Để Xây Dựng Nền Giáo Dục Việt Nam Hiện Đại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

I-Dẫn Nhập

Bản báo cáo dài 15 trang của Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Cộng sản Việt Nam, phổ biến hôm 20 tháng 9 năm 2004 vừa qua, đã đưa ra nhận xét về hiện tình giáo dục tại Việt Nam gồm một số điểm khá tiêu cực như:
- 1/ Sự gian dối đã đến mức phổ biến và càng ngày càng gia tăng, ở các lớp cao xảy ra nặng và nhiều hơn ở lớp thấp, ở người lớn nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên.
- 2/ Tình trạng ‘dạy thêm học thêm’ đã tràn lan khắp nơi;
- 3/ Tình trạng thi cử nặng nề, tốn kém, vì lý do công tác tổ chức đã không thực hiện đúng với mục tiêu đặt ra, thậm chí còn gây ra tiêu cực, phản tác dụng, gây tâm lý căng thẳng cho học sinh và phụ huynh. Từ những tiêu cực của hiện trạng giáo dục vừa kể, Ủy ban nói trên đã đề nghị 6 đối sách:

1/ Xây dựng chiến lược giáo dục dài hạn từ đây cho đến năm 2030, nhằm tạo dựng một nền giáo dục hiện đại đáp ứng phát triển kinh tế – xã hội, tiếp cận nền kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế.

2/ Đẩy mạnh ‘xã hội hóa giáo dục’ với đề nghị là không thu học phí chín năm phổ thông (bao gồm tiểu học và trung học đệ nhất cấp) và có chính sách hỗ trợ các trường dân lập, tư thục.

3/ Đa dạng hóa các loại trường nghề và đầu tư phát triển các trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ. Song song, xây dựng và thực hiện chính sách giúp cho những học sinh tốt nghiệp các trường nghề, trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ… sau khi ra lao động 2 – 3 năm nếu muốn đi học cao đẳng, đại học cùng ngành nghề đã đào tạo trước đó thì không phải thi, trong trường hợp cần phải bổ túc thêm kiến thức lĩnh vực nào thì chỉ cần qua khóa dự bị.

4/ Hiện đại hóa giáo dục đại học bằng cách nghiên cứu áp dụng một số nội dung chương trình phương pháp giáo dục của các trường danh tiếng để đào tạo nhân lực công nghệ cao ở một số trường, khoa, ngành mà Việt Nam có nhu cầu.

5/ Điều chỉnh lại phương án phân ban trung học phổ thông để đáp ứng tình hình thực tiễn, vì hiệu năng của ban khoa học xã hội hiện nay rất thấp.

6/ Đổi mới quản lý giáo dục với đề nghị:

  • Trung ương lo tập trung đổi mới cơ chế và xây dựng chính sách giáo dục;
  • Chính quyền địa phương bảo đảm các điều kiện cho giáo dục, như xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp thiết bị, giải quyết những chính sách của địa phương để phát triển giáo dục;
  • Nhà trường tự chịu trách nhiệm về tài chánh, nhân sự, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục để nâng cao giáo dục.

    Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng sản Việt Nam đang thảo luận về việc tu sửa Luật Giáo Dục công bố vào tháng 12 năm 1998. Đã có gần 10 buổi thảo luận với hơn mười dự thảo đề nghị tu sửa 53 điều và viết lại hoàn toàn mới 5 điều trong số 110 điều của Luật giáo dục năm 1998. Tuy nhiên, giới mô phạm tại Việt Nam đều cho là vẫn chưa đáp ứng nhu cầu mới của xã hội. Giáo sư Hoàng Tùy đã gay gắt chỉ trích rằng: ‘cải cách giáo dục hiện nay giống như sửa chữa, cơi nới những khu nhà tập thể xây dựng từ thời bao cấp. Ngành giáo dục nên dành thời gian nghiên cứu, xây dựng một bộ luật mới. Nếu sửa đổi chấp vá kiểu này thì luật ra đời năm trước năm sau có thể lại phải… sửa đổi’. Giáo sư Phan Đình Diệu thì cho rằng trước khi nói đến cải cách giáo dục, việc đánh giá giáo dục phải tránh xa thứ đạo lý dối trá và thói chạy theo hư danh của xã hội. Nói chung, không một ai thỏa mãn về cách tu sửa tình hình giáo dục hiện nay, kể cả những đề nghị của Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Cộng sản Việt Nam, vì nó vẫn không đi ra khỏi tư duy của thời kỳ bao cấp. Thật vậy, muốn cải cách giáo dục Việt Nam phải có một định hướng khác, không thể đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu không muốn luẩn quẩn trong hệ tư duy phản dân chủ, phản khoa học và vi phạm nhân quyền như hiện nay.

    II- Những quan niệm Phải Có Trong Cải Cách Giáo Dục Việt Nam

    Giáo dục là một lãnh vực quan trọng với nhiệm vụ ‘trồng người’, để đào tạo những công dân tốt cho quốc gia, những nhân tài cho xã hội. Do đó nhiệm vụ của giáo dục không phải là đào tạo những con người giống hệt nhau theo một mô hình chung như đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm trong quá khứ là đào tạo ‘con người mới xã hội chủ nghĩa’. Hiện nay, trong tiến trình tu sửa chính sách giáo dục, Hà Nội không còn nhắc đến mô hình nói trên nhưng họ lại đưa ra mục tiêu và các biện pháp để xây dựng cấp thời một nền giáo dục ‘tình huống’ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiếp cận nền kinh tế tri thức và chủ động hội nhập. Đây chỉ là mục tiêu giai đoạn và hoàn toàn chạy theo đuôi thời thế. Để xây dựng lại nền giáo dục Việt Nam đúng nghĩa, chúng ta cần phải có một số những quan niệm căn bản làm nền tảng cho công cuộc cải cách:

    - Thứ nhất, phải xác định mục tiêu giáo dục Việt Nam là đào tạo những công dân có ý thức trách nhiệm và phục vụ cho xã hội, chứ không phải để phục vụ cho một đảng hay một chủ nghĩa nào. Giáo dục phải nhắm tới việc làm sống lại lòng tự hào dân tộc và ý thức làm chủ vận mạng đất nước để từng bước xây dựng tâm thức đặt Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên mọi chủ nghĩa và đảng phái. Do đó, không thể đem những mục tiêu giai đoạn trong vấn đề phát triển kinh tế hay xã hội để làm tiền đề vạch thành chiến lược cho các chính sách giáo dục, vì làm như thế là trói buộc nội dung giáo dục vào trong một khuôn mẫu giai đoạn. Nói cách khác, thay vì theo đuổi mục tiêu hàng đầu của giáo dục là đào tạo những công dân phục vụ dân tộc và xã hội trong lâu dài; vô hình chung, do nhu cầu giải quyết những bức xúc của tình thế, CSVN lại huy động tiềm lực của toàn xã hội để phục vụ cho chỉ số phát triển quốc gia trong giai đoạn ngắn trước mắt, làm lệch đi nỗ lực đường dài của giáo dục.

    - Thứ hai, nền giáo dục Việt Nam phải đáp ứng hai lãnh vực: a/ truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật; và b/ phát huy tinh thần và văn hóa truyền thống dân tộc. Việc truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật phải được thực hiện trong tinh thần thực tiễn, không từ chương khoa cử. Tinh thần không câu nệ bằng cấp, khoa bảng phải được thể hiện ra trong cách giảng dạy, học hành, thi cử và quan trọng hơn hết là trong các chính sách nhân dụng. Để thực hiện quan niệm này, xã hội bắt buộc phải được xây dựng và sinh hoạt trên nền tảng đa nguyên và bình đẳng, để đón nhận sự tham gia đóng góp của mọi cá nhân, mọi đoàn thể, và nhất là tạo cơ hội đồng đều cho mọi người học hỏi, nghiên cứu cũng như tìm kiếm công ăn việc làm đúng theo khả năng.

    - Thứ ba, chính quyền phải lui về vị trí điều hợp của một bộ máy hành chánh, các vấn đề về tổ chức, nội dung giáo dục, phương hướng giảng dạy và những nội dung nghiên cứu phải để cho xã hội giải quyết lấy, thông qua sự đóng góp bằng tâm huyết của những nhà giáo dục với sự cộng tác của toàn thể các bậc phụ huynh. Nghĩa là nền giáo dục chỉ có thể phát triển và đáp ứng nhu cầu của con người khi nó được xã hội hóa trong sự tham gia và góp sức của từng cá nhân, từng đoàn thể mà không bị bất cứ những rào cản đến từ đâu.


    III- Những Chính Sách Cải Cách Giáo Dục Việt Nam

    Để quan sát hình thái sinh hoạt xã hội của một quốc gia, người ta thường hay chú ý vào một số lãnh vực. Ví dụ lãnh vực truyền thông để định lượng về dân trí; lãnh vực giáo dục – văn hóa để định lượng về dân phong; hay lãnh vực hoạt động của đảng phái, công đoàn… để định lượng về dân chủ. Thật ra những định lượng này không mang tính tuyệt đối mà chỉ giúp cho chúng ta nhìn xem chính quyền của một nước có những chính sách thích ứng để phục vụ người dân hầu nâng cao dân trí, chấn hưng dân phong và xây dựng nền dân chủ đích thực hay không. Muốn tìm hiểu những lãnh vực này người ta thường khảo sát các chính sách hay những luật lệ liên hệ, bên cạnh nỗ lực thăm dò và ghi nhận (survey) thực tế của đời sống.

    Trong lãnh vực giáo dục, tình trạng chậm tiến về kinh tế có rất nhiều ảnh hưởng lên đời sống học đường làm cho giáo dục bị xuống cấp, nhưng nếu chính quyền có một quan niệm đúng về giáo dục, và nhất là có những quan tâm đúng với luật lệ đã vạch ra, thì nền giáo dục đó có thể khắc phục tình trạng lạc hậu trong một giai đoạn để sau đó đưa toàn bộ đất nước đi lên. Nhìn vào kinh nghiệm canh tân giáo dục của Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng (1884) hay kinh nghiệm Đại Hàn (1970) và kinh nghiệm Thái Lan (1976) sau này, chúng ta đều thấy là những quốc gia vừa nói đã cất cánh đi lên là nhờ họ đã thực hiện trước tiên một chính sách giáo dục đúng đắn. Đó là gia tăng hiểu biết của người dân và giúp người dân mở rộng tầm nhìn để kích thích động lực cạnh tranh trong phát triển. Trong tinh thần đó, để cải cách nền giáo dục hiện đại, Việt Nam cần tiến hành gấp rút 4 chính sách cơ bản như sau:

    1- Chính Sách Giáo Dục Đại Chúng và Thực Tiễn:

    Do tình trạng đất nước bị lạc hậu quá lâu và do khoảng cách chênh lệch giàu nghèo gây ra bởi chủ trương đổi mới nửa vời của đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều người có khả năng nhưng không có điều kiện học hỏi trước khi lao vào kiếm sống. Tổ chức giáo dục thực tiễn nhằm giúp đỡ thiết thực thành phần này, mà cũng là để tránh phí phạm tài năng đất nước. Để phát huy hai đặc tính thực tiễn và đại chúng, nền giáo dục Việt Nam cần phải tiến hành bốn nỗ lực song hành:

    - Thứ nhất là gia tăng ngân sách cho lãnh vực giáo dục, để tổ chức hoàn toàn miễn phí cho học sinh đang theo học cấp trung học phổ thông, tức là từ mẫu giáo, tiểu học và trung học đệ nhất cấp. Đây là một ưu tiên trong mọi ưu tiên phải tiến hành, vì có như thế mới khuyến khích các gia đình nghèo cho con đi học và nhanh chóng giải quyết tình trạng thấp kém về dân trí của Việt Nam trong vòng 20 năm tới.

    - Thứ hai là phải tổ chức lại hệ thống giáo dục Việt Nam dựa trên hai nền tảng: đại chúng và thực tiễn. Tổ chức giáo dục đại chúng là để vừa giúp người dân có cơ hội học hành và thăng tiến ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ. Cụ thể ra, ngoài những trường lớp dạy cho học sinh ở tuổi đi học; còn phải quan tâm tổ chức những trường lớp cho những người đã đi làm nhưng muốn trao dồi thêm kiến năng. Những nỗ lực này nên để cho tư nhân đảm trách lấy việc tổ chức và điều hành, để hệ thống trường lớp tổ chức đa dạng và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

    - Thứ ba là loại bỏ những chương trình giáo dục mang tính nhồi nhét từ chương không thực dụng, cụ thể là loại bỏ các chương trình học tập chính trị về chủ thuyết Mác-Lênin, lịch sử đảng Cộng sản. Những chương trình này không những không bổ ích gì cho đời sống người dân hiện nay mà còn tạo ra một hình thức khủng bố tinh thần người dân, tạo ra tình trạng co rút trong xã hội. Loại bỏ việc giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin là một chuyển hóa quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện chính sách giáo dục thực tiễn phù hợp với đà phát triển nhanh chóng của thế giới hiện nay.

    - Thư tư là thiết lập một hội đồng gồm những nhà giáo dục và những chuyên gia ở trong và ngoài nước, đã có những kinh nghiệm trong lãnh vực đào tạo và liên hệ đến con người, để vạch ra một nội dung và một chương giáo dục đường dài, đáp ứng hoàn cảnh và nhu cầu chung của xã hội Việt Nam trên con đường canh tân, nhất là phù hợp với đà tiến bộ của nhân loại. Hội đồng này sẽ vượt lên trên mọi xu hướng chính trị, với tâm thức xây dựng một con người Việt Nam mới và một xã hội Việt Nam mới của thế kỷ 21.

    2- Chính Sách Phổ Thông Hóa Các Phương Tiện Thông Tin:

    Tình trạng bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều của đảng Cộng sản Việt Nam đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống cấp của tình hình giáo dục chung trên cả nước. Nó không những ngăn cản người dân mở rộng tầm nhìn và mở mang sự hiểu biết đối với các tiến bộ của loài người mà còn làm mất đi sự cạnh tranh để vươn lên của toàn thể dân tộc. Do đó, để cải cách giáo dục, trước hết là phải cải tổ chính sách thông tin, không thể để truyền thông là một khí cụ riêng của đảng cầm quyền mà phải là phương tiện chung của mọi người. Trong tinh thần đó, nỗ lực này cần quan tâm và tiến hành trên ba đề nghị:

    - Thứ nhất là bãi bỏ những luật lệ ràng buộc hoạt động của các cơ quan truyền thông và chấm dứt tình trạng kiểm soát cũng như độc quyền ra báo của các bộ phận trực thuộc đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội phải trả lại chức năng chính yếu của truyền thông báo chí là trung thực và khách quan để phục vụ xã hội, trong đó mọi cá nhân, mọi đoàn thể đều được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trên bất cứ mọi phương tiện, mọi diễn đàn… miễn không xâm phạm vào quyền tự do và đời tư của những cá nhân khác.

    - Thứ hai là phải mở rộng cánh cửa trao đổi trên mạng lưới internet để không chỉ giúp cho việc liên lạc dễ dàng và nhanh chóng, mà còn giúp mọi người có điều kiện truy cập để tham khảo, nghiên cứu tất cả những dữ kiện mà họ muốn tìm hiểu. Hiện nay, mạng lưới Internet đã trở thành một nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu và rất cập nhật, giúp cho học sinh và những giới nghiên cứu khắp nơi đều có thể tham khảo mà không phải tốn nhiều tiền hay công sức. Học sinh và giới nghiên cứu ở Việt Nam phải được quyền truy cập và tham khảo tương tự. Ngoài ra, mạng lưới Internet còn là thước đo giúp gia tăng dân trí và khả năng hiểu biết của người dân. Đóng cửa và kiểm soát mạng Internet là một chính sách ngu dân đi ngược lại xu thế văn minh của nhân loại.

    - Thứ ba là phải tạo sự giao lưu nhiều chiều của nguồn sách báo và tin tức giữa trong và ngoài Việt Nam. Sự cấm đoán những sách báo, tin tức từ hải ngoại vào Việt Nam không chỉ nói lên sự lo sợ của chế độ về làn sóng dân chủ hóa Việt Nam mà còn nói lên sự ấu trĩ của chế độ độc tài. Bởi vì dù có kềm hãm đến đâu, ước vọng tìm hiểu của con người rất mạnh và rất lớn, do đó mà bằng mọi cách người ta cũng sẽ tháo gỡ mọi rào cản để vươn ra thế giới bên ngoài. Vì thế, muốn chấn hưng giáo dục, đảng Cộng sản Việt Nam phải để cho những sách báo, phim ảnh của người Việt hải ngoại được lưu hành rộng rãi ở trong nước.

    3- Chính Sách Cải Tổ Quản Lý Giáo Dục.

    Những chính sách cải cách giáo dục dù có hay đến đâu mà cơ chế thi hành và quản lý các trường ốc, viện nghiên cứu, nhân sự thiếu khả năng và nhất là cách tổ chức thiếu khoa học, bưng bít và tham ô nhũng lạm thì sẽ không chỉ làm trì trệ nền giáo dục mà còn giết chết sức vươn lên của nhiều thế hệ. Do đó, song song với nỗ lực cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy, chính sách quản lý giáo dục phải được cải cách dựa trên ba hướng chính:

    - Thứ nhất là chính quyền không có nhiệm vụ độc quyền hay tổ chức và cạnh tranh với tư nhân về lãnh vực giáo dục. Chính quyền từ trung ương đến địa phương chỉ đóng hai vai trò chính yếu là: 1/ Bảo đảm cho bộ máy giáo dục được vận hành suông sẻ với những nguồn ngân sách dồi dào để không bị thiếu hụt, nhất là các khoản đầu tư vào giáo dục mầm non và các trường dạy nghề; 2/ Làm trọng tài phân giải những tranh chấp giữa các cơ sở giáo dục nếu có. Ngoài hai chức năng này, chính quyền chỉ lui về công tác hành chánh và nhất là ở cấp địa phương, không nên ảnh hưởng hay can thiệp vào sự vận hành của những hội đoàn giáo chức hay của phụ huynh tại các trường học.

    - Thứ hai là cải cách hệ thống thi cử và cấp bằng để giải quyết hai nhu cầu lớn: 1/ Bãi bỏ nạn sùng bái học vị và đưa đến tệ trạng tham ô nhũng lạm trong các kỳ thi; 2/ Nâng tư thế học vị của các nhà nghiên cứu Việt Nam ngang hàng với thế giới. Muốn như vậy, qua trung gian của các nhà giáo dục, chính quyền phải định ra những tiêu chuẩn về thi cử và hệ thống bằng cấp nhưng không được độc quyền mà nên để cho tư nhân, nhất là các đoàn thể giáo dục tư nhân đứng ra vận hành và kiểm soát, dựa trên hệ thống luật pháp của quốc gia.

    - Thứ ba là khuyến khích sự phát triển đa dạng của hệ thống trường tư với sự góp sức của các hội phụ huynh, hội văn hóa, từ thiện hay tôn giáo. Có như vậy việc tổ chức giáo dục mới linh động và nhất là phương pháp giáo dục biến đổi theo nhu cầu của xã hội chung quanh. Nói cách khác, nên giao việc quản lý giáo dục cho cá nhân hay đoàn thể tư nhân xúc tiến nhanh chóng công cuộc xã hội hóa giáo dục; vì chỉ có như vậy thì Việt Nam mới nhanh chóng lấp đầy khoảng trống tụt hậu.


    4- Chính Sách Về Các Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Nhân.

    Đây là một nỗ lực quan trọng để khắc phục tình trạng lạc hậu của Việt Nam và từng bước xây dựng một vị trí học thuật của Việt Nam ngang hàng với các quốc gia lân bang và thế giới. Những trung tâm nghiên cứu của quốc gia thường là những bộ phận đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia trong một số lãnh vực nhất định, trong khi các trung tâm nghiên cứu tư nhân không chỉ giải quyết vấn đề nghiên cứu mà còn là nơi góp sức của mọi người để nuôi dưỡng nhân tài trong dài hạn. Với tình trạng nghèo nàn của đất nước, chính quyền khó có thể xây dựng những trung tâm nghiên cứu quy mô, vì thế mà phải giao gánh nặng này cho tư nhân, nhất là kích thích sự đóng góp của tập thể chất xám tại hải ngoại. Trong tinh thần đó, chính sách giáo dục này cần tiến hành bởi hai nỗ lực:

    - Thứ nhất là khuyến khích các công ty tư nhân, các đoàn thể chuyên môn của cộng đồng người Việt tại hải ngoại hợp tác thành lập các trường tư thục và những trung tâm nghiên cứu hoàn toàn do những tài trợ của tư nhân để giải quyết hai nhu cầu sinh tử hiện nay: 1/ Giải tỏa bớt áp xuất học sinh hay nghiên cứu sinh tranh nhau vào các trường công hay các viện nghiên cứu quốc gia; 2/ Xây dựng một nền học thuật nghiên cứu có chất lượng ngoài khuôn khổ của nhà nước để phụ giúp nền công nghiệp sử dụng hiệu quả các nguyên liệu nội địa, phát minh hay chế biến những món hàng đặc thù có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa. Song song, những trung tâm nghiên cứu này còn là nơi giúp cho những người không có điều kiện tài chánh phải ra làm việc quá sớm nhưng sau đó muốn tiếp tục nghiên cứu có thể quay trở lại vừa đi làm vừa nghiên cứu, phát minh trong lãnh vực sở trường của mình.

    - Thứ hai là khuyến khích sự hợp tác khoa học và kỹ thuật với các viện nghiên cứu tư nhân của các quốc gia để thu thập thêm kỹ năng mới. Thông thường thì sự trao đổi của các viện nghiên cứu được đặt trên nền tảng quốc gia thông qua các viên nghiên cứu của những đại học công lập. Đối với hoàn cảnh Việt Nam, chúng ta phải tận dụng sự góp sức của những đóng góp từ tư nhân càng nhiều càng tốt thì mới mong rút ngắn khoảng cách tụt hậu, bởi vì công tác giáo dục, nhất là trong lãnh vực nghiên cứu đòi hỏi thời gian với nhiều nỗ lực bền bỉ của số đông. Hơn thế nữa, những trung tâm nghiên cứu do tư nhân đóng góp sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong giáo dục và đào tạo, giúp cho vấn đề học thuật của Việt Nam mau chóng phát triển hơn là truyền thống làm việc chiếu lệ qua ngày trong hệ thống giáo dục hiện nay.

    5- Chính Sách Công Bằng Về Nhân Dụng.

    Tổ chức một nền giáo dục tốt mà không có chính sách nhân dụng đi kèm, kể như làm một công việc trồng cây xong rồi bỏ cho hoang phế. Chính sách giáo dục và chính sách nhân dụng liên hệ mật thiết với nhau, cần được hoạch định và tiến hành song song dựa trên hai nhu cầu lớn của quốc gia là:
    - 1/ Hợp lý hóa giữa chính sách đào tạo và nhân dụng;
    - 2/ Mở rộng sự thăng tiến của tầng lớp lao động trên mọi lãnh vực đáp ứng hiệu quả các nhu cầu phát triển của quốc gia. Tình hình đào tạo và nhân dụng tại Việt Nam hoàn toàn tụt dốc vì đảng Cộng sản đào tạo người theo lý lịch và thu dụng vào làm việc các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước cũng theo lý lịch chứ không dựa trên khả năng. Nghĩa là chính sách nhân dụng của đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn dựa trên nhu cầu phục vụ quyền lợi đảng. Khi những công ty ngoại quốc nhảy vào đầu tư, tình trạng cạnh tranh bắt đầu diễn ra giữa các công ty của nhà nước với tư nhân, lúc bấy giờ Hà Nội mới nghĩ đến nhu cầu đào tạo và nhân dụng dưới hình thức ‘mì ăn liền’ để có những chuyên viên đáp ứng các đòi hỏi của công ty nước ngoài; nhưng mọi sự đã quá trễ với tình trạng ‘thừa thầy thiếu thợ’. Nghĩa là sự thay đổi của giáo dục-đào tạo đã biến chất từ phục vụ đảng sang phục vụ doanh nhân nước ngoài.

    Ngoài ra, hệ thống giáo dục hiện nay còn bị ràng buộc bởi tư duy cũ của thời bao cấp, chính sách nhân dụng của Hà Nội còn mang tính vá víu và bất công, khiến cho hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp lại không có công ăn việc làm, phải kiếm sống bằng những nghề áp phe, buôn lậu, chợ trời… trong khi ngoài xã hội thì lại thiếu những người chuyên môn như thợ máy, thợ hàn, thợ mộc có tay nghề vững vàng. Đây là một vấn nạn lớn của thị trường nhân dụng của Việt Nam hiện nay. Để giải quyết những tiêu cực này, Việt Nam phải gấp rút tổ chức hệ thống giáo dục trung hạn gồm những trường dạy nghề chuyên môn nằm ở giữa hệ thống trung học cơ sở và đại học, vừa giải quyết tình trạng thiếu thợ trong nhiều lãnh vực mà xã hội phát triển đang cần, vừa tái huấn nghiệp những người lao động đang thất nghiệp hay đang có những việc làm mà không phù hợp với năng khiếu. Tuy nhiên, các trường dạy nghề tại Việt Nam không đủ kiến năng và kỹ thuật để huấn luyện chuyên viên có trình độ kỹ thuật cao vì sự giới hạn của Việt Nam, qua hệ quả của nhiều thập niên đóng cửa áp dụng chính sách giáo dục “hồng hơn chuyên”. Do đó mà hiện nay Việt Nam rất cần những chuyên gia từ bên ngoài có khả năng để hướng dẫn không chỉ về kỹ thuật mà trình độ quản lý đúng theo tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng việc huấn luyện này chỉ có hiệu quả khi xã hội thật sự có tự do và dân chủ thì mới kích thích những chuyên gia kinh nghiệm tại hải ngoại ra sức đóng góp. Bởi vì khi con người được học tập đầy đủ mà không có môi trường tự do để thi thố tài năng, thì sẽ không phục vụ đúng nghĩa và cuối cùng lại trở thành một chính sách kiểu đầu voi đuôi chuột. Do đó, với tình hình Việt Nam hiện nay, khó có thể cómột chính sách nhân dụng đúng nghĩa và công bằng khi mà chế độ độc đảng vẫn còn cố sức kiểm soát mọi thứ.

    IV- Kết Luận

    So với nhiều thập niên trước đây, Việt Nam đang có nhiều triển vọng để ra khỏi vũng lầy lạc hậu và chậm tiến vì một số yếu tố thuận lợi mà trước đây không có.

    - Thuận lợi đầu tiên là khối nhân lực 3 triệu người Việt đang sinh sống tại những xã hội văn minh, có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề phát triển mà lại luôn luôn hướng về Việt Nam nên sẽ là khối nhân lực quan trọng để hỗ trợ cho vấn đề giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

    - Thuận lợi thứ hai là sự bùng nổ của tin học và mạng lưới Intnernet toàn cầu đã làm cho con người gần lại với nhau và nhất là sự mở mang kiến năng rất dễ dàng không cần phải đi du học xa xôi vì có thể truy cập ngay tại chỗ để có thể học hỏi, nghiên cứu. Qua phương tiện này, người Việt tại hải ngoại cũng sẽ giúp cho đồng bào trong nước dễ dàng thăng tiến kiến năng bởi những chia sẻ, trao đổi qua mạng Internet.

    - Thuận lợi thứ ba là với khả năng tài chánh, kinh tế và chất xám của người Việt tại hải ngoại, hợp cùng giới mô phạm tâm huyết trong nước, dân tộc Việt Nam dư khả năng để tổ chức lại một hệ thống giáo dục đa diện có tầm vóc quốc tế và nhất là nhanh chóng nâng học thuật Việt Nam lên ngang hàng với thế giới.

    Trong tất cả những thuận lợi nói trên, có những chính sách mà người Việt Nam có thể bắt tay ngay để ngăn chận đà suy thoái chung của dân tộc và còn để thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

  • Share on facebook
    Share on google
    Share on twitter
    Share on whatsapp
    Share on email
    Share on print

    BÀI MỚI

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

    Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

    Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

    Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

    Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

    Nội dung:

    – Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
    – Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
    – Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
    – Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

    Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

    Đời cha bán gạo, đời con khát nước

    Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

    Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

    Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

    Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

    Thử đi tìm đường cứu… nước

    Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

    Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

    Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.