DB Robert Oliphant của Canada lên tiếng cho Trần Khải Thanh Thuỷ và các nhà đấu tranh khác tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng CHXHCN VN
LSQ VN
470 Wilbroid Street
Ottawa, Ontario K1N 6N1

Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,

Trong những tháng gần đây, tôi đã được người Canada gốc Việt bày tỏ quan tâm đến việc nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng nhân quyền. Những công dân này đã đặc biệt bày tỏ sự quan tâm về sự bắt bớ một số nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam, về việc giới hạn người dân sử dụng internet và những vấn đề liên quan đến môi sinh. Tôi mong rằng ông sẽ quan tâm đến những vấn đề này một cách nghiêm túc; đây là những vấn đề mà ông hằng quen thuộc.

Là một người bạn quý, tôi hoan nghênh sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Tôi cũng hoan nghênh sự tiến bộ về khía cạnh văn hoá trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự tôn trọng các quy ước quốc tế liên quan đến nhân quyền không chỉ quan trọng trong lãnh vực phát triên kinh tế hay văn hoá, mà là một phần không thể tách rời. Sự công nhận và bảo vệ nhân quyền sẽ giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, bang giao quốc tế và được sự tôn trọng của thế giới – rất cần thiết cho sự tiến bộ trong lãnh vực kinh tế và văn hóa.

Chúng tôi được biết Việt Nam hiện nay đang giam cầm nhiều tù nhân chính trị chỉ vì họ kêu gọi sự công bằng và công lý cho xã hội. Chúng tôi đặc biệt lo ngại khi được biết bà Trần Khải Thanh Thuỷ, một nhà văn được nhiều người biết đến, vẫn còn bị giam cầm mặc dù các tổ chức nhân quyền quốc tế đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho bà.

Chỉ thị mới nhất về các dịch vụ internet, bao gồm việc cài đặt vào máy chủ phần mềm quản lý rất đáng lo ngại đối với nhiều người Canada. Chúng tôi cho rằng quyền tự do bày tỏ suy nghĩ một cách độc lập quan trọng để xã hội trở nên phồn thịnh.

Tương tự như thế, tôi được biết các nhà tranh đấu môi sinh, sau khi lên tiếng về các chính sách của chính phủ chung quanh vấn đề bauxite đã phải đối đầu với việc các trang mạng bị đánh phá và nhân sự bị bắt giữ.

Là Dân biểu Quốc hội Canada và là người bạn của Việt Nam, tôi xin đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam có những bước sau đây nhằm giúp giữ uy tín của Việt Nam trên thế giới cũng như khuyến khích sự phát triển kinh tế và văn hóa:

1. Lập tức trao trả tự do vô điều kiện cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm như Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, và tất cả các blogger và các nhà tranh đấu ôn hòa khác;

2. Hủy bỏ quyết định 15 về việc quản lý các dịch vụ thương mại Internet phải cài đặt phần mềm ngăn chặn việc truy cập các trang mạng và theo dõi các hoạt động của người sử dụng, qua đó giúp bảo đảm quyền tự do ngôn luận;

3. Là một thành phần có cùng quan tâm một cách rộng lớn về vấn đề phát triển và môi sinh, nên xét lại những rụi ro về việc khai thác quặng bauxite và một nền phát triển bền vững tại Việt Nam.

Là một thành viên ký tên trong Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), Việt Nam cần phải tôn trọng và duy trì các quyền dân sự và chính trị của các cá nhân, kể cả những quyền tự do căn bản nhất như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Theo tôi thì những quyền căn bản này không chỉ quan trọng, mà sự phát triển về lãnh vực văn hóa và kinh tế lệ thuộc vào những ràng buộc quốc tế này.

Chúc ông có một chuyến đi Canada tốt đẹp và mong rằng chuyến đi sẽ thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia và động viên ông để mở rộng những quyền tự do cá nhân và chính trị khi ông trở về nước.

Trân trọng,
The Rev. Dr. Robert Oliphant, MD
Don Valley West

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.