Dân oan từ nhiều tỉnh thành lại kéo về Sài Gòn biểu tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 27.7 kb

Dựa theo tài liệu này, Thanh Quang xin trình bày diễn tiến cuộc chống đối như sau.

Theo lời kể của một dân oan tham gia biểu tình, tên anh Út, thì lúc đó bà con dân oan từ 8 tỉnh thành – ở Long An, tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang và cả Bà Rịa-Vũng Tàu và Đà Lạt – đã kéo về Saigòn biểu tình rầm rộ, hướng tới Văn Phòng Quốc Hội 2 và Ủy ban TP.

Anh Út kể lại với phóng viên Pal talk: “Bây giờ bà con đang xuống đường biểu tình quá trời đông luôn, khoảng 5-6 trăm người.”

Vẫn theo lời anh Út thì đông đảo công an – chìm, nổi, cơ động…- bám sát, bao vây đòan biểu tình, với nhiều xe tải sẵn sàng chở người dân khiếu kiện trở lại địa phương của họ. Nhưng bà con nhất định không để bị chở về như lần biểu tình hồi tháng Sáu vừa rồi. Anh Út cho biết:

“Tình hinh bây giờ đang đi gần tới Ủy ban TP. Bây giờ bà con kéo băng-rôn dữ lắm, mà công an nó theo quá trời.

JPEG - 29.9 kb

Bị ở đó thì nó không cho ở. Nó đem lại cả chục chiếc xe loại năm mươi máy chỗ ngồi. Nó đem lại để chở bà con tỉnh nào về tỉnh nấy, mà dân không chịu về, dân bức xúc quá không chịu về; bây giờ đòi chiếu theo nghị định của chính phủ đưa ra để bồi thường cho dân thôi. Vì để vậy quá khổ dân. Bây giờ nhiều người không có nhà ở.”

Một phụ nữ dân oan nói thêm rằng: “Bây giờ các tỉnh dân đi đông dữ lắm. Có xe tới xúc dân về mà dân không về.”

Bây giờ cứ lâu lâu lại biểu tình, lâu lâu lại biểu tình về vấn đề đất đai. Còn hôm nay biểu tình thì đa số là dân Miền Tây; hôm trước thì là dân từ Lâm Đồng, Đà Lạt. Đòan đó họ khôn lắm, khi thấy người nước ngòai là họ tới liền. Hiện giờ người biểu tình vẫn đang còn ở Võ Thị Sáu.

Một cư dân Sài Gòn chứng kiến cuộc biểu tình Đòan người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ với nội dung bày tỏ bức xúc trước hành động tước đoạt đất đai của họ một cách bất công. Anh Út cho biết:

JPEG - 26.3 kb

“Băng rôn nội dung yêu cầu chính phủ cứu dân, bồi thường dân đất bây giờ giá đất, theo nghị định 97 điều 16, thì không quá 3 triệu/một mét, thì bây giờ mấy ổng phải đền 2 triệu, 2 triệu rưởi đi cũng được, nhưng mấy ổng chỉ đến có 82.500/một mét.

Dân không chịu, viết biểu ngữ là kêu chính phủ cứu dân – là đối với khu vực làm đường cao tốc. Còn đối với khu công nghiệp Tân Hương, thì viết “chính quyền Tiền Giang xài luât rừng đối với dân”. Bây giờ thu người ta có 50 triệu một công, mà bán lại một tỷ- 2 tỷ mấy gì đó.”

Phụ nữ dân oan vừa nói cho biết thêm: “Thì biểu ngữ “Thủ tướng ơi cứu dân”, với “mua rẻ như cám như bèo, bán như hột xòan, kim cương…”

Nhiều cư dân, và cả du khách nước ngòai, chứng kiến cảnh biểu tình này, khách tham quan nước ngòai quay phim thì bị công an ngăn chận, như một cư dân Saìgon chứng kiến cuộc biểu tình kể lại:

“Bây giờ cứ lâu lâu lại biểu tình, lâu lâu lại biểu tình về vấn đề đất đai. Còn hôm nay biểu tình thì đa số là dân Miền Tây; hôm trước thì là dân từ Lâm Đồng, Đà Lạt. Đòan đó họ khôn lắm, khi thấy người nước ngòai là họ tới liền. Hiện giờ người biểu tình vẫn đang còn ở Võ Thị Sáu.”

JPEG - 29.6 kb

Khi được hỏi về sự ủng hộ của dân chúng đang theo dõi cuộc chống đối này, thì phụ nữ dân oan nhận xét:

Hôm đầu tháng 10-01, dân oan từ nhiều tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số nơi khác lại kéo về Saigòn biểu tình đòi giới cầm quyền phải giải quyết vấn đề đất đai của họ đã bị tước đoạt một cách bất công. Hình của trannguyen chiviet.

“Dân ở đây người ta nói bà con khiếu kiện vì không được đền thoả đáng, nên họ làm như vậy mới vừa. Dân ở đây nói chính quyền đè đầu dân quá vậy mà nói dân chủ gì. Những người đi đường nghe cư dân ở đây nói vậy đó.”

Nhân dịp này, một dân oan khác, bà Lê Thị Nguyệt từ Tiền Giang, kể lại bức xúc của gia đình bà như sau:

“Ông Chủ tịch tỉnh Tiền Giang Nguyễn Hữu Trí chèn ép, tôi kéo biểu tình 2 năm rồi, mà không giải quyết được gì hết. Ở trên lầu tình đất ở, mà ở dưới đất gạch bông đó thì tính đất nông nghiệp, tính cho tụi tôi 70 ngàn/một mét.Trong khi đất ở đó 10 triệu/một mét, làm sao sống nỗi.”

JPEG - 27.4 kb

Và bà Nguyệt nói thêm: “Trong khi dân đi về hồi 19 tây tháng Sáu, chở tụi tôi về, giữa đêm ở Văn phòng Quốc Hội 2 bắt tụi tui về, liệng lên xe như con heo. Đứa bị dập tay, đứa bị bể đầu, liệng dân còn thua con chó nữa. Bây giờ đang tiếp tục tính làm như vậy nữa”

Khi được hỏi dân oan lần này định biểu tình cho tới bao giờ, phụ nữ dân oan quả quyết: “Ở chừng nào giải quyết ổn thoả mới về.”

Theo những người biểu tình thì mặc dù lúc đó công an trang bị súng ngắn, roi điện, dùi cui, nhưng lúc đó chỉ bao vây, cho xe tải túc trực để ra sức xúc dân về địa phương thôi, chứ chưa ra tay đàn áp những người khiếu kiện vì bất công này.

JPEG - 24.7 kb

JPEG - 25.5 kb

JPEG - 25.4 kb

JPEG - 24.7 kb

JPEG - 23.4 kb

JPEG - 30.7 kb

JPEG - 24.8 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”