Dịch Cúm Gà Tái Hoành Hành Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) vừa công bố chỉ trong hai tuần từ cuối tháng 12/2004 đến 16/1/2005 đã xác nhận được tại Việt Nam có năm người bị thiệt mạng bởi dịch cúm gà H5N1 trong số sáu ca bị nhiễm. Người bị thiệt mạng đầu tiên trong đợt dịch cúm gà lần này là một bé trai sáu tuổi, mất vào ngày 30/12/2004. Chỉ hai tuần sau, tức là ngày 16 tháng 1 năm 2005, xác nhận thêm được một phụ nữ 35 tuổi khác cũng bị thiệt mạng bởi dịch cúm gà này, đưa tổng số lên thành 5 người bị chết.

Mặc dù vào cuối tháng 3 năm ngoái, chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) tuyên bố đã ngăn chận được dịch cúm gà nhưng thực tế cho thấy ca tử vong sau cùng của dịch cúm gà lần trước xảy ra vào đầu tháng 9 năm 2004, nghĩa là gần nửa năm kể từ lúc chính quyền Hà Nội tuyên bố ngăn chận được dịch cúm gà nhưng vẫn có người bị thiệt mạng. Kể từ khi dịch cúm gà phát sinh tại Việt Nam, tính đến nay đã có 25 người chết. Cũng như lần trước, tình trạng dịch cúm gà lần này đang hoành hành dữ dội, không thể nào che giấu thêm được nữa nên chính quyền Hà Nội đành phải thú nhận rằng tháng trước họ đã ra lệnh giết đi hơn 264 nghìn gia cầm, chủ yếu là gà vịt, tại 16 tỉnh Nam Bộ. Ngày 14/1/2005, Thủ tướng chính quyền CSVN, ông Phan Văn Khải, nói với các ký giả rằng đã chỉ thị cho các cơ quan liên hệ triệt để ra sức ngăn chặn nạn nhập lậu gà sống cũng như thịt gà từ các quốc gia lân cận; ngay cả những động vật, gà vịt nhập cảng vào Việt Nam theo con đường chính thức cũng phải được tích cực kiểm dịch cẩn thận. Bộ Y Tế của chính quyền Việt cộng rất cường điệu khi cho rằng việc ngăn chận dịch cúm gà vẫn nằm trong khả năng khống chế của các chính quyền địa phương; tuy nhiên cũng đã phải thú nhận rằng tình hình dịch cúm gà đang có nguy cơ lây lan mạnh. Vì vậy, các tỉnh, thành phố phải tập trung ưu tiên chống dịch triệt để trong mùa đông Xuân này. Bộ này cũng cho hay rằng đang kêu gọi người dân đừng nên mua bán gà vịt bị nghi ngờ là nhiễm vi khuẩn H5N1.

Cục Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vào chiều tối ngày 17/1/2005 cho hay dịch cúm gia cầm bùng phát thêm 14 điểm dịch ở 10 xã, 8 huyện của 4 tỉnh Bạc Liêu, Long An, Bến Tre và Tiền Giang. Tổng số gia cầm chết vì bệnh và phải tiêu hủy trong ngày 16/1/2005 là 10 nghìn con. Trong số các ổ dịch bùng phát thêm, đáng lưu ý có 4 ổ dịch phát ra tại tỉnh Bạc Liêu và 4 ổ dịch khác phát ra tại 3 huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Như vậy tính từ đầu tháng tới ngày 16 tháng 1, dịch cúm gà đã xuất hiện tại 136 xã, 62 huyện của 18 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tờ Lao Động số ra ngày 18 tháng 1 vừa qua loan tin, lực lượng Cảnh sát cơ động 113 phối hợp cùng ngành thú y, kiểm dịch phát hiện một chiếc xe tải mang bảng số 54T2208 chở 2,2 tấn thủy gia cầm đã làm thịt nhưng chưa được kiểm dịch chạy từ hướng miền Tây vào Sài Gòn trên quốc lộ 1A. Tài xế cho biết, anh ta chỉ là người chở thuê số hàng này, còn chủ hàng đi xe gắn máy phía sau và khi thấy xe bị chận thì bỏ trốn.

Ngày 9 tháng 2 sắp đến là ngày Tết Việt Nam, vì vậy số lượng thịt gà chắc chắn sẽ gia tăng tại Việt Nam trong ba ngày Tết. Gà vịt cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong dịp đón Tết âm lịch của một số nước Á châu khác, đó là chưa kể đến chuyện di chuyển của số lượng người rất lớn về quê ăn Tết rồi trở lại nơi làm việc. Đây là thời kỳ mà vi khuẩn H5N1 dễ dàng lan đi từ nơi này sang nơi khác. Chính phủ các quốc gia có Việt kiều hay Hoa kiều về nước ăn Tết, hay có dân đi du lịch các nước Đông Nam Á và Trung quốc trong thời kỳ này đang lo sợ và tìm những biện pháp ngăn chận dịch cúm gà luồn vào xứ họ khi số người này quay trở lại. Thái Lan và Mã Lai đã ngăn chận được dịch cúm gà này từ tháng 11 năm ngoái. Từ đó đến nay chưa phát hiện thêm một ca nào bị nhiễm dịch cúm gà này cả. Tuy nhiên, Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng cảnh cáo rằng từ khi bị thiên tai sóng thần, chính phủ hai nước này đã phải bận tâm ngăn chận các loại bệnh dịch khác mà lơ là đi trong đối sách diệt bệnh cúm gà, còn Việt Nam thì khi nước đến chân mới nhảy, làm người dân bị thiệt mạng một cách oan uổng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.