ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 43.6 kb

“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…” đó là câu đầu của một bài thánh ca Giáng Sinh bất hủ mà ở Việt Nam, dù là người có đạo hay không có đạo đều biết. Trong những ngày này, trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, người ta tưng bừng chuẩn bị cho ngày lễ Chúa Giáng Sinh, lễ Noel hay Christmas. Báo chí trong nước đã có nhiều bài viết về không khí Sài Gòn, Hà Nội chuẩn bị ngày lễ cuối năm dương lịch này. Báo Nhân Dân điện tử tả cảnh “Nhộn nhịp thị trường giáng sinh Hà Nội”; báo Vietnamnet kể chuyện “TP.HCM: rạo rực đón Giáng Sinh”; Thông Tấn Xã Việt Nam thì loan tin tại Công viên Văn Hóa Đầm Sen, Sài Gòn, vào đêm 24/12 này sẽ có một chiếc bánh Noel nặng trên 5 tấn, dài 22 mét, đường kính 1,10 mét; Báo Vietnamnet cho biết : “Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Phạm Thế Duyệt gửi thư chúc mừng chức sắc, tu sĩ, bà con Ki-tô hữu toàn quốc” nhân dịp lễ Giáng sinh 2006.

JPEG - 7.5 kb

Đối với bà con theo đạo Công Giáo, lễ Giáng Sinh là một ngày lễ trọng mừng Thiên Chúa xuống thế làm người trong hang đá Bê Lem, để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Nhưng đối với đại đa số đồng bào ta, thì có thể ngày này chỉ là một ngày lễ hội vui vẻ. Thiết tưởng nhân dịp Lễ Giáng Sinh, cũng cần tìm hiểu thêm về lịch sử và nguồn gốc của ngày lễ này. Theo Thánh Kinh thì Đức Giêsu sinh ra cách đây 2006 năm. Nhưng Thánh Kinh lại không nói rõ ngày tháng nào Ngài giáng trần. So lại những dữ kiện lịch sử vào thời đó, người ta biết là vào khoảng cuối năm đó hay đầu năm sau. Vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, ở La Mã có lễ kính thần Mithra là thần Ánh Sáng được cử hành vào ngày 25/12. Đến tận thế kỷ thứ hai sau công nguyên, Giáo Hội Công Giáo mới tính toán ngày Chúa Cứu Thế xuống trần. Vào năm 354, dưới triều đại của hoàng đế Constantin, Giáo Hoàng Liberus mới ấn định ngày lễ Giáng Sinh là ngày 25 tháng 12 mỗi năm. Từ đó tục lệ mừng Giáng Sinh đã lan ra khắp nơi: Năm 379 tới Constantinople, đầu thế kỷ thứ 5 tới Gallia, nay là nước Pháp và tới Jérusalem; cuối thế kỷ thứ 5 tới Ai Cập. Năm 506, công đồng Agde quy định lễ Giáng Sinh là lễ buộc đối với tín hữu kitô giáo và năm 529, hoàng đế Justinien tuyên bố ngày này là ngày lễ nghỉ. Dần dần tập tục mừng lễ Noel lan ra khắp Châu Âu: cuối thế kỷ thứ 5 tới Ireland (Ái Nhĩ Lan), thế kỷ thứ 7 tới Anh Quốc, thế kỷ thứ 9 tới các nước Bắc Âu và thế kỷ thứ 10 tới các nước slaves thuộc Nga. Như vậy, lễ Giáng Sinh chỉ có từ thế kỷ thứ nhì sau công nguyên.

JPEG - 4.3 kb

Những biểu tượng đặc trưng của lễ Giáng Sinh là hang đá, cây thông Noel và ông già Noel. Vào thế kỷ thứ 15, tại Ý, người ta chỉ làm hang đá tại các thánh đường với các tượng Đức Mẹ Maria, ông Thánh Giuse, Chúa Giêsu Hài Đồng, các mục đồng và bò, lừa, chiên là những con vật thường thấy trong hang đá. Đến thế kỷ thứ 17 mới thấy các hang đá nhỏ tại tư gia ở Ý và Pháp. Cây thông Noel xuất hiện lần đầu tiên tại Đức vào thế kỷ thứ 16. Còn nhân vật huyền thoại “ông già Noel” cưỡi xe tuần lộc bay đi phát đồ chơi cho các trẻ em ngoan ngoãn chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ. Truyền thuyết này đã lan sang Âu Châu sau Đệ Nhị Thế Chiến. Cũng từ thế kỷ thứ 19, các hội thiện nguyện thường mời những người nghèo khó tới dự một bữa tiệc nhân dịp lễ Giáng Sinh. Ngày nay Lể Giáng Sinh, ngoài ý nghĩa tôn giáo còn có xu hướng trở thành ngày lễ của trẻ em và của các gia đình. Nó không còn là ngày lễ thuần túy và dành riêng cho người theo đạo Công Giáo, mà đã là một ngày lễ của nhân loại ở khắp nơi trên thế giới. Vì thế, lễ Giáng Sinh mang nhiều ý nghĩa.

JPEG - 35.9 kb

Trước hết, lễ Giáng Sinh là ngày lễ xum họp gia đình, quy tụ nhiều thế hệ, để trẻ em được thưởng đồ chơi, quà Noel, để mọi người xiết lại sợi giây tình cảm trong gia đình xung quanh bàn tiệc Noel, cây thông Noel và chiếc bánh Noel. Lễ Giáng Sinh mang ý nghĩa củng cố gia đình, cái nôi của loài người. Lễ Giáng Sinh còn là ngày lễ của Hòa Bình. Đêm Thiên Chúa giáng sinh, thiên thần đã đến báo cho các mục đồng ở Bê Lem và từ trời đã vọng xuống lời ca “Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Hòa bình, do đó, có thể được coi như thông điệp của Trời gửi xuống cho nhân loại. Hòa bình giữa các quốc gia. Hòa bình giữa con người với con người trong một gia đình, trong một xã hội. Hòa bình trong tâm hồn của mọi người… Ý nghĩa thứ 3 của Lễ Giáng Sinh là sự chia xẻ. Nhường cơm, xẻ áo cho người cùng khổ, cho người thiếu thốn là những điều ngày lễ Giáng Sinh khuyến khích mọi người trong tinh thần bác ái, vị tha.

Ước gì những người vô thần, những người lòng tràn thù hận, những người tham lam ích kỷ, nhờ không khí nhộn nhịp của lễ Giáng Sinh nghe được những thông điệp từ Trời, từ lương tâm của mình để thấu đáo được những ý nghĩa sâu xa của lễ Giáng Sinh, mà không chỉ thấy ánh đèn hoa lộng lẫy mang đầy tính thế tục.

JPEG - 11 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)