Đảng Cộng sản và ‘Quyền được chết’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

21.08.2013

«Quyền được chết» là một khái niệm luật học mới mẻ, chỉ rõ quyền được pháp luật công nhận cho công dân nước mình được tự do lựa chọn cái chết khi mắc bệnh hiểm nghèo chưa có cách chữa trị, muốn được chết để khỏi phải đau đớn kéo dài trong cơn tuyệt vọng.

Ở nước nào «Quyền được chết» cũng được tranh cãi quyết liệt, chia hẳn thành 2 phái, một phải ủng hộ, tán đồng, cho đó là quyền tự do thiêng liêng của mọi công dân, tư nguyện chấp nhận cái chết để thoát khỏi tình trạng đau khổ kéo dài, quá sức chịu đựng của bản thân, yêu cầu cơ quan y tế và người thân cùng giúp đỡ, hợp tác để thoát khỏi bế tắc, để thực hiện một cái chết an lạc. Theo chữ Hán, người Trung Quốc gọi đó là quyền «an tử». Theo tiếng Hy Lạp cổ, đó là quyền «euthanatos»; tiếng Anh là «euthanasia»; tiếng Pháp là «euthanasie» theo nghĩa từ điển là «cái chết không đau đớn». Tòa Thánh Vatican kiên quyết chống lại quyền này, viện cớ sống chết là do Thượng đế quyết định, thực hiện «euthanasia» là mang tội giết người.

Hiện nay các nước Hà Lan, Bỉ, Áo…đã chính thức thực hiện quyền «an tử». Ở Hoa Kỳ, mới có các bang Oregon và Texas thực hiện.

Các đảng Cộng sản có liên quan gì đến «quyền được chết»? Xin thưa rằng có.

Cũng như mọi sự vât trên đời, đảng CS có khởi đầu và có kết thúc.

Marx và Engels đã khai sinh ra đảng CS vào ngày 24 tháng 2 năm 1848 khi 2 ông công bố bản «Tuyên Ngôn của đảng CS». Thế kỷ 20 là thế kỷ cường thịnh nhất của các đảng CS trên toàn thế giới cũng như của các Đệ Nhất, Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc tế CS. Đến nay tuổi thọ của đảng CS đã được 165 năm. Thoái trào của phong trào CS bắt đầu từ những năm 50 của Thế kỷ 20, đột biến đi xuống từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vào cuối năm 1989, tan hoang từ sau khi đảng CS Liên Xô là đảng CS đầu đàn bị giải thể vào cuối năm 1991.

Trong Thế kỷ 20, có lúc đảng CS toàn thế giới họp được những cuộc họp lớn, bao gồm 68 đảng CS vào năm 1957, và 87 đảng vào năm 1960 tại Moscow. Nếu tính cả các nhóm CS theo Mao Trạch Đông hay theo Che Guevra ở châu Á, Mỹ la tinh, có lúc toàn thế giới có đến gần 200 đảng phái theo học thuyết Cộng sản.

Có thể nói đến nay chỉ còn lơ thơ vài đảng CS có thể đếm trên đầu ngón tay, lớn nhất là đảng CS Trung Quốc, rồi các đảng CS Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên. Hàng trăm đảng CS lớn mạnh trong thế kỷ trước ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ la tinh, châu Phi đã rã rời, ngừng hoạt động, nằm trong các nghĩa địa và bảo tàng. Nhiều đảng CS đã chết yên lặng bằng cách đổi tên. Nghị quyết 1481 của Quốc hội châu Âu đã đặt chủ nghĩa Cộng sản hiện thực ra ngoài vòng pháp luật, coi đó là tội ác chống nhân loại.

Các đảng CS oanh liệt một thời như đảng CS Anh, đảng CS Đức, đảng CS Áo, đảng CS Ý đã gần như hoàn toàn biến mất trên sân khấu chính trị. Đảng CS Pháp một thời oanh liệt, tự nhận là đảng số một của nước Pháp, từng tham gia chính phủ với chức phó thủ tướng, bộ trưởng, được trên 30% số phiếu bầu, nay ở vào số cuối bảng, chỉ được chưa đến 3 % phiếu, chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của chính mình. Nó còn sống, nhưng thoi thóp, đang thở hắt ra, đã thuộc về quá khứ.

Mới đây, nhân đại hội lần thứ 35 của đảng CS Pháp, một số đông hơn 300 giáo sư, trí thức, văn nghệ sỹ, uỷ viên Trung ương đảng, đại biểu Quốc hội có uy tín là đảng viên CS Pháp đã rủ nhau cùng một lúc ký tên, ra tuyên bố vĩnh biệt đảng CS để gia nhập tự do các đảng khác, với thái độ công khai minh bạch, sau khi nhận rõ chủ nghĩa CS không còn sức sống cả về lý luận và cả về thực tiễn. Họ tham gia khai tử đảng CS của mình, coi đó là việc làm có ý nghĩa tích cực, không có ích gì khi kéo dài thêm tuổi thọ của một học thuyết đã phá sản, của một đảng chính trị đang rơi tự do, bị nhân dân Pháp khước từ không tin cậy nữa.

Đây là một hệ quả của sự kiện có ý nghĩa lịch sử, tháng 6 năm 2007, giữa thủ đô Hoa Kỳ đã dựng lên Đài tưởng niệm hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực, một sai lầm khủng khiếp của Thế kỷ 20, qua đó tên tuổi của các nhà lãnh đạo CS nhúng tay vào tội ác được ghi rõ không khoan nhượng vì là sự thật hiển nhiên: từ Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông, đến Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Tito, Fidel Castro, Céauçescu, Honecke…Không có lãnh tụ CS nào mà tay không đẫm máu nhân dân nước họ cả.

Đảng CSVN có cùng chung số phận, chung vinh quang hão huyền giả tạo một thời, và chung mối ô nhục gây tội ác chống nhân loại cũng như chống nhân dân bản xứ, như tất cả các đảng Cộng sản khác, không có một ngoại lệ nào cả. Vì tất cả đều cùng chung một học thuyết đấu tranh giai cấp, cùng tôn sùng bạo lực hung hãn, đang cùng chung đà suy thoái tha hóa và tan vỡ không gì ngăn cản nổi, trừ phi thay đổi cả hệ thống chính trị từ độc đảng toàn trị sang dân chủ đa nguyên theo luật pháp.

Việc đổi tên đảng, đổi danh xưng của nước Việt Nam, lập đảng mới, đổi quốc kỳ của nước Việt Nam mới, và tìm một liều thuốc «an tử», giúp đảng CS một kiểu chết thanh thản, chết an lạc, giải thoát khỏi những năm dài bế tắc, lắm bệnh hiểm nghèo vô phương cứu chữa, chỉ ngày càng ô nhục thêm, có lẽ là rất cần thiết, nhân đạo, có ích cho đất nước và nhân dân vậy.

Cũng vì vậy, ý kiến về từ bỏ đảng CS, thoát đảng, lập đảng mới của một số trí thức am hiểu thời thế như luật gia Lê Hiếu Đằng, nhà báo Hồ Ngọc Nhuận được sự quan tâm bàn luận ngày càng sôi nổi của người Việt trong và ngoài nước.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.