Dân phản đối phung phí bắn pháo hoa (2)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng nay thứ hai, 6/10/2014, mấy anh em chúng tôi lên UBND thành phố Hà Nội tại số 79 phố Đinh Tiên Hoàng gửi bản kiến nghị ngừng bắn pháo hoa với 982 người đồng ký tên. Xem bản Kiến nghị tại đây.

THƯ KIẾN NGHỊ GỬI UBND TP HÀ NỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Hiện nay kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, ngay tại Hà Nội vẫn còn những vùng nghèo đói, bị cách trở về giao thông, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm.

Trong khi những thành tích chính quyền thành phố đạt được không có gì đáng tự hào, nhà nước lại chuẩn bị tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm trên địa bàn thành phố để chào mừng 60 năm ngày tiếp quản thủ đô.

Việc tiến hành tổ chức kỉ niệm lãng phí như vậy sẽ gây phản cảm và bất bình trong dân chúng, gây mất ổn định xã hội, không tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp cho thủ đô và đất nước.

Là công dân Việt Nam, chúng tôi kiến nghị Chính phủ và Thành phố Hà Nội DỪNG VIỆC BẮN PHÁO HOA DỊP 10/10 NĂM NAY. Ngoài việc đóng thuế cho nhà nước, chúng tôi còn yêu cầu đồng tiền ngân sách phải được chi tiêu hợp lí và minh bạch.

Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2014
Những người kiến nghị ký tên:
Đào Thu Huệ, Giảng viên, ĐHQGHN
Nguyễn Xuân Diện, công dân Hà Nội

Người cảnh sát và nhân viên trực bảo vệ Ủy ban chỉ chỗ cho chúng tôi sang nộp đơn tại số 12 phố Lê Lai, sang đến 12 Lê Lai, người trực ở đó lại chỉ chúng tôi sang số 34 phố Lý Thái Tổ. Sang nơi tiếp dân 34 Lý Thái Tổ chỉ thấy phòng chờ nộp đơn có rất nhiều người dân ngồi đó đợi, ô cửa tiếp nhận đơn thư đóng kín với dòng chữ “Thời gian đăng ký từ 7h30 đến 8h15”. Vậy là muốn gửi đơn thư gì thì phải đến đăng ký trong khoảng thời gian đó. Có khoảng hai chục người dân đang ngồi đó, với hai ô cửa đóng dán kính phản chiếu không nhìn được vào bên trong. Không nhìn thấy người của cơ quan tiếp dân ở đó.

Chúng tôi quay ra cổng hỏi người trực bảo vệ, họ khuyên mang đơn ra bưu điện gửi. Phía ngoài cổng có khoảng 6 người đang bê hai thùng các-tông đựng khung kính và bằng khen, có cả hộp đựng con dấu trong đó. Những cán bộ của phòng Tiếp Dân đang chuẩn bị mang Bằng khen Người Tốt Việc Tốt đi phân phát về các địa phương. Một vị cán bộ cho biết năm nay chỉ có bằng khen không thôi, không kèm tiền thưởng hay hiện vật.

Chúng tôi tiếp tục ra Bưu điện Hà Nội để gửi bản kiện nghị. Bưu điện đã tiếp nhận văn bản gửi đến UBND thành phố Hà Nội và Văn phòng Chính phủ.

Vậy là bản kiến nghị của chúng ta đã được gửi đi. Chúng ta cùng chờ xem chính quyền có phản hồi gì không.

Trong thời gian này, thỉnh nguyện thư trên mạng vẫn tiếp tục nhận chữ ký. Ký tên tại địa chỉ: http://www.change.org/p/ubnd-tp-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-chxhcn-vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%ABng-vi%E1%BB%87c-b%E1%BA%AFn-ph%C3%A1o-hoa-d%E1%BB%8Bp-10-10-n%C4%83m-nay

Ai đồng ý với bản kiến nghị vẫn có thể ký tên cùng chúng tôi, vì đây là một cách để chúng ta thực hiện quyền công dân của mình bằng cách lên tiếng về hoạt động của chính quyền.

Đào Thu Huệ

Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Theo DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…