Dân giận dân làm vè

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Học cao cũng viết vè được. Học thấp cũng soạn vè được. Ngay cả không biết chữ đặt vè vẫn hay.

Chính vì vậy mà vè đã là phương tiện xả giận, đã tức, hay giảm “stress” cho đại khối quần chúng Việt Nam đã từ lâu lắm lắm. Theo Đại Nam quốc âm tự vị, vè đơn giản là cách nói chuyện khen chê có vần điệu. Còn câu dài câu ngắn gì cũng được. Đoạn gồm 4 câu, 6 câu hay cả trăm câu cũng đều được hân hoan đón nhận. Người nghe và lập lại cũng chẳng cần quan tâm đến tác giả là ai hay những ai.

Có lúc vè lên cấp thành hát giặm, nói lối, v.v… cho giới văn nghệ sĩ. Có lúc vè đi xuống thành đồng dao cho các em nhỏ, đặc biệt là các em chăn trâu. Có lúc vè đi vào đời để nói về người thật việc thật. Có lúc vè bay luôn vào lãnh vực triết lý, đạo lý, và để lại những bài học luân lý cho dân gian dễ nhớ, dễ hành.

Tóm lại là thành phần nào trong xã hội cũng xài vè và “phê” vì vè.

Vè còn vượt thời gian, sống với dân tộc Việt qua mọi lúc thăng trầm. Nhưng có lẽ trong suốt dòng lịch sử đó, các bài vè hay nhất và được lưu truyền lâu nhất thường xuất hiện khi người dân giận nhất, uất ức nhất.

Những năm tháng sưu cao thuế nặng thời thực dân Pháp cai trị nước nhà đã có những bài
vè tiêu biểu như sau:

Hỡi trời cao đất dày!
Thuế sao nặng thế này?
Làng xóm đành bóp bụng,
Bán đìa nộp thuế tây.
Từ thượng mục, hạ hào,
Trống mõ nện lao nhao.
tiền phải mau đem nộp,
Ba đồng, thêm sáu hào.
Tuần đinh như thiên lôi,
Lý trưởng mắt ốc nhồi
Mồn đe nẹt, quát chửi,
Sao ra tiền ông xơi!

Và nếu bay thẳng đến hiện tại, vè đang tiếp tục sống hùng sống mạnh trong dân gian Việt Nam dưới thời XHCN. Có lẽ cũng lại quá giận, quá uất ức mà những bài vè đặc sắc như bài sau đây lại xuất hiện khắp nơi:

Lâm tặc lắm tiền là Đoàn Nguyên Đức
Trí mà không thức là Ngô Bảo Châu
Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Sặc mùi ba láp là ông Đỗ Mười

Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Tham nhũng làm liều là cậu y tá (3D)
Con người trí trá là Nguyễn Sinh Hùng

Ăn nói lừng khừng là Tô Huy Rứa
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền

Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Trường kỳ thủ đoạn là Lê Đức Anh

Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Nhiều vợ lắm con là Chú Lê Duẩn!

(Nguồn: Internet)

Hay có những bài vè gói ghém toàn bộ nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như bài sau đây:

Vè vẻ vè ve
Nghe vè bộ trưởng
Đầu tiên cứ tưởng
Có nhiều chuyện hay
Không ngờ hôm nay
Ngọn gió đã đổi.
Y như con rối
Lăng xa lăng xăng
Là Đinh La Thăng
Việc làm trấn trớ
Nói ngược nói xuôi
Thiên hạ mắc cười
Là Vương Đình Huệ
Mới rồi nghe kể
Chuyện PVN
Làm ăn tèm lem
Thanh tra vạch mặt
Thế là sắp đặt
Thanh minh thanh nga
Các báo ngợi ca:
Họ sẽ…tự …xử!
Tưởng là tự tử
Mừng ơi là mừng.
“Tôi thích bình thường”
Là Phạm Vũ Luận
Lúc nào cũng bận
Là Nguyễn Thiện Nhân
Ăn nói lần khân
Là Nguyễn Xuân Phúc
Người chuyên đi húc
Là Huỳnh Phong Tranh
Ông Hoàng Tuấn Anh
Gật gật, “được được…”
Nói xuôi nói ngược
Là Hà Hùng Cường
Tăng giá (giữ lương)/
Huy Hoàng họ Vũ
Theo lề thói cũ
Là ông Nguyễn Quân
Không cần phải nhanh
Làng nhàng là được.
(Nguồn: Internet)

Đặc biệt trong vài năm gần đây, với sự xuất hiện của cuốn Sát thủ đầu mưng mủ của tác gỉa Thành Phong, được coi là “hiện tượng xuất bản” của năm 2011, vè được cô đọng hơn nữa. Đa số chỉ còn những câu 4 chữ. Và chỉ cần 4 chữ đã đủ để người nói và người nghe hiểu nhau rồi cùng hỉ hả cười vì giải tỏa được bức xúc dù chỉ trong phút giây trong cuộc đời “nhìn đâu cũng thấy đảng” của họ hiện nay. Thí dụ như nói tới quốc hội ngày nay, ai muốn viết dài thành biểu ngữ kể tội như trong hình sau đây của bà con dân oan cũng được. Nhưng trong câu chuyện hàng ngày, đa số dân chúng chỉ cần nhắc tới 4 chữ Quốc hội phản bội là đủ hiểu nhau.

Trong vòng những bà con dân oan mất đất, mất nhà đi khiếu nại lây lất năm này sang tháng khác, những câu 4 chữ sau đây rất phổ thông:

Cán bộ giữ hộ
– Tiếp dân bất nhân

Còn đại khối dân chúng, chứ không riêng gì bà con dân oan, nay đã rất quen với:

– Nhà nước ăn trước
– Trung ương thấu xương
– Chủ tịch mắc dịch
– Đảng ủy như quỉ
– Tòa án xứ mán
Đồng chí mở ví

Và cũng chỉ cần vài câu 4 chữ, người dân có thể mô tả cả guồng máy cai trị họ:

– Thư ký có lý – Thủ Trưởng có thưởng – Quan tòa có quà
– Công an phải gian – An ninh phải xinh – Lãnh đạo phải xạo

Đặc biệt giữa những bước chân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược trong thời gian
qua, người ta cũng nghe:

Nước lạ hèn hạ
– Chữ vàng lộ hàng.
– “Bắc Kinh quá xinh” – Chí Vịnh quá bịnh.

….

Ước mong những câu vè ngắn ngủi tiếp tục đem lại những niềm vui “trái khoáy” cho dân tộc trong những tháng ngày khó khăn, đòi hỏi nhiều nghị lực này. Và chắc chắn, vè sẽ là một phần của sử sách ghi lại công trình tự cứu mình và cứu nước của dân tộc hôm nay.

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…