“Đảng Cộng Sản”: Một Nhãn Hiệu Hết Ăn Khách

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 64.1 kb

Được thành lập từ năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện đang trăn trở với bản chất và vai trò của nó qua những luận bàn về vấn đề thay đổi tên Đảng. Nhu cầu đổi tên này bắt nguồn từ nhận thức là nhãn hiệu cộng sản đã lỗi thời và không phù hợp với các vận động của các quan chức của Đảng nhằm kêu gọi giao thương và đầu tư ngoại quốc. Đây không phải chỉ là vấn đề danh từ mà còn là hình ảnh và cảm nhận mà Đảng Cộng Sản muốn có đối với quốc tế và cả ở trong nước.

Những tin tức về việc đổi tên Đảng đã xuất hiện vào đầu năm ngoái trong thời gian trước Đại Hội 10. Những bài vở trên các trang nhà của báo Nhà Nước có thể chỉ là những thăm dò dư luận, cũng như những ồn ào quanh vấn đề chống tham nhũng, chuyện đổi tên Đảng đã tắt ngúm sau Đại Hội và không thấy nhân vật nào lên tiếng cả.

Gần đây theo nguồn tin báo “Strait Times” tại Singapore và những trao đổi giữa giới “blogger” trong nước thì cán bộ Đảng đã được chỉ thị học tập về vấn đề đổi tên này. Nguồn tin từ Hà Nội còn cho biết có hai tên được cứu xét là “Đảng Lao Động” và “Đảng Dân Tộc”.

Cứ theo như tiến trình phức tạp mỗi khi lấy quyết định của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì hiện còn quá sớm để đoán biết câu chuyện này sẽ ngã ngũ ra sao. Tuy nhiên, dầu gì chăng nữa thì Đảng Cộng Sản đã thay đổi. Trong phần lớn quá trình, Đảng Cộng Sản Việt Nam nằm trong khuôn khổ một đảng Mác-Lê về tư tưởng cũng như tổ chức. Gần đây, tuy không chính thức công bố, Đảng đã vứt bỏ chủ nghĩa Mác. Lý do thứ nhất là để tồn tại và thứ nhì là để cán bộ đảng, nay đã chạy theo tư bản, có cơ hội làm giầu.

Tuy nhiên, khó khăn của lãnh đạo Đảng giờ phút này không phải chỉ là đi kiếm một cái bình mới cho rượu cũ, Điều 4 Hiến Pháp hiện nay đã tôn Đảng Cộng Sản lên ngôi vị “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, như vậy thì Hiến Pháp chắc phải được tu chính để thay thế tên Đảng Cộng Sản bằng tên mới của nó.

Nếu như Đảng Cộng Sản phải thay đổi rắc rối như vậy thì tên nước ra sao đây? Tên Đảng đã trở nên lỗi thời thì tên nước “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” cũng phải bị đào thải. Một câu hỏi rộng và khó trả lời hơn cho Đảng là: Làm sao có thể là một cộng hòa xã hội chủ nghĩa nếu không có đội ngũ tiền phong là Đảng Cộng Sản? Một giải pháp có thể nêu lên là trở lại danh xưng cũ của Miền Bắc trước năm 1975 là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”. Nhưng lại có một khó khăn còn lớn hơn đó là một nước “dân chủ cộng hoà” thực sự nghĩa là gì? Thí dụ như chế độ chính trị này có cần những cuộc bầu cử dân chủ hay không?

Ở mức độ căn bản hơn nữa thì làm sao cái đảng mới này có thể nào lại có cái quyền đương nhiên lãnh đạo quốc gia? Đảng Cộng Sản tuyên bố “lịch sử” đã cho họ trách nhiệm độc quyền lãnh đạo quốc gia, sự khẳng định này sẽ trở nên vô nghĩa hơn nữa nếu lời tuyên bố đó là do một đảng kế thừa của đảng Cộng Sản.

Đó là những thực tế mà các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đang tìm cách gỡ rối để ra thoát vì họ vừa muốn vứt bỏ một nhãn hiệu đã hết ăn khách vừa muốn tiếp tục nắm quyền lực. Căn bản của vấn đề là làm sao tiếp tục nắm quyền chứ không phải là những bàn thảo về tư tưởng trong nội bộ Đảng. Không có sự khác biệt giữa cấp tiến và bảo thủ nhưng chỉ là làm sao Đảng tiếp tục nắm quyền trong giai đoạn “hậu cộng sản”. Đây là chỉ dấu rằng Đảng đã cảm nhận thấy đe dọa từ phong trào dân chủ, tuy còn nhỏ bé nhưng đầy quyết tâm, sự đổi tên là biện pháp để tìm cách củng cố vị trí trước sự chống đối càng gia tăng của quần chúng.

Ở trong nước, nhãn hiệu cộng sản không còn sức thu hút người trẻ. Nếu như thế hệ lớn tuổi trước đây đã gia nhập Đảng vì lý tưởng, giới trẻ trí thức hiện nay vào Đảng chỉ để dễ thăng tiến. Với nhiều người trẻ khác, nhất là thành phần du học ngoại quốc, người ta ngại ngùng khi liên hệ tới Cộng Sản.

Hiện nay việc đổi tên của Đảng Cộng Sản là điều có thể nhưng còn quá sớm để chẩn đoán là sẽ xẩy ra hay không. Nhưng dầu cho đó là một Đảng Cộng Sản trên danh nghĩa hay một Đảng Phát Xít như trong thực tế hiện nay, thủ phạm đang đè nặng lên 85 triệu dân Việt Nam chính là nền độc tài độc đảng. Đảng Cộng Sản muốn tự đặt tên là gì là chuyện của họ, nhưng người dân Việt Nam phải có quyền tự chọn người lãnh đạo cho mình và quyền tham gia vào sinh hoạt chính trị quốc gia. Không có dân chủ thì Việt Nam sẽ không thể nào phát triển theo đúng tiềm năng của dân tộc.

Ông Hoàng Tứ Duy là một trong những lãnh đạo tại Hoa Kỳ của Đảng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ đang hoạt động không công khai tại Việt Nam.

Hoàng Tứ Duy

The Wall Street Journal
November 15, 2007

****

A Damaged Brand
November 15, 2007

Founded in 1930, the Vietnamese Communist Party is struggling with its identity — and role. Take the current debate over whether to change the party’s name. This rebranding exercise stems from a recognition that the communist label is anachronistic, and reflects poorly on officials who travel abroad to pitch trade and investment. And it’s not mere semantics — the party’s name says a lot about the party’s perception of itself and the image it wants to project at home and abroad.

Reports of a possible name change began floating early last year, prior to the 10th Party Congress. The articles, which appeared in Vietnamese-language, state-run Web sites, were probably meant as a trial balloon to gauge public opinion. Like the tough talk on corruption, discussion of the name change ceased right after the party conclave, with no further official action.

Recently, however, Singapore’s Straits Times and local Vietnamese bloggers have reported that party cadres have been instructed to study the issue further. Hanoi-based sources further suggest that two potential names under consideration are the “Labor Party” and “People’s Party.”

Owing to the party’s murky decision-making process it’s far too soon to say whether this speculation will become reality. But in many ways, the party has already practically embraced such a change. For most of its life, the Vietnamese Communist Party was of the Marxist-Leninist mold in terms of ideology and organization. Though not officially saying so, it has ditched Marxism in recent years. First for its own survival and then to enrich its members, this ostensibly Leninist party has started to embrace capitalism.

But the challenge for the communist leadership is more serious than finding a new bottle for the old wine. Article 4 of the current constitution enshrines the Communist Party as “the force leading the state and society.” So the constitution would probably have to be amended in the event of a name change, with references to “communist party” swapped with a successor name.

If the Party is going to go to that kind of trouble, then what about the name of the country itself? If “Communist Party of Vietnam” is out-dated, the country’s name — “Socialist Republic of Vietnam” — is just as much so. That raises a broader, more uncomfortable question for the party: What is the point of a socialist republic if there is no longer a communist party serving as its vanguard? One solution could be to revert to the former name of the North before 1975, the Democratic Republic of Vietnam. But that would raise even more difficult questions on what a “democratic republic” really means. For instance, should there be democratic elections in such a political regime?

At a more fundamental level, how can this new entity justify why it should have the automatic right to lead the country? The Communist Party says “history” has bestowed upon it the responsibility of monopoly power. This tenuous claim would appear even more absurd coming from a successor party to the communists.

That is an inconvenient truth that the leadership in Hanoi have tied themselves in knots to rationalize. By discarding a damaged brand, the party would like to renew its supposed mandate. Because the foremost goal is to maintain power, there is no ideological dimension to the internal debate. It is not a question of reformers versus conservatives, but rather how to prolong the party’s control in a post-communist era. In a sign that the party feels threatened by the small but determined democracy movement, a name change would also be an effort to institutionalize power in the face of growing domestic opposition.

Within Vietnam, the communist label no longer makes party membership attractive for young people. While an older generation may have enlisted out of idealism, many twenty-something professionals joining today do so to advance their careers. For many young Vietnamese, especially those who studied abroad, affiliation with communism is an embarrassment.

It’s too soon to say whether the name change will be approved, although it looks possible. Regardless of whether the ruling party in Vietnam is de jure communist or de facto fascist, however, the ultimate impediment for the country’s 85 million people is the one-party dictatorship. The Vietnamese Communist Party can call itself whatever it likes, but the Vietnamese people must have the right to choose the leaders of their country and participate in its political life. Without democracy, Vietnam will never develop to its potential.

Mr. Hoang is a U.S.-based leader of Viet Tan, a pro-democracy, unsanctioned political party active in Vietnam.

PDF - 138.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.