Dân Bán Hàng Rong Cũng Bị Bóc Lột

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện Cộng sản Việt Nam ra lệnh những người bán hàng rong tại Việt Nam phải xin giấy phép hành nghề đang tạo một sự phẫn nộ của đồng bào trong nước. Ngày 15 tháng 3 năm 2006, Cục trưởng Cục An toàn và vệ sinh thuộc bộ Y tế là ông Trần Đăng cho biết Bộ đã quyết định từ đây cơ sở xã, phường sẽ cấp giấy phép cho người kinh doanh thức ăn đường phố, hàng rong. Nhà hàng có qui mô dưới 200 khách, khách sạn 1 sao sẽ do cấp huyện cấp, số còn lại giao cho cấp tỉnh thẩm định và cấp giấy phép. Ông Đăng nói: “chúng tôi phân cấp về các địa phương là chính, Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm chỉ cấp phép cho những mặt hàng khó đánh giá và yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm như nước khoáng, thực phẩm chức năng…”

Khi được hỏi là việc giao cho địa phương cấp phường cấp phép liệu có phù hợp hay không, vì kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu phải có chuyên môn, thì ông Đăng trả lời rằng các dịch vụ kinh doanh thực phẩm phổ biến giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường cấp giấy phép, nhưng xã, phường phải có ngành y tế tham mưu, xem xét hồ sơ người kinh doanh có được khám sức khỏe hay không, nguồn gốc thực phẩm có an toàn hay không…Từ trước đến nay chưa có cơ sở kinh doanh nào được cấp giấy phép, chỉ có ‘‘cam kết việc bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm’’, nay bắt buộc phải được cấp giấy phép thì mới đủ điều kiện.. đã làm cho bà con bán hàng rong không hiểu nhà nước Cộng sản đang muốn gì. Theo như quy định ở trên thì kể từ nay, các hàng rong từ người bán tào phở (tàu hủ, tương, chao, sửa đậu nành…) cho đến người bán kẹo mứt, gánh bún, rồ khoai… đều bị bắt phải khai báo để được thẩm định và cấp giấy phép, nếu không cũng phải nghĩ … bán.

Chưa bàn đến chuyện Cộng sản Việt Nam phân vùng để chia nhau quyền lợi và bóc lột người dân, chúng ta chỉ cần nhìn vào khả năng yếu kém của bộ Y tế Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ thấy ngay ra những chỉ thị và lời giải thích của ông Trần Đăng đầy mâu thuẩn. Người dân không tin vào bộ Y tế. Một trường hợp hình là những người dân ở thôn Lương Đình, huyện Sóc Sơn (ngoại ô Hà Nội) đã quá bất bình trước kết luận của đoàn bác sĩ thuộc sở y tế Hà Nội khi về khám bệnh tại làng này vào ngày 27 tháng 2 năm 2006. Theo lời kể của các phụ nữ đi khám bệnh thì đoàn bác sĩ về làng khám cho 82 phụ nữ về bệnh u vú, chỉ trong một buổi sáng. Khám xong không nói về bệnh tình cũng như hướng điều trị. Đợi hoài không thấy kết quả thì bổng nhiên ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc sở y tế Hà Nội, thông báo trên đài truyền hình Hà Nội rằng 73 phụ nữ ở thôn Lương Đình được các bác sĩ khám trước đây chỉ bị viêm cường tuyến vú, viêm xơ tuyến vú chứ không phải u vú.

Việc thông báo kết quả này đã làm cho những phụ nữ ở thôn Lương Đình bày tỏ sự khó chịu của mình như sau: Chúng tôi không đồng ý với kết luận của sở y tế Hà Nội vì đa số chúng tôi thấy có hòn, có cục ở vú, thậm chí có người thấy ở cả hai vú thì không thể là viêm được. Hơn nữa 30 người trong số đó đã xét nghiệm tại phòng khám 26 Thợ Nhuộm ở Hà Nội đều kết luận là có u. Chúng tôi rất bất bình trước cách trả lời vô trách nhiệm như vậy của ông sở y tế. Các ông đó về khám bệnh để chạy đua thành tích, chứ không phải vì chuyẹn chữa bệnh cho người dân. Ông Trưởng thôn Nguyễn Văn Ngà, cũng có vợ đến khám, nói rằng khi chúng tôi nhận được thông báo trên đài truyền hình Hà Nội, thấy rất bất ngờ. Tại sao Sở (y tế) nói chỉ bị viêm, mà thực tế chị em bị khối u nhiều đã mổ và điều trị. Nếu bác sĩ Sở nói là viêm thì tôi không tin. Khi được hỏi như vậy quyết định này sẽ làm khó cho người kinh doanh, người bán hàng rong và chắc chắn sẽ nảy sinh ra những nhũng nhiễu. Ông Trần Đăng trả lời rằng: “Chúng tôi cố gắng để các thủ tục tiến hành đơn giản, nhanh gọn, nộp đủ hồ sơ chỉ trong vòng 15 ngày sẽ được cấp phép. Nếu cơ quan chức năng đến thẩm định mà chưa đạt yêu cầu, hai ngày sau thẩm định lại đạt sẽ cấp giấy phép”. Nội cái thủ tục đó là quan chức phường, xã, quận…cũng đút túi bộn bạc. Còn thủ tục thì làm sao mà đơn giản, nhanh gọn được khi mà bộ máy hành chánh chậm còn hơn rùa.

Trưởng phòng vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Sàigòn là Huỳnh Lê Thái Hòa cho rằng quyết định bắt những người bán hàng rong phải xin giấy phép là…bất khả thi. Ông Hòa nói hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi quận huyện chưa có đủ một người chuyên trách về thực phẩm, nói chi đến các phường, xã. Như vậy, việc giao cho UBND phường, xã thẩm định, cấp chứng nhận, ai là người có chuyên môn thẩm định? Căn cứ vào điều kiện nào để cấp?, Cấp xong lấy lực lượng đâu ra để quản lý những người bán hàng rong, thức ăn đường phố? Rồi những người cứ đẩy hàng rong từ quận này sang quận khác, ví dụ những xe mì gõ, cá viên chiên… đi đếnn nơi này đên nơi kia , ai kiểm soát. Ông Hòa khẳng định rằng quyết định hoàn toàn bất khả thi. Ông Hòa còn nói rằng ngày tại địa bàn Sài Gòn, những người bán hàng rong, đa số là bán thức ăn, thức uống trên đường phố đều là dân nhập cư từ các tỉnh. Nếu vậy địa phương nào dám cấp chứng nhận?

Qua những trao đổi của một số cán bộ chủ chốt ở địa phương nói trên cho thấy là chính quyền Hà Nội khi ra luật hay ra bất cứ một điều gì chỉ nghĩ quyền lợi riêng cho phe đảng mình mà thôi chứ không cần quan tâm đến việc có khả thi hay không. Quyết định này cho thấy bản chất bóc lột của chính quyền Hà Nội là không chừa một ai, kể cả những người nghèo phải buôn thúng bán bưng trên đưồng phố, vĩa hè.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”