Đàn Áp Tây Tạng Thì Làn Sóng Tẩy Chay Olympic Càng Lan Rộng

Ngô Văn

Hơn cả tuần qua, những tin tức nói về việc chính quyền cộng sản Trung quốc đàn áp người dân Tây Tạng tại khu tự trị Lhassa được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi và liên tục. Biến sự Tây Tạng luôn được đăng trên trang nhất của các đại nhật báo khắp nơi trên thế giới, hay được đọc đầu tiên trong bản tin đầu giờ. Chỉ có mấy nước như Cuba, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Lào và Việt Nam là đưa tin rất hời hợt với nội dung có lợi cho chính quyền Bắc Kinh, kẻ ra tay đàn áp.

Quân đội Trung Quốc đi tuần trong thành phố Lhassa và tiếp tục đàn áp dân Tây Tạng.
Cuộc đàn áp tại Tây Tạng

Theo các tổ chức của người Tây Tạng lưu vong thì trong mấy ngày đầu của cuộc đàn áp đã có tới 80 người bị giết chết, hàng trăm người bị thương do lực lượng công an vũ trang và quân đội Trung quốc nả súng bắn vào những người biểu tình Tây Tạng. Ngoài ra còn có hơn 300 người khác bị bắt giữ. Về phía chính quyền Bắc Kinh lúc đầu tuyên bố chẳng có một ai chết cả, vì lực lượng công an không nổ súng, ngoài ra còn phủ nhận luôn chuyện đã đưa quân đội vào trấn áp khu tự trị Lhassa.

Những hình ảnh sống động như xe tăng và lính Trung quốc tiến vào khu tự trị Lhassa, công an cầm súng dàn hàng ngang xông đến giải tán các đoàn biểu tình, súng nổ, máu rơi, tử thi nằm la liệt được trên đường phố, trong các ngõ hẻm được chiếu trên màn hình nhỏ (TV) đánh động lương tâm nhân loại, làm người ta nhớ lại biến cố Thiên An Môn xảy ra cách đây 19 năm (1989).

Chuyện đã như thế rồi, có muốn che đậy cũng không được nữa nên Bắc Kinh phải sửa lại lời tuyên bố lúc đầu từ chổ chẳng có ai chết lên thành 10 người bị thiệt mạng, nhưng đổ tất cả trách nhiệm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đứng ra xúi dục dân Tây Tạng nổi loạn. Bắc Kinh vẫn chối không có chuyện đưa xe tăng, quân đội vào trấn áp khu tự trị Tây Tạng cho dù người ta nhận diện được đó là sư đoàn 149 của quân khu Thành Đô và lữ đoàn Sơn cước 52.

Người dân Tây Tạng bị giết trong cuộc biểu tình.

Cả thế giới ai cũng biết người Tây Tạng bị giết trong cuộc trấn áp này, có điều là cho đến nay vẫn chưa tin hẳn vào con số do các tổ chức Tây Tạng lưu vong đưa ra, còn đối với những lời tuyên bố của Bắc Kinh thì chẳng một ai tin vì biết chắc là không đúng sự thật.

Như mọi khi thì chính quyền Bắc Kinh sẽ lì mặt ra cho thế giới chỉ trích năm ba tháng rồi mọi chuyện đâu cũng vào đó. Tuy nhiên, lần này thì khác vì Thế vận hội Bắc Kinh gần kề. Nếu im hơi lặng tiếng như hồi biến cố Thiên An Môn thì khó mà ngăn chận làn sóng tẩy chay Olympic lan rộng. Vì thế Thủ tướng Ôn Gia Bảo quyết định mở ngay một cuộc họp báo cho dù nội dung cuộc họp báo chẳng có gì đáng nói, vẫn là luận điệu một chiều của kẻ đã lỡ phóng lao thì phải theo lao, nghe không lọt lổ tai. Các ký giả nước ngoài có mặt trong cuộc họp báo của ông Bảo nói rằng Trung quốc đang lúng túng với hai chữ T, trước mặt là vấn đề Tây Tạng và sau lưng là Taiwan.

Người dân Tây Tạng bị đàn áp tại katmandou

Trung quốc đã có những hành xử không xứng đáng với tư cách của một nước đăng cai tổ chức Olympic, vấn đề còn lại là phản ứng của thế giới như thế nào? Trước hết là Đài Loan, đảo quốc này đang vào mùa tranh cử Tổng thống, ứng cử viên Tạ Trường Đình của đảng Dân Tiến đem vụ người dân Tây Tạng bị đàn áp ra để kêu gọi người dân ủng hộ lập trường về một quốc gia Taiwan độc lập, nếu sát nhập vào Trung quốc thì sớm muộn gì Taiwan sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai. Ông Đình cũng kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh. Đa số người dân Taiwan rất phẩn uất trước việc Bắc Kinh đàn áp người dân Tây Tạng nên ứng cử viên Mã Anh Cửu, người muốn bắt tay thân thiện với Trung quốc, cũng phải tuyên bố là nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục đàn áp người dân Tây Tạng thì khi tôi đắc cử Tổng thống sẽ quyết định không gởi đoàn lực sĩ của Taiwan đến tham dự Olympic 2008.

Ngọn đuốc của người dân Tibet

Ngoại trưởng Pháp là ông Bernard Kouchner cho biết các quốc gia Âu châu đang bàn về việc tẩy chay không tham dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh, nếu như chính quyền Trung quốc vẫn tiếp tục đàn áp người dân Tây Tạng. Còn nước Ý thì 96,1% người dân tán thành việc tẩy chay Olympic Bắc Kinh. Hai vị Thủ tướng Anh và Đức cho hay đã cảm thấy có nhiều tiếng nói đòi tẩy chây Olympic Bắc Kinh. Hơn cả tuần qua, những tin tức nói về việc chính quyền cộng sản Trung quốc đàn áp người dân Tây Tạng tại khu tự trị Lhassa được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi và liên tục. Biến sự Tây Tạng luôn được đăng trên trang nhất của các đại nhật báo khắp nơi trên thế giới, hay được đọc đầu tiên trong bản tin đầu giờ. Chỉ có mấy nước như Cuba, Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Lào và Việt Nam là đưa tin rất hời với nội dung có lợi cho chính quyền Bắc Kinh, kẻ ra tay đàn áp.

Cách đây hơn nửa năm đã có những lời kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh vì chính quyền nước này chà đạp nhân quyền quá trắng trợn, nhưng chính quyền cộng sản Trung quốc xem thường vì cho rằng đó chỉ là một vài tiếng nói đơn lẻ không lôi kéo được bao nhiêu người, nhưng giờ này thì lời kêu gọi đó đã trở thành những đợt sóng lớn ít ra cũng làm cho những người nắm quyền ở Bắc Kinh lúng túng tìm cách chống đở, diễn tiến đấu tranh khó ai mà lường được.

Ngô Văn