DB Zoe Lofgren: “Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Kỳ Này Rất Quan Trọng”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Wednesday, June 11, 2008
Ðỗ Dzũng/Người Việt

JPEG - 46.7 kb
Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren

LTS: Hôm 5 Tháng Sáu vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Zoe Lofgren đã dành cho phóng viên nhật báo Người Việt một cuộc phỏng vấn ngắn tại phòng làm việc của bà ở Washington D.C. Dân Biểu Zoe Lofgren được bầu vào Quốc Hội Hoa Kỳ lần đầu năm 1994 và đại diện Ðịa Hạt 16 của California, bao gồm phần lớn thành phố San Jose trong Santa Clara County, miền Bắc California, nơi có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh sống. Bà hiện là thành viên của Ủy Ban Tư Pháp, Ủy Ban Hành Chánh Hạ Viện và Ủy Ban Nội An của Hạ Viện Hoa Kỳ. Trong các ủy ban này bà còn là chủ tịch Tiểu Ban Bầu Cử (Ủy Ban Hành Chánh Hạ Viện) và Tiểu Ban Di Trú, Quốc Tịch, Tị Nạn, An Ninh Biên Giới và Luật Quốc Tế (Ủy Ban Tư Pháp). Bà còn là thành viên của nhiều tiểu ban khác nữa trong ba ủy ban nêu trên. Ngoài ra, Dân Biểu Zoe Lofgren còn là thành viên của nhóm “Vietnam Caucus” tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Bài phỏng vấn sau đây do phóng viên Ðỗ Dzũng thực hiện.

NV: Rất hân hạnh được bà dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn hôm nay, mặc dù bà rất bận rộn. Xin bà cho độc giả của chúng tôi biết cụ thể dự thảo Nghị Quyết Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 3096, hiện tới đâu rồi?

D.B. Zoe Lofgren: Nghị quyết được các đồng viện của tôi thông qua với số phiếu áp đảo. Tôi nghĩ chỉ có ba người bỏ phiếu chống. Ðây là một tín hiệu rõ ràng của các dân biểu liên bang Hoa Kỳ. Ðó là họ không chấp nhận tình trạng nhân quyền hiện nay ở Việt Nam. Hiện giờ nghị quyết đang nằm ở Thượng Viện. Chúng tôi đang vận động các đồng viện ở Thượng Viện thông qua.

NV: Có nhiều tin tức nói rằng có thể nghị quyết này được thông qua và cũng có thể không, nói chung là chưa rõ ràng. Và trước đây nghị quyết này từng bị chặn tại Thượng Viện. Xin bà cho biết thẳng cảm tưởng của bà như thế nào?

D.B. Zoe Lofgren: Tôi không dám nói chắc chắn. Là một dân cử, nếu mình nói chắc chắn mà không được thì không nên. Nhưng tôi có cảm giác rất mạnh mẽ rằng nghị quyết năm nay có thể được thông qua. Chúng ta có quyền hy vọng.

NV: Tại sao bà bảo trợ cho HR 3096?

D.B. Zoe Lofgren: Ai cũng biết nhân quyền tại Việt Nam còn rất tệ. Việt Nam vẫn còn đàn áp quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo, cùng với nhiều quyền tự do khác. Họ có thể bắt bớ bất cứ ai cho dù hoạt động bất bạo động, ngay cả công dân Hoa Kỳ như Ðỗ Thành Công, và mới đây là Nguyễn Quốc Quân. Rồi còn Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, và còn nhiều nữa. Là một đại diện tại Quốc Hội Hoa Kỳ vai trò của tôi là gióng lên tiếng nói cho cử tri, cho tất cả mọi người, để họ có thể biết những gì đang xảy ra tại Việt Nam và để chính quyền và người dân Hoa Kỳ tiếp tục cùng chúng tôi đấu tranh xóa bỏ những sự đàn áp này. Vì thế, bảo trợ cho HR 3096 là một chuyện phải làm và đáng làm.

NV: Là chủ tịch một tiểu ban liên quan về vấn đề di trú bà nghĩ thế nào về hiệp ước trục xuất mà Hoa Kỳ và Việt Nam ký mới đây?

D.B. Zoe Lofgren: Phải nói đây là một chính sách sai lầm của chính quyền Tổng Thống Bush. Tôi và 12 đồng viện của mình đã từng yêu cầu Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ tạm ngưng thi hành lệnh trục xuất trong khi chờ đợi Quốc Hội Hoa Kỳ duyệt xét lại hiệp định này một cách kỹ lưỡng để tránh những trường hợp oan ức và chà đạp nhân quyền có thể xảy ra. Trước đó, khi nói chuyện với đại diện Bộ Nội An, họ có nói với tôi rằng sẽ không có chuyện trục xuất người Việt Nam, nhưng sau đó tôi mới biết họ đã ký rồi. Như vậy là họ nói dối với tôi. Ví dụ như trường hợp một cô gái Việt Nam ở Garden Grove, California, ra điều trần trước ủy ban của tôi và trả lời phỏng vấn báo USA Today về trường hợp gia đình cô muốn điều chỉnh tình trạng di trú. Sau đó, một số người trong gia đình cô bị cơ quan Immigration and Customs Enforcement (ICE) đến nhà bắt và đòi trục xuất về Việt Nam. May mắn là tôi đã can thiệp để họ thả ra, mặc dù tình trạng của họ vẫn chưa tới đâu. Những người này có thể bị nguy hiểm khi bị trả về Việt Nam.

NV: Còn vấn đề cho phép những người con lai Mỹ được vào quốc tịch Hoa Kỳ tới đâu rồi?

D.B. Zoe Lofgren: Ðây là một vấn đề trách nhiệm của Hoa Kỳ. Tôi từng là tác giả đưa ra dự luật này nhưng chưa bao giờ Quốc Hội có dịp thông qua. Vấn đề hiện nay là chúng ta chưa xác nhận được cha của những người con lai này là ai. Dù sao, cha của họ cũng là người Mỹ và theo luật di trú, họ phải đương nhiên là công dân Hoa Kỳ. Nếu không công nhận họ là công dân Hoa Kỳ và bắt họ phải thi quốc tịch là một điều vô lý. Tuy vậy, luật di trú Hoa Kỳ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều hỗ lực hơn nữa để mọi người chấp nhận cho những người con lai này khỏi phải thi. Ðiều đặc biệt là nhiều người con lai có cha là người Mỹ gốc Phi Châu. Tôi đang kêu gọi một số dân biểu gốc Phi Châu bảo trợ dự luật cho phép những người con lai này vào quốc tịch. Nếu có nhiều sự ủng hộ, tôi tin rằng lần này tôi sẽ thành công.

NV: Bà có điều gì muốn nói thêm với độc giả nhật báo Người Việt?

D.B. Zoe Lofgren: Cuộc bầu cử tổng thống kỳ này rất quan trọng vì ai làm tổng thống sẽ có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta ít nhất là trong bốn năm tới. Ðây là cơ hội để cử tri có thể dùng lá phiếu của mình sửa sai lại những chính sách mà bấy lâu nay ảnh hưởng đến chúng ta. Ðây cũng là một thời điểm lịch sử cho Hoa Kỳ nói chung và cho chúng ta nói riêng. Tôi kêu gọi mọi người hãy đi bầu đông đủ để thứ nhất là làm cho Hoa Kỳ tốt hơn và thứ hai là cho các nhà chính trị biết mình muốn họ làm gì.

Thượng Nghị Sĩ Barack Obama và nhân quyền Việt Nam

LTS: Sau cuộc phỏng vấn, ông Ricky Lê, cố vấn chính sách của Dân Biểu Zoe Lofgren, có gởi đến cho phóng viên nhật báo Người Việt tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ Barack Obama, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, đề ngày 5 Tháng Sáu, 2008, về nhân quyền của Việt Nam như sau:

“Tôi tin chắc rằng chính sách về nhân quyền của chính quyền Việt Nam chưa thật sự đúng mức. Những phong trào bất đồng chính kiến bị cấm đoán, những tổ chức nhân quyền độc lập bị cấm và chính quyền tiếp tục đàn áp những nhà bất đồng chính kiến bằng cách bắt những nhà hoạt động chính trị và ngăn chặn các tổ chức đối lập. Ðã đến lúc chính quyền Việt Nam nên làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân quyền và tiến đến tự do cho tất cả công dân của mình.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.