Đài Chân Trời Mới Phỏng Vấn Dân Biểu Peter Gitmark

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dân Biểu Na Uy Peter Gitmark Trả Lời Phỏng Vấn Đài Chân Trời Mới, tại Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2008.

Chân Trời Mới (CTM): Ông bắt đầu chuyến đi này ngày nào và mục đích của chuyến đi là gì?

Dân Biểu Peter Gitmark (PG): Tôi khởi sự hôm thứ hai và mục tiêu chính là để bày tỏ lòng ủng hộ đối với các nhà đối kháng Việt Nam. Tôi tin rằng một khi những thay đổi trên thế giới đến được đất nước Việt Nam đó là nhờ những đóng góp quan trọng của các nhà đối kháng. Do đó điều vô cùng quan trọng là cộng đồng thế giới cần bày tỏ sự ủng hộ và đánh giá cao lòng can đảm của các vị này trong công cuộc đấu tranh cho một đất nước Việt Nam dân chủ.

CTM: Ông đã gặp những ai trong chuyến đi này?

PG: Trước tiên tôi gặp các thân nhân của một nhà hoạt động gốc Việt đang sống tại Na Uy. Người thân của ông ta đã bị bỏ tù, tra khảo rất lâu, có vài người bị bỏ tù những 3 tháng sau khi ông này có những hoạt động nhân danh quyền hạn của một công dân Na Uy. Sau đó tôi gặp văn sĩ nổi tiếng là bà [Trần Khải Thanh]Thủy tại Hà Nội trong vài ngày qua.

CTM: Nhận xét của ông về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam như thế nào?

PG: Tôi rất bất nhẫn là một chế độ như vậy mà vẫn còn ngồi ở ghế cầm quyền lâu như vậy. Họ hầu như vơ vét hết mọi tài nguyên, tài sản ra khỏi tay nhân dân để đổ vào túi của thiểu số nắm quyền. Họ giữ dân chủ và nhân quyền ngoài tầm tay của quá nhiều người.

CTM: Có đúng là người Việt Nam có những tiêu chuẩn khác biệt về Nhân Quyền hay có những ưu tiên khác cao hơn, như nhà nước Việt Nam vẫn hay nhắc đi nhắc lại không?

PG: Tất cả những tuyên bố của chế độ cộng sản [VN] không đúng. Điều mà chúng tôi thấy là nhân quyền đang bị vi phạm hàng ngày. Người ta bị ném vào tù mà không biết vì tội danh gì. Còn khi có tội danh thì lại toàn chuyện thêu dệt để bỏ tù, hay xách nhiễu chỉ vì những sinh hoạt [hợp pháp] của họ. Khá rõ đây là một chế độ sằn sàng làm bất cứ điều gì để nắm giữ quyền lực. Và dĩ nhiên là họ chẳng quan tâm gì đến nhân quyền của dân chúng.

CTM: Ông nghĩ là cộng đồng thế giới biết nhiều về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không, đặc biệt là chính phủ Na Uy?

PG: Tôi nghĩ là người ta đều biết Việt Nam không phải là một nước dân chủ nhưng tôi không nghĩ rằng người dân thường cũng như một số chính phủ biết nổi mức độ bạo hành thực sự của chế độ này, và không biết nổi mức độ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để năm quyền của họ. Và nỗ lực của tôi có hai phần, đó là bày tỏ sự ủng hộ đối với những con người can đảm dám phản đối lại chế độ ở đây, nhưng tôi cũng sẽ nêu vấn đề nhân quyền và dân chủ tại nước nhà của tôi là Na Uy, và Âu Châu nói chung. Tôi mong muốn chính phủ của tôi sẽ làm nhiều hơn nữa và tôi cũng mong muốn Liên Hiệp Âu Châu đi đầu và nói thẳng với các lãnh tụ [VN] rằng hãy chọn con đường đúng, con đường dân chủ và nhân quyền, và các ông sẽ ở vị trí tốt hơn nhiều về mặt kinh tế.

CTM: Về phía Việt Nam thì còn cần làm gì nữa?

PG: Trong ngắn hạn tôi mong muốn được thấy quyền tự do phát biểu; mở cửa cho truyền thông. Trong trung và dài hạn, dĩ nhiên nếu có được một hình thức bầu cử [tự do] nào đó thì sẽ một bước tiến khổng lồ, nhưng ngày đó còn xa lắm. Chỉ cách đây mấy ngày, một đồng minh nhiệt tình nhất của chế độ này là Fidel Castro cũng đã xuống ngôi. Cho nên nhiều điều tốt lành đang xảy ra trên thế giới và tôi nghĩ là chế độ này sẽ cảm thấy vô cùng cô đơn.

CTM: Cộng đồng nguời Việt hải ngoại, đặc biệt là tại Na Uy, có giúp gì cho ông trong chuyến đi này không ? Làm sao ông vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ, di chuyển, v.v…?

PG: Tôi rất may mắn có được sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt hải ngoại. Họ đã giúp tôi một người thông dịch để vượt qua sự khác biệt về ngôn ngữ, và tất cả những hỗ trợ cần thiết cho tôi. Họ đã đóng góp vô cùng đắc lực cho sự thành công của chuyến đi này.

JPEG - 65.2 kb
Ông bà Nguyễn Đức Thọ, đại diện cơ sở Việt Tân tại NaUy, đón chào DB Peter Gitmark trở về từ Việt Nam ngày 22/2/2008.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.