Để Chống Tham Nhũng HỮU HIỆU TẠI VIỆT NAM?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào những ngày gần cuối của lần họp thứ sáu, Quốc hội khóa 11, không khí của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam đã diễn ra khá căng thẳng. Căng thẳng là vì, từ các ngày 30/11 đến 2/12/2004, sẽ có các cuộc trả lời chất vấn của 5 quan chức cấp Bộ trong chính phủ và “có thể” có cả Thủ tướng Phan Văn Khải ra trả lời một số vấn đề mà dư luận cho là khá “bức xúc” như:

- 1. Việc sửa đổi Luật Giáo Dục của Bộ Giáo Dục;
- 2. Đường dây chạy chọt, tham nhũng trong việc phân bổ hạn ngạch dệt may của Bộ Thương Mại;
- 3. Những sai phạm trong công trình xây dựng nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Bộ Công Nghiệp;
- 4. Những sai lầm trong Tổng công ty VNPT của Bộ Bưu Chính Viễn Thông; và
- 5. Những dự án đánh bắt cá xa bờ của Bộ Thủy Sản.

Ngoài ra, Tổng Thanh Tra nhà Nước cũng sẽ bị mang ra chất vấn về tình hình chống tham nhũng. Trong tất cả những vấn đề nói trên, vấn đề “nóng” nhất trong kỳ họp Quốc hội này vẫn là vấn nạn tham nhũng mà chính phủ lâu nay cứ loay hoay bàn bạc, thảo luận nhưng không có sách lược và chương trình hành động cụ thể, khả thi. Hôm 29/11/2004, tờ báo VietnamNet online trong nước loan tin rằng hàng trăm cử tri trong và ngoài nước đã gởi ý kiến cho tòa soạn bày tỏ sự lo ngại về nạn tham nhũng và những giải pháp chống tham nhũng.

Bạn đọc tên Khánh Linh (Cafe Dang-Hà Nội) viết: “Bằng chứng tham nhũng chính là khối lượng tài sản người tham nhũng có được… Tại sao kêu gọi chống tham nhũng rất nhiều mà vẫn không chống nổi, hơn nữa, lại còn ngày càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng? Tại sao các quan chức cấp cao tham nhũng mà Chính phủ không biết? Tôi cho rằng, bằng chứng của tham nhũng chính là khối lượng tài sản mà người tham nhũng có được nhưng không thể giải trình nguồn gốc. Như vậy chứng tỏ để biết một người tham nhũng thật quá dễ dàng.”

Bạn Hoàng Tô Hoài (Hà Nội) cho biết: “Hãy bắt đầu từ các quan chức cấp cao để tạo niềm tin cho dân. Cá nhân tôi nhất trí việc thành lập Cơ quan chống tham nhũng… Chỉ có điều, họ phải độc lập hoàn toàn không bị chi phối bởi người khác, cơ quan khác và có quy định chống lạm dụng quyền, đề phòng những sự việc có tính chất cá nhân dẫn đến công việc không minh bạch. Để chống tham nhũng có hiệu quả, các cán bộ của chúng ta buộc phải kê khai tài sản và cơ quan chống tham nhũng phải trực tiếp điều tra xử lý, công bố công khai tài sản đó trước công luận. Hãy bắt đầu từ những quan chức cấp cao để có niềm tin với dân, để răn đe kẻ dưới và có cơ hội làm tiếp các việc sau này. Tại sao quan chức của chúng ta giầu thế, lấy ở đâu ra? Ngoài thừa kế thì chỉ có tham ô mà thôi!”

Bạn Phan Trung (Sài Gòn) lên tiếng: “Sai phạm nhiều người, sao chỉ “xử trảm” vài cá nhân? Qua theo dõi trên báo chí những bê bối làm thất thoát hàng trăm tỉ đồng tại Seaprodex VN cũng như việc đầu tư 9 cảng cá của Bộ Thủy Sản gây lãng phí không biết bao nhiêu tiền của của nhân dân, tôi thấy vô cùng bức xúc. Sai phạm diễn ra trong suốt thời gian dài, qua nhiều thời kỳ lãnh đạo, thế nhưng ông Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc chỉ “đè” vài cán bộ ra “xử trảm” một cách bất minh. Trong khi đó, hàng loạt cán bộ lãnh đạo khác, trong đó có nhiều lãnh đạo Bộ thủy sản, vẫn bình chân như vại, thậm chí còn được giao nắm giữ những vị trí quan trọng hơn như hai Phó Tổng Lê Hoà Bình và Đặng Nguyên Dũng! Điều gây bức xúc hơn nữa cho dư luận là Bộ Thủy Sản còn tìm mọi cách phủi trách nhiệm và đứng ngoài cuộc. Cụ thể như bà Thứ trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh, trực tiếp ký hầu hết những quyết định, văn bản đầu tư thể hiện rõ hàng loạt hành vi cố ý làm trái, vẫn đứng trên diễn đàn Quốc hội làm đại biểu của dân và còn lớn tiếng “chống tham nhũng”, rồi cho rằng “tham nhũng đã giống như căn bệnh ung thư đã di căn”! Ông Bộ trưởng định giải thích chuyện này như thế nào với cử tri cả nước?”

Giới quan chức trong chính quyền Hà Nội đã nói gì về các “bức xúc” của dân nói trên?

Theo Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: “Hiện nay chúng ta có cả bộ máy đủ sức chống tham nhũng. Thứ nhất là Bộ Công an, trong Bộ này có hệ thống cơ quan điều tra. Chúng ta có VKSNDTC với cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương làm nhiệm vụ khởi tố, công tố. Chúng ta có hệ thống tòa án khắp cả nước. Tại sao không huy động được? Ta phải kiểm điểm tại sao các cơ quan này chống tham nhũng chưa có hiệu quả! Họ bất lực hay có lực cản nào hạn chế họ! Phải làm cho ra chỗ đấy! Nói chung để chống tham nhũng phải có quyết tâm chính trị, ý chí nhà nước. Từ đó mới cần đến cơ chế, cơ chế mà không có quyết tâm thì cũng không hiệu quả!”

Ông Tạ Hữu Thanh, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Nhà nước CSVN (nay gọi là Thanh tra Chính phủ), có vẻ như đã hiểu được phần nào bài học dân chủ trong việc chống tham nhũng nên đã phát biểu: “Cái gốc vẫn là dân chủ và minh bạch! Nếu mà dân chủ, minh bạch trong nội bộ cơ quan, mọi thứ đều công khai hết thì có tác dụng phòng ngừa rất lớn! Nếu có tiêu cực phát hiện ra ngay! Nhưng mà ta hiện nay công khai, minh bạch trong từng nội bộ cơ quan rất hạn chế. Tôi nghĩ phải đưa vào luật công khai minh bạch! Chính phủ vừa rồi đưa ra những chuyện đó là bước đầu của việc công khai minh bạch trong nội bộ.”

Lược qua một vài phát biểu của quần chúng và của các giới chức Hà Nội cho thấy là chuyện chống tham nhũng đã quá rõ như ban ngày. Thế nhưng nhà cầm quyền Hà Nội vẫn cứ loay hoay về chuyện chống tham nhũng. Nguyên do chỉ vì đảng Cộng sản Việt Nam đã không thực sự muốn giải quyết. Bởi vì vấn đề chống tham nhũng không phải là mang ra truy tố, xử phạt hay ngăn chận một cá nhân hay một nhóm người có liên hệ đến tham nhũng mà quan trọng hơn là tạo dựng một bối cảnh để không cho những kẻ xấu có thể lạm dụng chức quyền để tham nhũng. Muốn xây dựng bối cảnh này, đảng Cộng sản phải gấp rút hình thành một số nền tảng cơ bản như sau:

Thứ nhất là hãy thực hiện ngay điểm thứ nhất của câu khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra hơn 10 năm qua. Dân chỉ có thể bàn, làm và kiểm tra khi người dân được biết rõ mọi điều. Muốn cho dân biết thì phải phá đổ bức tường bưng bít thông tin, phải để cho người dân có quyền được theo dõi và tìm hiểu bất cứ mọi nguồn thông tin. Khi người dân được thông tin và nâng cao khả năng hiểu biết, thì xã hội sẽ sinh hoạt hài hòa không bị ai bắt chẹt và như vậy thì tham nhũng mới bị tận diệt. Tham nhũng chỉ có hoành hành trong những xã hội cực quyền và bưng bít thông tin. Ngày nào mà đảng Cộng sản Việt Nam cố tình ngăn chận mọi nguồn thông tin trong xã hội và tìm cách che dấu những sai lầm của cán bộ thì đó chính là môi trường tốt cho tham nhũng phát triển.

Thứ hai là đẩy mạnh cải cách hành chánh trong đó phải tách bạch giữa đảng và cơ quan nhà nước. Bộ luật hành chánh dù có soạn thảo tinh vi và hay đến đâu mà không tách bạch vai trò chính trị của một đảng cầm quyền với vai trò hành chánh của những cán bộ phục vụ trong các bộ máy nhà nước thì sẽ tạo ra tình trạng tham ô nhũng lạm ở mọi cấp. Lý do dễ hiểu là các nhân viên hành chánh sẽ núp dưới những ô dù bao che của cán bộ lãnh đạo đảng ở bên trên để làm những trò bất chính đối với dân và đục khoét ngân quỹ quốc gia làm của riêng. Do đó, trước khi tiến tới việc cải cách bộ máy hành chánh hiệu quả, mọi cơ cấu đảng ủy cộng sản trong guồng máy hành chánh từ trung ương xuống địa phương phải giải tán hoặc đông lạnh. Mọi đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ theo đúng những quy định của bộ luật hành chánh để phục vụ dân, chứ không phải làm theo chỉ thị đảng.

Thứ ba là biến khẩu hiệu “dân chủ hóa cơ sở” hiện nay thành một chương trình xây dựng nền tảng quản lý hành chánh trên cơ sở “xã hội hóa”. Nghĩa là chính quyền nên bớt can thiệp vào các sinh hoạt của người dân trong xã hội mà hãy để cho người dân tự giải quyết lấy hầu từng bước xây dựng nền tảng của xã hội công dân. Khi chính quyền bớt can thiệp, tức là làm giảm đi những cơ hội tham ô, nhũng lạm của cán bộ đối với những sinh hoạt của người dân và từ đó, người dân mới có được sự độc lập để góp phần làm thăng tiến các mối quan hệ trong xã hội.

Nếu đảng và Quốc hội Cộng sản Việt Nam thực sự quan tâm về tệ nạn tham nhũng, thì thay vì tốn thời giờ bàn thảo về luật này, pháp lệnh kia một cách hình thức, hãy can đảm thực hiện một số điều cơ bản nêu trên chắc chắn là Việt Nam sẽ không những trị được bệnh tham nhũng mà còn bước sang một vận hội mới với nhiều triển vọng tốt đẹp.(Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.