DB Hayes yêu cầu Úc đưa trường hợp tù nhân lương tâm vào Đối thoại Nhân quyền Úc-Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một lá thư gởi Ngoại Trưởng Julie Bishop đề ngày 13/7/2015, Dân biểu Úc Chris Hayes đã yêu cầu bà Bishop đưa vấn đề nhân quyền nói chung và các tù nhân lương tâm nói riêng vào cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc-Việt sắp tới. Sau đây là nguyên văn lá thư.
BBT – Web Việt Tân


Ngày 13 tháng 7, 2015

Kính gởi Ngoại Trưởng Julie Bishop
PO Box 6022
Hạ Viện
Quốc Hội Úc
CANBERRA ACT 2600

Thưa Bà Ngoại Trưởng,

Tôi viết lá thư này nhân đợt Đối thoại Nhân quyền Úc-Việt lần thứ 12 dự định diễn ra tại Canberra trong năm nay. Cuộc đối thoại này là một cơ hội vô cùng quan trọng để chính quyền Úc nêu những quan tâm cấp bách liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam, nhất là về việc tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.

Mặc dù Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị từ năm 1982 và gần đây là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục bóp nghẹt có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, tụ họp và lập hội trong nước.

Các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và các vị lãnh đạo tôn giáo bị theo dõi gắt gao và phải hứng chịu những sự đe doạ, sách nhiễu và tù tội vì quan điểm của họ.

Trong khi chính quyền Úc tích cực lên tiếng và theo dõi những vấn đề này qua Đại sứ quán tại Hà Nội và Lãnh sự quán tại Sài Gòn, tuy nhiên, hồ sơ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn ở mức báo động.

Chúng tôi xin đặc biệt nhắc đến các trường hợp sau đây:

Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Nguyễn Đặng Minh Mẫn

Bị bắt ngày 30 tháng 7 năm 2011 cùng với 12 người Công giáo khác khi họ tham gia vào việc kêu gọi sự hỗ trợ và giúp các học sinh nghèo được đi học. Nhóm này bị giam giữ gần 2 năm với những cáo buộc thiếu cụ thể trước khi bị kết án theo Điều 79 Bộ luật hình sự về “âm mưu lật đổ chính quyền” vào tháng Giêng năm 2013. Thật ra, đây là đợt đầu tiên trong một loạt bắt bớ các nhà hoạt động trẻ.

Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã kết án nhóm này từ 3 – 13 năm tù, trong đó Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa bị án nặng nhất với 13 năm tù giam. Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị tuyên án 8 năm tù giam và hai năm quản chế.

Vụ án này đã được quốc tế chú ý đặc biệt, trong đó có Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về những bản án mơ hồ và những án tù dài vô lý.

Tôi được biết những tù nhân lương tâm này đã bị đàn áp trong lao tù và bị giam trong trong hoàn cảnh tồi tệ.

Linh mục Tađêo Nguyễn Văn Lý

Vì tham gia phong trào dân chủ, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị kết án 15 năm tù giam.

Vào ngày 30 tháng 3 năm 2007, ông đã bị bắt và kết án theo Điều 88 Bộ luật hình sự “tuyên truyền chống nhà nước” vì đã ủng hộ Khối 8406, một tổ chức cổ võ dân chủ.

Trong lúc thụ án tù, ông bị đột quỵ nhiều lần và vì vậy đã bị tê liệt ở một cánh tay và chân. Ông được thả vì lý do sức khỏe năm 2010 nhưng đã bị bắt giam trở lại vào năm 2011 để thụ án 8 năm còn lại của bản án.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã công nhận Linh mục Lý là tù nhân lương tâm vì ông tiếp tục bị giam cầm và vì những nỗ lực tranh đấu ôn hòa không ngừng nghỉ cho tự do tôn giáo.

Tôi được biết sức khỏe của Linh mục Lý ngày càng yếu vì không được chữa trị và chăm sóc sức khỏe.

Tạ Phong Tần

Cô Tần là một blogger viết nhiều bài blog về vi phạm nhân quyền và tham nhũng trong giới công an tại Việt Nam. Vì những bài mang tính chỉ trích chính quyền, cô Tần đã bị bắt và kết án vào năm 2011 theo Điều 88 Bộ luật hình sự về “tuyên truyền chống nhà nước”.

Kể từ khi bị bắt giam, cô đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi đối với cô và các tù nhân chính trị khác. Hiện cô đang bị biệt giam và tôi được biết cô bị giam trong hoàn cảnh tồi tệ và bị ngược đãi.

Mẹ của cô Tạ Phong Tần đã qua đời sau khi châm lửa tự thiêu vào năm 2012 trong sự tuyệt vọng về cách con gái mình bị đối xử.

Ngày 8 tháng 6 năm nay, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã ra một thông cáo kêu gọi thả cô Tạ Phong Tần ngay lập tức.

Nguyễn Viết Dũng

Vào tháng 4 năm nay, ông Nguyễn tham gia biểu tình ôn hòa cùng với hàng trăm người Hà Nội để phản đối quyết định của chính quyền về việc chặt cây xanh trăm tuổi. Ông đã bị bắt ngay lập tức vì đã mang quân phục Việt Nam Cộng Hòa.

Cảnh sát đã cáo buộc ông “gây rối trật tự công cộng” và kết án ông theo Điều 245 Bộ luật hình sự.

Tiếp theo việc bắt giam ông Nguyễn, cảnh sát đã tiến hành một cuộc lùng soát nhà và tịch thu nhiều thứ liên hệ đến thời Việt Nam Cộng Hòa.

Ông vẫn tiếp tục bị giam giữ mà chưa có ngày xử.

Việt Khang

Còn được biết dưới tên Võ Minh Trí, là một nhạc sĩ, ca sĩ và là một sáng lập viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước.

Việt Khang đã phát hành hai bài hát yêu nước mang tên “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu” kêu gọi người dân đứng lên phản đối nhà cầm quyền đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông bị bắt vào ngày 23 tháng 12 năm 2011 và bị giam cầm không qua xét xử. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2012, Việt Khang đã bị kết án tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật hình sự và bị tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng

Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị giam cầm kể từ năm 2010 vì đã phát tán truyền đơn và giúp tổ chức cuộc đình công của 10.000 công nhân tại nhà máy giày Mỹ Phong ở tỉnh Trà Vinh.

Hai ông đã bị kết án cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh theo Điều 79 “tuyên truyền chống nhà nước”. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị kết án 9 năm tù giam và Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù giam.

Việc Đỗ Thị Minh Hạnh được thả vào ngày 27 tháng 6 năm 2014 là một bước chưa từng xảy ra của nhà cầm quyền. Tuy lý do chính xác về vụ thả không được công bố, nhưng cộng đồng thế giới đang nỗ lực thúc đẩy để Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng được thả, vì hai ông cũng như Đỗ Thị Minh Hạnh đã không vi phạm điều gì ngoài việc lên tiếng ôn hòa cho các công nhân.

Những trường hợp vừa nêu chỉ là một vài trường hợp nổi bật được cộng đồng của chúng tôi quan tâm, tuy nhiên nó thể hiện mức độ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Là người Úc, chúng ta tin vào việc bảo vệ và cổ võ nhân quyền cho từng cá nhân là tối quan trọng trong nỗ lực đạt được hòa bình, an ninh, tự do và phẩm giá lâu bền cho tất cả mọi người. Là người Úc, chúng ta tôn trọng và xem nhân quyền như hình ảnh phản chiếu của các giá trị quốc gia mà trong đó sự tự do và quyền tự do của một cá nhân được tôn trọng.

Vì vậy, với vai trò của Úc đi đầu trong việc cổ xúy cho nhân quyền trong vùng, chúng tôi rất cám ơn nếu Bà có thể giúp đưa sự việc của những nhân vật nêu trên vào cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc-Việt sắp tới.

Trân trọng,

JPEG - 16 kb

Dân biểu Chris Hayes
Federal Member for Fowler
Chief Opposition Whip

PDF - 1.4 Mb
Chris Hayes_Letter to MP Julie Bishop_130715.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.