Đất nước đi về đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam có thói quen quái lạ, sản phẩm nào tốt thì đóng gói xuất khẩu, sản phẩm nào lỗi hay khuyết tật thì để lại trong nước tiêu thụ. Té ra đất nước này cứ mãi tiêu thụ phế phẩm của mình. Thật sự đây là một tập tục nên bỏ, tập tục làm tôi mọi cho dân tộc khác.

Nai lưng ra làm để cung phụng thế giới bên ngoài, biến nền kinh tế đất nước sống nhờ xuất khẩu. Nếu người ta gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thì kinh tế điêu đứng. Cuối cùng, nước ngoài họ vừa xài đồ ngon của ta mà họ lại còn nắm lấy số mệnh kinh tế đất nước ta.

Theo dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 này có thể đạt 200 tỷ USD, tức gần 100% GDP. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Đức là 34% GDP. Còn Mỹ chưa tới 10% GDP. Rõ ràng kinh tế Việt Nam đang sống tầm gởi, số phận nằm trong tay các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam.

Nếu nước ngoài mà tẩy chay, hay cô lập kinh tế Việt Nam thì sao? Thì chết chắc. Còn nếu bên ngoài có biến động thì sức khỏe nền kinh tế Việt Nam lập tức chao đảo theo. Đấy là điều rất đáng lo ngại. Đã cung phụng người ta mà người ta lại nắm quyền sinh quyền sát trên số phận của mình, thì đấy là chính sách phát triển đất nước rất thiếu khôn ngoan. Cần phải thoát ra tình trạng này mới có phát triển bền vững.

Sự lo lắng về kinh tế một, sự lo lắng về con người đến mười. Vì sao? Vì nó dự báo một tương lai vô cùng ảm đạm cho Việt Nam. Nơi trồng người của đất nước này giờ đây chỉ toàn là những con người yếu kém vào đấy. Thi vào sư phạm có 3đ/môn mà cũng đậu thì những con người đó có năng lực gì? Đó là thành phần học rất kém mà sau này trở thành thầy thành cô thì thế hệ mai sau của đất nước này sẽ ra sao?

Giáo dục Việt Nam vốn bị chính sách nhà nước phá nát như trâu bò giày xéo ruộng lúa, vậy mà thêm chất lượng giáo viên cực thấp thì làm sao? Rồi tình trạng tị nạn giáo dục lại bùng phát mạnh hơn, kéo theo đó là chất xám ra đi. Nền giáo dục vốn đã yếu kém, người giỏi hiếm. Nhưng rồi những người giỏi hiếm hoi cũng sẽ tìm cách “xuất khẩu” để phục vụ xứ người.

Giáo dục Việt Nam chưa có thời nào nó bệ rạc như thời này. Kẻ có tiền thì móc hầu bao để đưa con cái trốn chạy khỏi nền giáo dục này bằng con đường du học tự túc. Kẻ học giỏi thì lo săn học bổng quyết ra đi để thoát khỏi ách giáo dục XHCN. Kẻ chưa đi được trong lúc học thì tìm cách nhập cư Úc, Canada theo diện có tay nghề.

Việt Nam còn lại gì? Chẳng còn gì cả, vì hàng hoá tốt cũng làm cho thiên hạ hưởng, chất xám tốt cũng tìm đường mà đi. Kinh tế đất nước thì không vững vàng phải nương tựa hết vào bên ngoài. Trong dân, thì cứ ai đạt triệu phú đô cũng tính chuyện đầu tư thẻ xanh. Nhìn lại Việt Nam như một cái hầm mỏ, mạnh ai nấy khai thác rồi mang đi, bỏ lại đó chỉ là sự hoang tàn và xơ xác.

Đất nước mang danh có chủ nhưng cứ tựa như vô chủ. Bên ngoài giặc chiếm lấy chủ quyền chỉ bằng một lời dọa nạt, chẳng khác nào lấy không. Bên trong lòng dân tộc, kẻ thì tháo chạy lúc trẻ, kẻ thì tháo chạy lúc thành đạt. Trên thượng tầng chính trị, nhóm cầm quyền chỉ lo đóng cửa thuốc nhau đến chết. Đất nước rồi chẳng biết trôi về đâu.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.