Dân Biểu Sanchez Kêu Gọi CSVN Phải Ngừng Đàn Áp và Buộc Tội Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Ôn Hòa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dân Biểu Sanchez Kêu Gọi VN Phải Ngừng Đàn Áp và Buộc Tội
Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Ôn Hòa
Sau Khi Phóng Thích Công Dân Hoa Kỳ

WASHINGTON, D.C. – Hôm nay Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, đồng chủ tịch Nhóm Tham Vấn Việt Nam phát biểu mối quan tâm của Bà tại buổi điều trần về “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam và Những Đề Nghị Cho Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Việt-Mỹ”.

Dưới đây là lời phát biểu của Dân Biểu Sanchez tại buổi điều trần.

“Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam và Những Đề Nghị Cho Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Việt-Mỹ”

Ngày 14, tháng 5, 2008

Kính chào quý vị,

Xin cám ơn quý vị đã đến đây ngày hôm nay để chúng ta có thể xem xét về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Tôi xin đặc biệt cám ơn các nhân chứng hiện diện nơi đây đã cung cấp sự hiểu biết và kiến thức của mình về vấn đền nhân quyền đến với Quốc Hội.

Đồng thời cũng xin cám ơn các đồng sự của tôi trong Nhóm Tham Vấn Việt Nam, Dân Biểu Lofgren, Dân Biểu Smith và Dân Biểu Davis.

Tôi rất hãnh diện vì chúng ta đã không ngừng làm việc để đem lại sự chú tâm về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Tôi hân hạnh được đại diện cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam – một trong những cộng đồng đông cư dân Việt Nam nhất ở hải ngoại.

Nhân quyền là một vấn đề quan trọng đối với cá nhân tôi và cử tri của tôi. Như chúng ta đã thấy, các hành vi vi phạm nhân quyền đã trở nên rất bình thường tại Việt Nam.

Chỉ trong tuần này, ba nhà dân chủ ôn hòa – trong số đó có một công dân Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã bị vu cáo tội “khủng bố” tại Việt Nam sau khi 6 tháng bị giam giữ vì đã phổ biến tài liệu đấu tranh dân chủ bất bạo động.

Tôi rất vui mừng được biết Tiến sĩ Quân sẽ sớm được đoàn tụ cùng gia đình ông tại Hoa Kỳ, nhưng tôi cũng rất tức giận khi thấy nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gán tội và đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa.

Tiến Sĩ Quân là người công dân Hoa Kỳ thứ 6 đã bị quấy rối và giam giữ bởi chính quyền Việt Nam.

Đây là hành vi không thể chấp nhận được.

Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã càng ngày càng trầm trọng từ khi Việt Nam:

- được địa vị Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR)
- được xóa tên trên bảng danh sách các nước cần quan tâm (CPC)
- được làm thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), và
- được trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An.

Theo tôi thấy, các chính sách đó đều được Chính Quyền Bush tán thành – đã cho nhà cầm quyền Việt Nam những món quà mà không thể bào chữa được mặt dù không có những sự cố gắng nào để cải thiện tình trạng nhân quyền.

Chính quyền Việt Nam nhận là đã cải thiện tình trạng nhân quyền và hứa sẽ tiếp tục cải thiện tình trạng nhân quyền nhưng không lời hứa nào được thực hành khi chúng ta thấy họ vẫn tiếp tục đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ, làm ngơ về tệ trạng buôn bán người mà chúng ta không thể nói hết.

Việt Nam vẫn tiếp tục đi ngược lại công ước quốc tế về nhân quyền, buộc tội các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa là khủng bố.

Đây là lý do tại sao tôi đã bảo trợ một nghị quyết kêu gọi Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao xem sét những quốc gia vi phạm nhân quyền như Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt.

Chúng ta cần phải bỏ Việt Nam vào lại danh sách đó.

Tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn là mối quan tâm lớn và chúng ta phải tiếp tục cộng tác để thay đổi tình trạng này.

Tôi chân thành cảm ơn tất cả những người đã âm thầm giúp đỡ và tranh đấu cho sự phóng thích an toàn của các nhà đấu tranh dân chủ.

Tôi biết tôi và các đồng sự của tôi trong Quốc Hội sẽ tiếp tục cùng các nhà dân chủ tranh đấu cho tự do và công lý tại Việt Nam.

Tôi mong rằng buổi điều trần hôm nay sẽ mang lại cho chúng ta nhiều kiến thức mới về vấn đề để chúng ta cùng nhau làm việc mang lại nhân quyền tại Việt Nam. Xin cám ơn.

Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez
Nhóm Tham Vấn Nhân Quyền Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)