Dân oan từ nhiều tỉnh thành lại kéo về Sài Gòn biểu tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 27.7 kb

Dựa theo tài liệu này, Thanh Quang xin trình bày diễn tiến cuộc chống đối như sau.

Theo lời kể của một dân oan tham gia biểu tình, tên anh Út, thì lúc đó bà con dân oan từ 8 tỉnh thành – ở Long An, tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang và cả Bà Rịa-Vũng Tàu và Đà Lạt – đã kéo về Saigòn biểu tình rầm rộ, hướng tới Văn Phòng Quốc Hội 2 và Ủy ban TP.

Anh Út kể lại với phóng viên Pal talk: “Bây giờ bà con đang xuống đường biểu tình quá trời đông luôn, khoảng 5-6 trăm người.”

Vẫn theo lời anh Út thì đông đảo công an – chìm, nổi, cơ động…- bám sát, bao vây đòan biểu tình, với nhiều xe tải sẵn sàng chở người dân khiếu kiện trở lại địa phương của họ. Nhưng bà con nhất định không để bị chở về như lần biểu tình hồi tháng Sáu vừa rồi. Anh Út cho biết:

“Tình hinh bây giờ đang đi gần tới Ủy ban TP. Bây giờ bà con kéo băng-rôn dữ lắm, mà công an nó theo quá trời.

JPEG - 29.9 kb

Bị ở đó thì nó không cho ở. Nó đem lại cả chục chiếc xe loại năm mươi máy chỗ ngồi. Nó đem lại để chở bà con tỉnh nào về tỉnh nấy, mà dân không chịu về, dân bức xúc quá không chịu về; bây giờ đòi chiếu theo nghị định của chính phủ đưa ra để bồi thường cho dân thôi. Vì để vậy quá khổ dân. Bây giờ nhiều người không có nhà ở.”

Một phụ nữ dân oan nói thêm rằng: “Bây giờ các tỉnh dân đi đông dữ lắm. Có xe tới xúc dân về mà dân không về.”

Bây giờ cứ lâu lâu lại biểu tình, lâu lâu lại biểu tình về vấn đề đất đai. Còn hôm nay biểu tình thì đa số là dân Miền Tây; hôm trước thì là dân từ Lâm Đồng, Đà Lạt. Đòan đó họ khôn lắm, khi thấy người nước ngòai là họ tới liền. Hiện giờ người biểu tình vẫn đang còn ở Võ Thị Sáu.

Một cư dân Sài Gòn chứng kiến cuộc biểu tình Đòan người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ với nội dung bày tỏ bức xúc trước hành động tước đoạt đất đai của họ một cách bất công. Anh Út cho biết:

JPEG - 26.3 kb

“Băng rôn nội dung yêu cầu chính phủ cứu dân, bồi thường dân đất bây giờ giá đất, theo nghị định 97 điều 16, thì không quá 3 triệu/một mét, thì bây giờ mấy ổng phải đền 2 triệu, 2 triệu rưởi đi cũng được, nhưng mấy ổng chỉ đến có 82.500/một mét.

Dân không chịu, viết biểu ngữ là kêu chính phủ cứu dân – là đối với khu vực làm đường cao tốc. Còn đối với khu công nghiệp Tân Hương, thì viết “chính quyền Tiền Giang xài luât rừng đối với dân”. Bây giờ thu người ta có 50 triệu một công, mà bán lại một tỷ- 2 tỷ mấy gì đó.”

Phụ nữ dân oan vừa nói cho biết thêm: “Thì biểu ngữ “Thủ tướng ơi cứu dân”, với “mua rẻ như cám như bèo, bán như hột xòan, kim cương…”

Nhiều cư dân, và cả du khách nước ngòai, chứng kiến cảnh biểu tình này, khách tham quan nước ngòai quay phim thì bị công an ngăn chận, như một cư dân Saìgon chứng kiến cuộc biểu tình kể lại:

“Bây giờ cứ lâu lâu lại biểu tình, lâu lâu lại biểu tình về vấn đề đất đai. Còn hôm nay biểu tình thì đa số là dân Miền Tây; hôm trước thì là dân từ Lâm Đồng, Đà Lạt. Đòan đó họ khôn lắm, khi thấy người nước ngòai là họ tới liền. Hiện giờ người biểu tình vẫn đang còn ở Võ Thị Sáu.”

JPEG - 29.6 kb

Khi được hỏi về sự ủng hộ của dân chúng đang theo dõi cuộc chống đối này, thì phụ nữ dân oan nhận xét:

Hôm đầu tháng 10-01, dân oan từ nhiều tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số nơi khác lại kéo về Saigòn biểu tình đòi giới cầm quyền phải giải quyết vấn đề đất đai của họ đã bị tước đoạt một cách bất công. Hình của trannguyen chiviet.

“Dân ở đây người ta nói bà con khiếu kiện vì không được đền thoả đáng, nên họ làm như vậy mới vừa. Dân ở đây nói chính quyền đè đầu dân quá vậy mà nói dân chủ gì. Những người đi đường nghe cư dân ở đây nói vậy đó.”

Nhân dịp này, một dân oan khác, bà Lê Thị Nguyệt từ Tiền Giang, kể lại bức xúc của gia đình bà như sau:

“Ông Chủ tịch tỉnh Tiền Giang Nguyễn Hữu Trí chèn ép, tôi kéo biểu tình 2 năm rồi, mà không giải quyết được gì hết. Ở trên lầu tình đất ở, mà ở dưới đất gạch bông đó thì tính đất nông nghiệp, tính cho tụi tôi 70 ngàn/một mét.Trong khi đất ở đó 10 triệu/một mét, làm sao sống nỗi.”

JPEG - 27.4 kb

Và bà Nguyệt nói thêm: “Trong khi dân đi về hồi 19 tây tháng Sáu, chở tụi tôi về, giữa đêm ở Văn phòng Quốc Hội 2 bắt tụi tui về, liệng lên xe như con heo. Đứa bị dập tay, đứa bị bể đầu, liệng dân còn thua con chó nữa. Bây giờ đang tiếp tục tính làm như vậy nữa”

Khi được hỏi dân oan lần này định biểu tình cho tới bao giờ, phụ nữ dân oan quả quyết: “Ở chừng nào giải quyết ổn thoả mới về.”

Theo những người biểu tình thì mặc dù lúc đó công an trang bị súng ngắn, roi điện, dùi cui, nhưng lúc đó chỉ bao vây, cho xe tải túc trực để ra sức xúc dân về địa phương thôi, chứ chưa ra tay đàn áp những người khiếu kiện vì bất công này.

JPEG - 24.7 kb

JPEG - 25.5 kb

JPEG - 25.4 kb

JPEG - 24.7 kb

JPEG - 23.4 kb

JPEG - 30.7 kb

JPEG - 24.8 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.