Dân Khổ Vì Chưa Đấu Tranh Đúng Mức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng trăm hộ dân ở đảo Phú Quốc hiện không dám mở mang hay sửa sang nhà cửa trên phần đất của mình vì sợ vướng vào dự án du lịch. Họ chỉ nghe nói sẽ có dự án ở Các Xã, Cửa Dương, Cửa Cạn, Dương Tơ Bãi Thơm… nhưng bao giờ thi công thì không ai biết. Đó là một trong những câu chuyện của các Đại biểu Quốc hội nói với nhau ngoài hành lang khóa họp Thường vụ lần thứ 39 vào ngày 2 tháng 5 năm 2006 vừa qua. Liên quan đến câu chuyện ngoài hành lang này, Thứ trưởng bộ Xây dựng Tống Văn Nga cho rằng các văn bản pháp luật hiện hành có yêu cầu chính quyền địa phương phải công bố kế hoạch một cách rộng rãi để người dân được biết. Luật Nhà đất có hiệu lực từ 1 tháng 7 tới đây cũng đã quy định rằng Ủy ban nhân dân các tỉnh phải công bố công khai kế hoạch phát triển nhà ở. Tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại phải công khai tại trụ sở, ban quản lý dự án, địa điểm trên các phương tiện thông tin hiện đại. Tuy nhiên, ông Thứ trưởng Nga thú nhận rằng trên thực tế họ có thực hiện hay không Bộ không thể kiểm tra nổi.

Còn Thứ trưởng Đặng Hùng Võ của bộ Tài nguyên Môi trường thì cho rằng luật Đất đai có công bố yêu cầu thực hiện kế hoạch sử dụng đất, song luật Xây dựng lại chưa yêu cầu phải công bố kế hoạch kiến trúc. Ông Hùng thừa nhận tình trạng tù mù về thông tin nhà đất với nhiều người dân khá phổ biến. Ở một địa phương như Bắc Ninh, cơ quan quản lý đã đưa toàn bộ kế hoạch các dự án lên website của tỉnh, nhưng chỉ có sơ đồ còn chú thích bằng lời không có chữ nào, dân có vào đọc cũng chẳng hiểu. Ngay tại Hà Nội, người dân có nhu cầu mua nhà thường phải tìm đến ‘‘Cò’’ nhà đất, vì không thể lấy được thông tin kế hoạch từ cơ quan liên hệ. Chị Lan Anh, giáo viên, muốn tìm hiểu dự án khu đô thị mới Đại Kim nên đã đến Ủy ban nhân dân phường Định Công và quận Hoàng Mai, nhưng chẳng có một thông tin nào từ hai nơi này. Lên tận sở Kế Hoạch Kiến Trúc Hà Nội thì được chỉ sang Ủy ban nhân dân thành phố, đến thành phố thì họ bảo chỉ quản lý về mặt chính sách, còn các bản vẽ thì phải hỏi trên Sở. Rút cuộc muốn có bản vẽ chị phải đến ‘‘Cò’’ nhà đất. Trong khi đó Giám đốc một công ty môi giới nhà đất cho hay muốn có các bản vẽ đã được phê duyệt dễ như chơi, quan trọng là cần chi tiền.

Trong khi đó bên trong phòng họp thì ông Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân phát biểu rằng: Việc quản lý đô thị hiện nay có rất nhiều bất cập, trách nhiện của chính phủ thì có rồi, còn trách nhiệm của các bộ thì Xây dựng có một phần. Có một chuyện xuống dưới địa phương quản lý hạ tầng đô thị thì đường sá là của ngành Giao thông, lề đường là của Xây dựng, cây cối là Môi trường, rác rưới cũng Môi trường, điện là sở Điện. Xuống dưới cấp tỉnh bây giờ quản lý như thế, không phải một sở nào cả. Ở địa phương sở Xây dựng không chịu trách nhiệm việc ấy, sở Giao thông cũng không chịu trách nhiệm việc ấy, chỉ tham mưu cho cấp chính quyền Ủy ban nhân dân tỉnh thì dẫn đến chuyện đó. Ông Quân khoe rằng cách đây 14 năm, lúc ông còn ở doanh nghiệp lập một dự án đường Trần Khắt Chân (Hà Nội), thiết kế con đường gồm có cả kiến trúc hai bên đường…Và việc di dời, giải tỏa thì doanh nghiệp cổ phần lo. Nhưng nhà nước không đồng tình, cuối cùng thành phố bỏ tiền, bỏ ngân sách ra làm con đường, từ đó kiến trúc hai bên đường không quản lý được vì nhà dân cứ tự tiện xây. Điều quan trọng nữa là nhà đang ở mặt tiền mà phải đi, đi được nhận tiền đền bù ít cho nên phát sinh ra khiếu kiện. Đây là cách làm xưa nay, con đường Kim Liên-Ô Dừa ở Hà Nội chỉ vỏn vẹn 1.082 mét, mà dự kiến phải chi trên 750 tỷ đồng, tức khoảng 40 triệu USD là một điển hình và nó trở thành con đường đắt nhất hành tinh.

Cách làm việc vô trách nhiệm và phung phí ngân sách như thế của nhà nước làm khổ dân rất nhiều vậy mà khi bị khui ra chỉ xin lỗi một cách chung chung, rồi đổ lỗi cho nhau coi như xong chuyện, chẳng còn sợ ai nữa. Lời thổ lộ sau đây của ông Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực khi xin rút khỏi danh sách Ủy viên Trung ương đảng cho thấy chính quyền CSVN chẳng coi dân ra gì. Ông Trực nói như sau: “Càng đi nhiều tôi càng thấy dân mình có nhiều bức xúc và cũng tốt quá. Hôm nọ, tôi có nói với Thủ tướng Phan Văn Khải là dân mình thật hiền. Vụ ung thư ở Thạch Sơn do doanh nghiệp nhà nước gây ra ô nhiễm. Thế mà chúng ta chỉ mới đưa các đoàn y tế xuống khám sức khỏe, cho ít thuốc và chữa trị bệnh ung thư không mất tiền thì bà con đã biết ơn, đã cho rằng nhà nước quan tâm lắm rồi. Thật ra người dân không đòi hỏi lắm đâu, họ chỉ cần nhà nước nhìn thấy những bức xúc của họ và quan tâm giải quyết vấn đề là họ đồng tình, họ chia sẻ ngay”.

Câu phát biểu của ông Mai Ái Trực là điều cần chúng ta suy nghĩ. Tại sao dân ta tiếp tục cam chịu những chuyện phi lý như vậy? Phải chăng họ thiếu thông tin nên thiếu hiểu biết và vì thế đã không nhìn ra quyền lợi của mình để đấu tranh và đòi hỏi. Phải chăng dân ta quá thụ động và chưa đấu tranh đủ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.