãi chức, sa thải liên miên vừa qua. Đó chính là những vết rạn nứt xuất hiện trên bức tường bưng bít thông tin của chế độ.

Những vết nứt này sẽ còn được khơi mở thêm bởi những mũi tiến công khác từ phiá ngoài. Những báo “chui” như tờ Tự Do Ngôn Luận đã trụ vững được gần 3 năm nay, liên tục mang đến cho đồng bào trong nước những nguồn thông tin trung thực. Thái độ bất khuất của 8 giáo dân Thái Hà khởi kiện đài truyền hình nhà nước và báo Hà Nội Mới… Thêm vào đó, với tiến bộ của lãnh vực thông tin điện tử, hàng ngàn, ngàn các trang nhật ký cá nhân sẽ có triển vọng nhân rộng trong năm 2009, để mang thông tin đa dạng tràn ngập khắp nơi, giúp người dân hiểu rõ được sự thật đằng sau bức tường bưng bít của nhà nước. Khi bức tường này bị hạ như bức tường ô nhục Bá Linh, cũng là lúc một tấm khiên che cho chế độ độc tài bị mất đi, giúp làn sóng tự do dân chủ sớm đến với dân tộc Việt Nam. Đó là triển vọng khởi đi từ ngày đầu năm dương lịch.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.