Đảng Việt Tân Vận Động Cho Nhân Quyền Việt Nam Tại Na Uy

Việt Tân

Nhằm vận động dư luận quốc tế quan tâm hơn đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, một phái đoàn Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã đến Na Uy để tiếp xúc với chính giới cũng như những tổ chức nhân quyền tại đây, từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 2008.

Phái đoàn gồm có ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân đến từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong đến từ Úc, bà Nguyễn thị Thanh Vân tức ký giả Thanh Thảo đến từ Pháp, và ông Nguyễn Đức Thuận từ Na Uy.

Ngày 22/4 phái đoàn đã được Tố chức nhân quyền RAFTO tiếp đón tại trụ sở ở Bergen vào lúc 17giờ. Trong dịp này hai bên đã trao đổi về tình trạng nhân quyền và đời sống của người dân tại Việt Nam. Ông Arne Liljedahl Lynngard, chủ tịch RAFTO Foundation, đặc biệt quan tâm đến các cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện và đời sống của công nhân Việt Nam trong các hãng xưởng có vốn đầu tư ngoại quốc.

Bà Therese Jebsen, giám đốc RAFTO House, đã trao đổi cùng phái đoàn về tình trạng sinh hoạt của những nhà dân chủ tại Việt Nam, điển hình là qua trường hợp cụ thể của bà Nguyễn thị Thanh Vân đã bị chính quyền CSVN giam giữ 25 ngày chỉ vì quảng bá tài liệu đấu tranh bất bạo động. Phái đoàn Việt Tân đã đề nghị các cơ quan nhân quyền và chính giới các nước trên thế giới hãy quan tâm đặc biệt để bảo vệ những công dân Việt Nam đang nỗ lực đấu tranh cho dân chủ vì họ không được một cơ chế nào bảo vệ khi họ bị chính quyền CSVN thẳng tay đàn áp, và tiếp tục can thiệp để chính quyền CSVN trả tự do cho các ông Nguyễn Quốc Quân, Somsak Khumni, Nguyễn Thế Vũ và các nhà dân chủ thuộc nhiều tổ chức và đảng phái khác.

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Đức Thuận, Bs.Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Bà Therese Jebsen, Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Ông Đỗ Hoàng Điềm, Ông Arne Lynngaard.

Cuộc tiếp xúc chấm dứt vào lúc 19 giờ 30 sau khi phái đoàn chụp hình lưu niệm trước tòa nhà RAFTO.

Bước sang ngày 23 tháng 4, vào lúc 10 giờ sáng, thành phần lãnh đạo của tổ chức Oslo Peace Center đã gặp gỡ phái đoàn để thảo luận về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Tổ chức Oslo Peace Center do cựu thủ tướng Nauy Kjell Magne Bondevik thành lập năm 2006 với mục tiêu cổ võ cho hòa bình và nhân quyền trên thế giới.

Đại diện Oslo Peace Center (Từ trái qua phải) bà Hilde Salvesen, Ông Einar Stensnaes và Cựu Thủ Tướng Kjell Bundevik.

Sau đó, phái đoàn đã được ông Fabian Stang, thị trưởng thủ đô Oslo, đón tiếp tại tòa đô chính vào lúc 12 giờ trưa. Phái đoàn đã đi tham quan tòa đô chính và được trình bầy về lịch sử của tòa nhà cổ kính này, nơi lễ trao giải Nobel Hòa Bình được tổ chức hằng năm.

Chụp hình lưu niệm với Ông Fabian Stang, Thị Trưởng thủ đô Oslo.

Vào lúc 13 giờ 30, phái đoàn Việt Tân đã tiếp xúc với Ủy Ban Ngoại Giao của Quốc Hội Na Uy, với sự hiện diện các dân biểu của đảng Lao Động (Labor) và Trung đảng (Centre) thuộc liên minh cầm quyền, đảng Cánh Tả (Liberal), đảng Cấp Tiến (Progressive) và đảng Hữu Khuynh (Conservative). Trong phần trình bày của mình, ông Đỗ Hoàng Điềm đã tóm lược về hiện trạng tại Việt Nam trong các lãnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Ông cho rằng sự đối thoại của các nước phát triển như Na Uy về nhân quyền với chính quyền CSVN sẽ hữu hiệu hơn nếu có những biện pháp khuyến cáo, hoặc cắt giảm viện trợ, đầu tư nếu chính quyền Việt Nam không thực hiện những cam kết về nhân quyền.

Được biết Ủy Ban Ngoại Giao của Quốc Hội Na Uy đã tận dụng mọi cuộc tiếp xúc để khuyến cáo CSVN về tình trạng đàn áp nhân quyền trong một năm vừa qua. Một trong những kết quả cụ thể gần đây nhất là sự can thiệp mạnh mẽ của chính giới Na Uy đã khiến cho chính quyền CSVN đã phải trả tự do cho ông Nguyễn Viết Trung, một công dân Việt Nam, bị bắt cùng lúc với bà Thanh Vân vào tháng 11/2007 khi tham gia công tác tán phát truyền đơn đấu tranh bất bạo động.

Cuộc tiếp xúc chấm dứt vào lúc 14 giờ 30. Vào ngày thứ Năm 24 tháng 4, phái đoàn đại diện đảng Việt Tân sẽ có cuộc tiếp xúc chính thức tại quốc hội Na Uy, và sau đó gặp gỡ đại diện đảng Lao Động tại trụ sở của họ. Sau cùng, phái đoàn sẽ tiếp xúc đại diện Bộ Ngoại Giao Na Uy vào ngày thứ sáu, và tham dự lễ khai mạc đại hội đảng Hữu Khuynh vào ngày thứ bẩy trước khi rời khỏi Na Uy.