Đầu Tư Tại Việt Nam Đang Suy Giảm?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những tháng vừa qua con số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm xuống một cách thấy rõ. Hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là thủ tục đăng ký kinh doanh quá rườm rà, rắc rối và nguồn nhân lực lao động tại Việt Nam đang mất dần lợi thế.

Theo báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2006 của công ty Tài chánh Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) thì tại Canada hay Australia, một nhà đầu tư chỉ mất 3 ngày làm thủ tục để thành lập công ty kinh doanh thì tại Việt Nam thủ tục này phải kéo dài trong một thời gian dài gần 50 ngày, trải qua 3 thủ tục chính và 6 thủ tục phụ đi kèm. Ba thủ tục kéo dài thời gian nhất là cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế và hóa đơn. Ở một số tỉnh phía Bắc, công ty đầu tư phải đi lại ít nhất 13 lần đến ba cơ quan mới có thể hoàn tất được thủ tục đăng ký kinh doanh. Nhìn chung thủ tục thành lập công ty ở Việt Nam rất phức tạp và tốn kém cả thời gian lẫn chi phí thủ tục (chưa kể tiền phải hối lộ cho quan chức). Ở cấp tỉnh ba cơ quan nhà nước phụ trách những thủ tục này là sở thuế vụ, cục thuế vụ và công an mà ba cơ quan này không ăn khớp với nhau trong việc phối hợp thông tin. Hệ quả là công ty đầu tư phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ và phải cung cấp nhiều thông tin lặp lại cho các cơ quan khác nhau. Công ty đầu tư không thể thực hiện nhiều thủ tục cùng một lúc mà phải thực hiện hết thủ tục này mới được làm thủ tục khác. Ví dụ phải chờ có giấy chứng đăng ký kinh doanh rồi mới được đi khắc dấu. Có mã số thuế rồi mới được đi mua hóa đơn…

Hiện nay các công ty muốn đăng ký kinh doanh phải dến sở đăng ký kinh doanh tìm hiểu, muốn khắc dấu phải đến cơ quan công an tìm hiểu, muốn đăng ký mã số thuế phải đến cơ quan thuế tìm hiểu. Chỉ nội cái vụ tìm hiểu này cũng đủ nhiêu khê cho các nhà đầu tư. Trước đây ông Phan Văn Khải đi đâu cũng hứa chỉ có một cửa cho việc nộp đơn xin đăng ký kinh doanh. Rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội hứa cuội, biểu hiện tình trạng ’trên bảo dưới không nghe’.

Ngoài vấn đề thủ tục ra, còn thêm một trở ngại khác mà JETRO (tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản) còn nêu ra như sau : Trong các nước ASEAN, Việt Nam ‘‘dẫn đầu’’ về tình trạng thiếu đội ngũ quản lý và lao động cao cấp. Không chỉ vậy, thị trường lao động Việt Nam còn được đánh giá là thiếu kỹ sư, công nhân có tay nghề cao và thạo ngoại ngữ. Trong 100 công ty Nhật tại Việt Nam có đến 50 công ty gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ ở các địa bàn quanh Sài Gòn, Thủ Đức và một phần ở Hà Nội. Thực tế không ít công ty Nhật tại Việt Nam phải nhắm mắt đưa các công nhân với vốn ngoại ngữ ít ỏi và trình độ học vấn “Tú Tài” lên vị trí lãnh đạo công ty vì chẳng tìm đâu ra người có trình độ cao hơn. 59 công ty thấy khó có thể tìm được người quản lý trung gian phù hợp.

Về đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin (I T), Việt Nam có thuận lợi về chi phí nhân công nhưng nhìn chung lại thiếu trình độ kỹ thuật và ngoại ngữ. Mặc dù nguồn nhân công dồi dào và lương thấp đang tạm thời bù đắp những khiếm khuyết đó, nhưng về lâu về dài lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh lao động ở các nước kế cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Thủ tục rườm rà, phức tạp, tình trạng lao động thiếu khả năng chuyên môn và yếu kém ngoại ngữ đó là chưa kể đến việc “Luật vua thua lệ làng” và nạn tham nhũng, hối lộ từ trung ương đến địa phương đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không còn thiết tha muốn vào đầu tư tại Việt Nam chính vì thế mà trong những tháng gần đây số lượng đầu tư của những công ty nước ngoài trụt hẳn. Trước đây mỗi khi ông Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Khải đến Nhật đều ghé đến hội quán Keidanren, tức là văn phòng Trung ương của Liên đoàn kinh tế Nhật, để mời gọi doanh nhân Nhật vào Việt Nam đầu tư. Cả ông Kiệt lẫn ông Khải đã hứa tạo điều kiện dễ dàng ít nhất là về mặt thủ tục giấy tờ cho doanh nhân Nhật nào muốn vào Việt Nam đầu tư. Qua các báo cáo mới đây nhất của công ty Tài chánh Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) như vừa trình bày ở trên cho thấy ông Kiệt hay ông Khải đều hứa cuội, chẳng còn ai tin nữa. Có lẽ vì vậy mà trong chương trình đến Nhật của ông Thủ tướng công an Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 10 sắp tới đây không dám đến hội quán Keidanren để mời gọi doanh nhân Nhật vào Việt Nam đầu tư nữa vì chẳng ai tin.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.