Đến Lượt Tài Trợ Olympic Bị Phản Đối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những người phản đối Olympic Bắc Kinh 2008 vừa có thêm một bước chuyển mới về chiến thuật sau khi các cuộc ngăn cản rước đuốc quốc tế của họ gặp phải hàng rào an ninh tăng cường một số nước mà ngọn đuốc Olympic đi qua.

Tờ báo Anh The Guardian số ra ngày 23 tháng Tư đưa tin, hôm thứ Ba, tập hợp của nhiều nhóm vận động ủng hộ Tây Tạng đã cảnh cáo Coca-Cola là tập đoàn giải khát xuyên quốc gia này sẽ “phạm tội đồng loã trong một thảm hoạ nhân đạo”.

Nhóm liên minh Tây Tạng này nói Coca-Cola chỉ có thể tránh được điều đó trong trường hợp hãng này dùng ảnh hưởng của mình để đảm bảo việc Tây Tạng sẽ được bỏ ra ngoài lộ trình rước đuốc.

Vẫn theo tờ The Guardian, ngày 24.04, tổ chức Ước mơ Darfur (Dream for Darfur) sẽ tung ra những chỉ trích về hồ sơ đạo đức đối với những nhà tài trợ cho rước đuốc Olympic Bắc Kinh.

Nhiều nhóm vận động chống Olympic Bắc Kinh còn đưa ra thông điệp rõ ràng theo đó họ yêu cầu các công ty này phải hành động hối thúc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và bản thân Bắc Kinh có những thay đổi.

Những người nói không với Thế vận hội Bắc Kinh nói họ sẽ có thể sử dụng các hành động có tính chất mạnh hơn như gửi thư phản đối các công ty, vận động số đông bóc dỡ các quảng cáo thương mại của những nhà tài trợ này.

Hiệu ứng đôminô

GIF - 24 kb
Ngôi sao kiêm đạo diễn điện ảnh George Clooney vừa lên tiếng về trách nhiệm của Bắc Kinh đối với Darfur.

Vẫn theo báo The Guardian, một số các nhân vật nổi tiếng như ngôi sao điện ảnh, đạo diễn George Clooney cũng đưa ra ý kiến một cách ôn hòa.

Vị đại sứ hoà bình năm 2008 của Liên Hiệp Quốc này nói anh đã lên tiếng về vấn đề Darfur với hãng Omega. Hãng đồng hồ nổi tiếng này đồng tài trợ rước đuốc, đồng thời sản xuất đồng hồ sử dụng trong Olympic Bắc Kinh.

Mục đích ở đây, vẫn theo phân tích của tờ báo nhật báo Anh có khuynh hướng thiên tả này, mục đích của động thái mới là tạo ra một hiệu ứng đô-mi-nô khi mà các nhà phát ngôn hoặc các nhóm người tiêu dùng gây sức ép lên các nhà tài trợ rước đuốc Olympic.

Đến lượt mình, các đại gia tài trợ này sẽ gây sức ép với Uỷ ban Olympics Quốc tế (IOC) vận động hành lang đối với Bắc Kinh.

Trên thực tế, các nhà hoạt động tin rằng các cuộc phản đối của họ đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ và rộng rãi với việc nhiều cuộc “đón tiếp” đuốc Thế vận Bắc Kinh đã diễn ra một cách đầy giận dữ ở nhiều thủ đô, thành phố và trung tâm văn hoá, chính trị toàn cầu như London, Paris, San Francisco hồi đầu tháng.

Các sự kiện này đã làm cho các nhà tài trợ cho rước đuốc luân lưu Olympic Bắc Kinh như Coca-Cola, Lenovo và Samsung cảm thấy không vui vẻ, thoải mái gì.

Trừ tiền cố vấn?

Tờ The Guardian còn nhắc tới việc tuần trước Tổ chức Nhân quyền Thế giới (Human Rights Watch) đã lên án nhiều đối tác của Olympic Bắc Kinh 2008 là “hèn nhát” khi họ tiếp tục giữ “im lặng” trước những sự kiện vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

Trước đó vài ngày, tổ chức Phóng viên Không biên giới cũng đã làm gián đoạn một cuộc họp tổng kết thường niên của hãng Coca-Cola.

JPEG - 12.1 kb
Hãng Coca-Cola vừa bày tỏ quan ngại về tình hình ở Tây Tạng và đang hỗ trợ các hoạt động từ thiện ở Sudan.

Không biết sự việc có tác động trực tiếp ra sao, chỉ biết phát ngôn viên của hãng này cho hay Coca-Cola đã từng tài trợ cho các Thế vận hội kể từ năm 1928. Song hãng này tỏ ra “quan ngại sâu sắc” về tình hình ở Tây Tạng và cũng cho hay đang hỗ trợ các hoạt động từ thiện ở Sudan.

Trong khi đó, sau một loạt các sự kiện diễn ra, hãng giày thể thao khổng lồ Adidas thì nói, hãng nãy “nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo vệ quyền con người”. Nhưng vẫn theo lời hãng này, người ta không nên kỳ vọng các nhà tài trợ cho thể thao giải quyết các vấn đề chính trị.

Nhiều nhà vận động cho nhân quyền, dân chủ phản đối Thế vận hội Bắc Kinh còn cố gắng chỉ rõ động cơ của các nhà tài trợ là chỉ muốn khai thác thị trường rộng lớn với hơn 1,3 tỉ người tiêu thụ của Trung Quốc, mà chẳng cần quan tâm đến thành tích nhân quyền ở nước này ra sao.

Trong khi sự việc còn đang tiếp diễn, không biết, các nhà thương mại và sản xuất khổng lồ như Coca-Cola, Sam Sung, Omega hay Lenovo v.v… có phải trừ khoản tiền nào trong bản hợp đồng đã thuê các nhà tư vấn marketing chiến lược của họ hay không, khi mà các cố vấn này có vẻ không dự báo được hết các hệ quả phức tạp và bất lợi của việc tham gia tài trợ cho Olympic lần này.

BBC Luân Đôn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.