Đảng Nên Hóa Thân Vào Nhà Nước?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 6.7 kb
Nguyễn Văn An

’Đảng Nên Hóa Thân Vào Nhà Nước’ là nhóm từ mà ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội Cộng sản Việt Nam khóa XI đã đề nghị nhằm giải quyết tình trạng song trùng giữa hai bộ máy đảng và nhà nước mà Hà Nội đã cố giải quyết từ năm 1999 cho đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Đề nghị của ông An được loan tải trên tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 4 tháng 6, một tháng trước khi Trung ương đảng khóa X nhóm họp lần thứ năm từ ngày 5 đến 14 tháng 7 vừa qua tại Hà Nội. Ông Nguyễn Văn An cho rằng, để chấm dứt tình trạng song trùng giữa hai bộ máy đảng và nhà nước, đảng Cộng sản Việt Nam nên trực tiếp chỉ huy bộ máy đảng và nhà nước, không cần phải phân chia làm nhiều bộ phận, với nhiều người phụ trách; mà cuối cùng thì lại quy vào bộ máy đảng chịu trách nhiệm từ việc bổ nhiệm nhân sự, thăng thưởng đến việc khai trừ. Chính lối tổ chức này đã là nguyên nhân tạo ra tình trạng tham ô lan tràn và không một ai có trách nhiệm theo dõi.

Cụ thể ra ông Nguyễn Văn An đề nghị rằng Tổng Bí Thư nên nắm luôn vai trò Chủ tịch nước, tức Nông Đức Mạnh thay ông Nguyễn Minh Triết vừa làm Tổng Bí Thư, vừa làm Chủ tịch nước. Các Bí Thư Thành hay Tỉnh Ủy ra nắm luôn ghế chủ tịch Ủy ban nhân dân liên hệ. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn An còn cho là để tránh tình trạng đề cử nhân sự một cách tréo cẳng ngỗng, phải chấm dứt vai trò sắp xếp nhân sự của ban tổ chức Trung ương đảng mà giao việc này cho các Thủ trưởng đứng đầu mỗi cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tìm nhân sự phù hợp làm phụ tá cho mình. Ví dụ việc đề cử các Bộ trưởng, Thứ trưởng lãnh đạo các bộ phải do Thủ tướng chỉ định, chấm dứt sự đề cử từ ban tổ chức trung ương đảng.

Những đề nghị của ông Nguyễn Văn An không có gì là mới. Vào năm 1999, chính Lê Khả Phiêu đã vận động để kiêm hai trách vụ Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước; nhưng thất bại vì phe Đỗ Mười và Lê Đức Anh tấn công dữ dội. Điểm mới của ông Nguyễn Văn An nếu có là đề nghị chấm dứt vai trò đề bạt nhân sự trong bộ máy chính phủ hay nhà nước của ban tổ chức trung ương đảng. Nếu áp dụng điều mà ông Nguyễn Văn An đề nghị thì sẽ giảm đi phần nào sự chi phối của đảng vào vấn đề tuyển chọn nhân sự ở bộ máy nhà nước, tránh đi tình trạng một cổ hai tròng như hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế, đề nghị của ông Nguyễn Văn An khó thi hành vì hai lý do sau đây:

Một là đảng Cộng sản Việt Nam muốn chính họ kiểm soát chặt chẽ guồng máy nhà nước do chính họ tuyển chọn và đề cử nhân sự phụ trách. Mặc dù những người làm việc trong bộ máy nhà nước như các bộ, các cơ quan ngang bộ, các xí nghiệp đều là những đảng viên đảng Cộng sản; nhưng nếu ban tổ chức của đảng không còn giữ vai trò tuyển chọn, đề bạt nhân sự mà lại giao cho các bộ phận hành chánh chuyên môn đảm trách thì vai trò cầm chịch của đảng trong các bộ máy nhà nước sẽ bị suy yếu và dẫn đến tình trạng ’trên bảo dưới không nghe’.

Hai là đảng Cộng sản Việt Nam được cấu thành bởi nhiều phe nhóm quyền lực. Mỗi phe kiểm soát và khống chế theo từng lãnh vực mà họ đã có những quá trình nuôi dưỡng theo kiểu ’vương quốc riêng’; nay xóa bỏ sự chỉ huy của đảng trong việc sắp đặt các nhân sự trong bộ máy nhà nước, tức là cắt bỏ những vòi bạch tuột đang bám vào những cơ chế hành chánh này. Sự sát nhập hai bộ máy đảng và nhà nước làm một để tránh hiện tượng song trùng; nhưng điều này đã làm giảm đi quyền lực cho phối giữa các phe nhóm. Ngay như việc cắt giảm từ 26 bộ và cơ quan ngang bộ xuống còn 15 bộ trong guồng máy chính phủ để hữu hiệu hóa vấn đề quản lý và điều hành nhưng cũng đã bị các phe nhóm chống đối kịch liệt, huống hồ chi bãi bỏ việc sắp xếp nhân sự của đảng trong các bộ máy hành chánh.

JPEG - 42.8 kb
Nông Đức Mạnh

Khúc mắc của vấn đề không phải là những đề nghị của ông Nguyễn Văn An nêu trên hay vấn đề phân định lằn ranh lãnh đạo giữa bộ máy đảng và nhà nước mà đảng Cộng sản Việt Nam lập đi lập lại trong các kỳ họp, mà chính là bản chất gia trưởng của bộ máy đảng đã tồn tại trong hơn 7 thập niên vừa qua. Nói cách khác, xã hội Việt Nam ngày hôm nay đã thay đổi mọi mặt trong một thế giới phát triển đa dạng; nhưng đảng Cộng sản Việt Nam thì vẫn đứng nguyên ở vị trí thống trị của thời phong kiến, họ muốn độc quyền lãnh đạo và đứng trên tất cả; nhưng khả năng thì lại không theo kịp các thay đổi của xã hội và thế giới bên ngoài. Rốt cuộc là họ cố bám giữ mớ lý thuyết giáo điều như là lô cốt che giấu sự bất lực và yếu kém của mình để từ chối tất cả mọi sự cải tổ theo chiều hướng dân chủ hóa đất nước. Do đó, đề nghị ’đảng nên hóa thân vào nhà nước’ của ông Nguyễn Văn An không có gì là sai trật vì trong xứ sở tự do, đảng được dân chúng bầu lên thì họ ra nắm quyền cai trị và hết nhiệm kỳ thì đi xuống. Đằng này, đảng Cộng sản Việt Nam lên cầm quyền không do dân bầu. Họ nắm quyền là nhờ vào khả năng cướp chính quyền bằng sự gian xảo nên đã cố giữ chặt quyền lực trong tay giữa họ với nhau.

JPEG - 70.1 kb

Trong thời toàn trị và nhất là trong giai đoạn dọ dẫm thực hiện chính sách đổi mới trong hai mươi năm vừa qua (1986-2006), sự song trùng giữa hai bộ máy đảng và nhà nước, tuy đã sản sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực cho chế độ Hà Nội; nhưng chưa phải là vấn đề sinh tử vì các phe vẫn còn dựa vào nhau để thủ lợi. Ngày hôm nay, sau khi gia nhập WTO và sau khi cho mở rộng quyền kinh doanh đến các thành phần kinh tế, một giai cấp tư bản đỏ xuất hiện, dùng chính tiền bạc bòn rút được, khuynh loát ngược lại bộ máy đảng và nhà nước để trục lợi. Do đó nếu đảng Cộng sản không cầm chịch vấn đề đề bạt nhân sự mà giao cho các thủ trưởng của mỗi cơ quan phụ trách thì đảng sẽ bị thành phần tư bản đỏ nuốt trửng. Nhìn như vậy ta mới thấy những bàn cãi về cách giải quyết tình trạng song trùng giữa hai bộ phận đảng và nhà nước của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ là những giải quyết ở ngọn. Muốn thật sự giải quyết vấn đề, đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành ba bước cải tổ: 1/ Phải tôn trọng sự độc lập thật sự giữa ba ngành hành pháp, tư pháp và lập pháp. Tức là đảng Cộng sản phải từ bỏ vai trò độc quyền lãnh đạo đất nước hiện nay; 2/ Chấp nhận sự hoạt động của các lực lượng đối kháng trong một bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên; 3/Tổ chức tổng tuyển cử tự do để toàn dân Việt Nam chọn lựa những đảng phái, lực lượng mà người dân tín nhiệm ra lãnh đạo quốc gia. Đây mới là lộ đồ đích thực để ’đảng hóa thân vào nhà nước’ lãnh đạo quốc gia trong sự ủy nhiệm minh bạch của toàn dân.

Trung Điền
July 19 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.