Đại Sứ Michael Michalak Gặp Gỡ Đại Diện Cộng Đồng Và Truyền Thông Việt Ngữ Nam Cali

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 7.4 kb
Hàng chủ tọa buổi gặp gỡ giữa ĐS Hoa Kỳ và cộng đồng Việt Nam Quận Cam, từ trái: DB Loretta Sanchez, ĐS Michael Michalak, DB Dana Rohrabacher và DB Ed Royce. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Trong hai ngày cuối tuần thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn CS sôi động hẳn lên khi các đài phát thanh việt ngữ thông báo lá thư mời của văn phòng bà dân biểu liên bang Loretta Sanchez về chuyến thăm đặc biệt của tân đại sứ Hoa Kỳ tại Vịet Nam ông Michael Michalak đến với cộng đồng Việt Nam tại Nam Cali. Trên thư mời ghi địa điểm tổ chức tại Coastline Community College, Westminster, vào lúc 3 giờ chiều ngày Chủ Nhật 14/10.

Ban tổ chức mời hai vị dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa cùng hiện diện Dana Rohrabacher và Ed Royce. Bên cạnh còn có ông Thomas J. Bohigian, giám đốc văn phòng tiểu bang của đại diện bà Nghị sĩ Barbara Boxer.

Buổi gặp gỡ đã quy tụ nhiều tổ chức hội đoàn và báo chí truyền thông việt ngữ và những tờ báo lớn của địa phương như LA Times, Orange County Register … với khỏang 250 người hiện diện.

Đây là buổi tiếp xúc đầu tiên giữa một vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và đại diện Cộng đồng người Việt tại Nam California nơi được mệnh danh là thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại.

Còn nhớ hai vị đại sứ tiền nhiệm là ông Pete Peterson và Michael Marine đã không có sự tiếp cận với cộng đồng người Việt tại Little Saigon.

Trong lịch trình viếng thăm Little Saigon sau gần hai tháng nhậm chức đại sứ Michael Michalak không phải chỉ đến Coastline Community College, Westminster mà thực ra ông đã dành 2 giờ đồng hồ trước đó tại nhà riêng của Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt, Ủy viên trung ương đảng Việt Tân, tại thành phố Yorba Linda cùng với ông bà Michael Matsuda, Đông Xuyến, đứng ra tổ chức buổi gặp gỡ khá đặc biệt này.

JPEG - 27.1 kb
Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt ngỏ lời chào mừng quan khách.

Quan khách tham dự khoảng 60 người, gồm có Bà Dân biểu Loretta Sanchez, Thomas J. Bohigian, giám đốc văn phòng tiểu bang của đại diện bà Nghị sĩ Barbara Boxer cùng đại diện các tổ chức, hội đoàn, tôn giáo và nhiều thân hào nhân sỹ quen thuộc trong cộng đồng như LM Nguyên Thanh, GS Nguyễn Chính Kết, GS Lưu Trung Khảo, ông Nguyễn Công Bằng, thuộc đảng Vì Dân, ông Nguyễn Tấn Lạc, Cộng Đồng Nam Cali, BS Trần Văn Cảo, Diễn Đàn Giáo Dân,…. Một số đông thành phần trẻ cũng có mặt như các bạn trong THSV Nam Cali, đoàn TN Phan Bội Châu, Mạng Lưới Lên Đường, VietAct, và một số đảng viên trẻ của đảng Việt Tân. Giới truyền thông có đại diện các báo Người Việt, Việt Báo, Văn Hóa, SBTN, Little Saigon TV, Sóng Việt, LS Radio, TNT, RFA, …. và LA Times.

JPEG - 176.5 kb
Quang cảnh cuộc trao đổi thân mật của Đại sứ Michael Michalak với một số quý vị đại diện cộng đồng, truyền thông.

Nội dung buổi nói chuyện ông Michael Michalak đưa ra với những điểm chính Dân chủ Nhân quyền trao đổi Thương mại song phương và đẫy mạnh vấn đề tiếp nhận du sinh Việt Nam.

Trong buổi gặp gỡ này có sự trao đổi riêng giữa ông Đại sứ Michael Michalak, bà Dân biểu Loretta Sanchez, Ông Đỗ Hoàng Điểm, chủ tịch đảng VT, Ông Hoàng Tứ Duy, UVTUĐ và Bs Nguyễn Trọng Việt UVTUĐ.

JPEG - 194.6 kb
Cuộc tiếp xúc thân mật giữa đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak và đại diện đảng Việt Tân tại tư gia Bs. Nguyễn Trọng Việt.

JPEG - 186.8 kb
Từ trái qua phải: Ông Hoàng Tứ Duy, Bs. Nguyễn Trọng Việt, Đại sứ Michael Michalak, Dân biểu Loretta Sanchez và ông Đỗ Hoàng Điềm (Chủ Tịch Đảng Việt Tân).

(Hình ảnh cuộc tiếp xúc)

Sau phần tiệc nhẹ sau đó bắt đầu phần trao đổi chính thức với đại sứ Michael Mikalak. Đã có nhiều vị đại diện các hội đoàn, tổ chức nói lên những quan tâm, ưu tư của họ đối với tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, tình trạng buôn bán phụ nữ trẻ em, tình trạng dân oan khiếu kiện, tình trạng bắt giam các nhà dân chủ như bà Trần Khải Thanh Thủy, LM Nguyễn Văn Lý,…Ông Nguyễn Tấn Lạc, chủ tịch Cộng Đồng Nam Cali, đã trao cho ông đại sứ một bức thư nói lên những ưu tư của cộng đồng hải ngoại đối với tình trạng vi phạm nhân quyền tại VN. Cô Lê Thanh Vân, thuộc tổ chức VietAct, cũng trao một bức thư chung đại nêu lên quan tâm của giới trẻ về hiện tình xã hội tồi tệ ở Việt Nam. Anh Phan Đình Quốc, đại diện Mạng Lưới Lên Đường, mong muốn có được sự an toàn cho giới trẻ khi về VN làm việc thiện nguyện. Trả lời từng câu hỏi, ông đại sứ đã cho thấy là ông rất quan tâm về những vấn đề được nêu ra, ông hứa sẽ cứu xét từng vấn đề và sẽ cố gắng làm việc hết sức trong khả năng quyền hạn của ông với chính quyền Việt Nam để giải quyết các vấn đề mà cộng đồng ưu tư và ông hy vọng sẽ có nhiều dịp nữa trở lại Nam Cali để tiếp tục lắng nghe những nguyện vọng của đồng bào hải ngoại….

Trước khi tiễn đưa phái đoàn Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến tham dự buổi họp báo tại Coastline Community College anh Dương Quang nhiếp ảnh gia cùng hiền thê Bs Nguyễn Trọng Việt đã sắp xếp để tất cả mọi người cùng chụp chung một tâp hình lưu niệm nhiều ý nghĩa này.

Nam Tùng

****

(Bản dịch thư gửi Đại sứ Michael Michalak của các Việt Tân trẻ và thân hữu, trong cuộc tiếp xúc vừa qua)

Ngày 14 tháng 10 năm 2007

Ngài Đại Sứ Michael Michalak
Embassy of the United States
Số 7, Đường Làng Hạ
Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi Ngài Đại Sứ Michalak:

Chúng tôi xin được bày tỏ sự cám ơn chân thành khi Ngài lắng nghe sự quan tâm và góp ý về vấn đề Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Là những người trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ, chúng tôi rất quan tâm đến đất nước Việt Nam của chúng tôi và rất muốn nhìn thấy một tương lai tốt hơn cho dân tộc Việt Nam.

Trong thời gian gần đây có rất nhiều cuộc biểu tình dân oan khiếu kiện tại Việt Nam. Họ biểu tình vì đất đai của họ bị tịch thu bất hợp pháp. Vào tháng 7 2007, hơn 2.000 nông dân biểu tình tại Sài Gòn trong 27 ngày. Nhưng cuộc biểu tình ôn hòa này bị trù dập và chấm dứt bởi hơn 1,500 công an. Dù nhà cầm quyền Việt Nam cố gắng ngăn cản những dân oan đòi lại sự công bằng, những dân oan này vẫn tiếp tục tràn về Sài Gòn để biểu tình. Hiện giờ hơn 500 dân oan đang biểu tình tại Sài Gòn và con số càng ngày càng gia tăng.

Bao nhiêu năm qua hàng triệu nông dân bị bị thu đất đai và tài sản một cách bất hợp pháp bởi các chính quyền đia phương tham nhũng. Đa số không đưọc sự bồi thường chính đáng, chưa kể có nhiều người không được bồi thường. Rất nhiều người đã âm thầm một mình khiếu kiện, nhưng đã bị đàn áp hay bị bắt. Vì thế, sau bao nhiêu năm không được giải quyết, họ quyết định lên tiếng tập thể.

Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam cấm đoán các dân oan này tụ họp để đòi lại quyền của họ. Đây là sự vi phạm quyền căn bản của con người, đó là tự do tụ họp. Hàng trăm công an chìm và công an đồng phục tiếp tục đàn áp các dân oan biểu tình và tìm mọi cách để ép họ về lại quê của họ.

Chúng tôi chân thành cảm tạ Ngài đã bỏ thời gian đọc bức thư này và lắng nghe sự quan tâm của chúng tôi. Chúng tôi mong rằng Ngài sẽ xem lại vấn đề này và giúp chúng tôi tạo thêm áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam để họ tôn trọng tự do tụ họp của các dân oan này cũng như giải quyết vấn đề của họ một cách công bằng.

Kính,

Việt Tân Trẻ Và Các Thân Hữu Trẻ

JPEG - 179.9 kb
Cô Lê Thanh Vân dại diện giới trẻ trao thư cho Đại sứ Michael Michalak.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.