Đài Chân Trời Mới Phỏng Vấn Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM: Trong tiết mục “Tiếng Nói Đa Nguyên” hôm nay, xin mời quí thính giả theo dõi phần phỏng vấn ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, ủy viên trung ương Đảng Việt Tân, về chuyến đi vận động chính giới Na Uy cho nhân quyền tại Việt Nam từ ngày 22 đến ngày 26 tháng tư năm 2008 do Tâm Giao thực hiện.

Tâm Giao: Thưa ông theo chúng tôi được biết là trong thời gian sắp tới đây, ông sẽ đến Na Uy để tham dự một Hội Nghị Bàn Tròn về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam, vậy xin ông có thể cho biết mục tiêu của chuyến đi này là gì?

Ông NĐTP: Dạ kính thưa chị Tâm Giao, và kính thưa tất cả quý vị thính giả của đài. Trước hết chúng tôi xin được chân thành cám ơn chị và quý đài cho chúng tôi có cơ hội được trình bày về một số những công tác của chúng tôi sẽ tiến hành tại Na Uy trong tuần tới đây.

Kính thưa tất cả quý vị, có lẽ chúng ta đều đồng ý Na Uy là một trong những quốc gia luôn đi tiên phong trong việc cổ võ và lên tiếng bảo vệ cho nhân quyền trong lực lượng cận đại gần đây. Đối với trường hợp Việt Nam thì quốc gia Na Uy đã liên tục lên tiếng chỉ trích và lên án nhà cầm quyền CSVN trong việc chà đạp nhân quyền, từ quyền tự do tín ngưỡng cho đến quyền tự do ngôn luận. Có lẽ trong chúng ta không ai quên được giải nhân quyền Rafto đã được trao cho Hòa thượng Thích Quảng Độ vào tháng 9 năm 2006. Chính ngài nhiều lần được nhiều người dân biểu khắp nơi trên thế giới đề cử trao giải Nobel Hòa Bình Thế Giới. Giải Nobel Hòa Bình này hàng năm được ban quản trị của Trung tâm Nobel tại thủ đô Oslo do chính chính phủ Na Uy bổ nhiệm để tuyển chọn. Điều này cho thấy người dân và chính phủ Na Uy đã luôn luôn đề cao tinh thần tôn trọng nhân quyền và hòa bình cho nhân loại.

Kính thưa tất cả quý vị, trong thời gian vừa qua cơ sở Việt Tân ở tại Na Uy, đã cùng với cộng đồng và các đoàn thể người Việt tại đây làm việc rất là chặt chẽ với chính phủ Na Uy trong các lãnh vực nhân quyền và đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Gần đây nhất là vị dân biểu quốc hội Na Uy Ông Peter Gitmark đã đi Việt Nam với sự tháp tùng của một đảng viên Việt Tân để thăm hỏi và giúp ông tìm hiểu chính mắt về tình hình đàn áp tự do dân chủ trong nước. Ngoài ra chúng ta cũng đã nghe nói đến cái bản lên tiếng của 20 dân biểu Na Uy lên án CSVN đã bắt giữ và đàn áp một số những nhà đấu tranh dân chủ trong thời gian vừa qua. Với những quan tâm và quan hệ làm việc đó, một số dân biểu Na Uy đã giúp thu xếp một số cuộc họp mặt và hội nghị với chúng tôi, với mục đích là, thứ nhất tìm hiểu rõ hơn về tình hình phong trào dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền hiện nay, nhất là ở trong nước. Thứ hai, chúng tôi cũng hy vọng rằng là qua những cái hội nghị, những buổi gặp mặt chúng tôi có thể kêu gọi chính phủ Na Uy tiếp tục gia tăng những nỗ lực hỗ trợ đẩy mạnh cho phong trào đòi hỏi dân chủ ở trong nước, và hy vọng rằng qua những sự hội luận, thảo luận chúng tôi sẽ có một số chương trình cụ thể, một số kế hoạch tích cực để cùng với chính phủ Na Uy tiếp tục gia tăng áp lực CSVN phải thay đổi, và làm sao áp lực CSVN phải trao lại quyền tự chủ cho người dân Việt Nam để dân tộc Việt Nam có thể tiến tới một thể chế dân chủ thật sự cùng với trào lưu nhân loại hiện nay của chúng ta.

Tâm Giao: Thưa ông, xin ông có thể cho biết là phái đoàn sẽ tháp tùng cùng với ông gồm có những ai?

Ông NĐTP: Dạ thưa chị và kính thưa tất cả quí vị thính giả, phái đoàn Việt Tân của chúng tôi sẽ được dẫn đầu bởi chiến hữu Đỗ Hoàng Điềm là chủ tịch đảng Việt Tân, ngoài ra trong đó gồm có cá nhân chúng tôi là Nguyễn Đỗ Thanh Phong, chiến hữu Nguyễn Thị Thanh Vân, tức là ký giả Thanh Thao, người mà CSVN đã bắt giữ, cùng với những chiến hữu hỗ trợ khác trong thời gian vừa qua; ngoài ra còn có chiến hữu Nguyễn Đức Thuận là một trong những chiến hữu đại diện của đảng Việt Tân tại Na Uy; phái đoàn của chúng tôi chủ yếu là như vậy.

Tâm Giao: Dạ, như vậy trong chuyến viếng thăm lần này của ông và phái đoàn sẽ đến gặp những ai thưa ông?

Ông NĐTP: Thưa chị và kính thưa tất cả quí vị thính giả chương trình, buổi hội nghị họp mặt kéo dài từ ngày thứ ba 22 tháng 4 năm 2008 cho đến ngày thứ bảy 26 tháng 4 năm 2008. Trong suốt năm ngày này phái đoàn Việt Tân chính yếu gặp một số vị dân biểu gồm ba thành phần như sau: Thứ nhất, là chúng tôi sẽ có buổi hội nghị cùng với một số dân biểu, đảng phái, và Quốc Hội Nauy. Thứ hai, chúng tôi sẽ có những buổi gặp mặt với một số cơ quan quốc tế nhân quyền. Thứ ba, chúng tôi sẽ có những buổi gặp mặt với các cơ quan truyền thông quốc tế.

Thưa tất cả quí vị thính giả, chương trình cho năm ngày khá nhiều, tuy nhiên nếu được cho tôi xin phép được trình bày một số buổi gặp mặt khá quan trọng như sau: Thứ nhất vào ngày thứ tư 23 tháng 4 năm 2008, chúng tôi sẽ có buổi họp mặt và hội nghị với Ủy ban ngoại giao Na Uy tại Quốc Hội Nauy. Đây là một buổi gặp mặt khá quan trọng để mà nhân cơ hội này chúng tôi có dịp trình bày và thảo luận cùng với Ủy ban ngoại giao Na Uy trong một số chính sách ngoại giao đối với CSVN.

Thứ hai, vào ngày thứ năm 24 tháng 4 năm 2008, chúng tôi sẽ có một buổi hộp mặt và hội luận tại Quốc Hội Na Uy, trong đó có sự tham dự khá đông đảo của một số dân biểu tại Na Uy. Chúng tôi hy vọng rằng trong buổi hội luận này chúng tôi sẽ có dịp tiếp xúc với những dân biểu Na Uy ở tại Quốc Hội, qua đó chúng tôi sẽ thảo luận và đưa ra những chương trình cụ thể đối với vấn đề nhân quyền của chúng ta và đòi hỏi dân chủ của chúng ta ở tại Việt Nam.

Thứ ba, chúng tôi sẽ có một buổi họp mặt riêng cùng với văn phòng Bộ ngoại giao Na Uy. Đây là buổi gặp mặt mà theo tôi nó cũng đóng vai trò rất quan trong để chúng tôi có dịp trình bày cụ thể với người trách nhiệm hiện nay về phương diện Bộ ngoại giao tại Na Uy. Ngoài ra vào ngày thứ bảy, phái đoàn Việt Tân cũng được mời tham dự hội thảo với chủ đề là “Tình Trạng Đàn Áp Nhân Quyền tại Việt Nam” trong một Đại Hội Đảng của đảng Hữu Khuynh tại Nauy. Đây là một vinh dự khá to lớn cho chúng tôi được đảng Hữu Khuynh mời tham dự trong một buổi hội thảo về Nhân quyền của họ. Ngoài ra chúng tôi củng sẽ có một số chương trình gặp gỡ với một số đảng phái ở Nauy, chẳng hạn như là đảng Lao Động là đảng đương quyền hiện nay v.v và v.v…

Thưa tất cả quý vị thính giả, ở trên là một số những chương trình tiêu biểu với một số người dân biểu, dân cử của Quốc Hội Na Uy. Riêng về một số cuộc họp mặt, gặp mặt các cơ quan quốc tế nhân quyền thì chúng tôi cũng đã có một chương trình gặp mặt các hội Rafto, Trung tâm Nobel Hòa Bình tại Oslo v.v… Về phương diện đó chúng tôi cũng sẽ có dịp thảo luận và bàn thảo cùng với một số cơ quan quốc tế nhân quyền để làm sao hỗ trợ được phong trào đòi hỏi dân chủ nhân quyền tại Việt Nam ngày một có kết quả hữu hiệu hợn. Thưa chị Tâm Giao và thưa tất cả quí vị thính giả, ở trên là một số những chương trình tổng quát mà chúng tôi hy vọng sẽ có dịp tường trình cùng chị và tất cả quí vị thính giả một cách tường tận hơn và chi tiết hơn trong thời gian sắp tới.

Tâm Giao: Dạ xin cám ơn ông đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay và xin kính chúc ông và phái đoàn sẽ gặt hái được rất nhiều thành công trong chuyến viếng thăm vương quốc Na Uy lần này.

Ông NĐTP: Dạ vâng, xin cám ơn chị Tâm Giao và một lần nữa xin kính chào tất cả quí vị thính giả.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.