Đinh La Thăng: ’Lên voi, xuống… lỗ’?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tưởng “xuống chó” đã là thê thảm lắm? Chưa đâu! Lúc này, ít nhất có một kẻ chỉ mong được “xuống chó” thôi cũng không còn được nữa.

Kẻ đó là Đinh La Thăng!

Lúc lên voi, Thăng lên rất nhanh, nhận nhiều trách nhiệm quan trọng, từ Chủ Tịch HĐQT Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), rồi Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, rồi nhẩy tuốt lên tới Bộ Chính Trị, và rồi kiêm thêm chức Bí Thư Thành Hồ. Phải nói là lúc ở các vị trí đó, ngồi cao trên lưng voi, anh Thăng phát ngôn, nổ, khiến người dân Việt Nam nghe muốn bể lỗ tai.

Ở đây không kể dài giòng những tội lỗi… của ông Thăng vì đồng chí của ông ta là Nguyễn Phú Trọng đã cho báo chí đảng khui ra quá nhiều tội để làm thịt Thăng. Đó là tội làm mất trắng số tiền khổng lồ 800 tỉ đồng (35 triệu đô Mỹ) mà PVN đã đầu tư vào OceanBank khi Thăng làm Chủ Tịch HĐQT của PVN. Một số tiền rất lớn nhưng so với tất cả những khoản tiền công quỹ bị mất hay bị lãnh đạo ăn cắp thì chẳng thấm vào đâu, và hoàn toàn không phải là lý do mà chỉ là cái cớ được mang ra để làm thịt Thăng.

Nếu không có phép lạ xẩy ra thì có thể Thăng không chỉ “xuống chó” mà có thể “xuống lỗ”! Và có thể không chỉ mình Thăng!

Đọc những bài phân tích, bình luận và cảm nghĩ liên quan đến Đinh La Thăng từ trước đến giờ (không nói đến những bài viết của những tên bồi bút bưng bô CSVN) thì dường như cũng vẫn có người cho rằng dầu gì thì Đinh La Thăng cũng là kẻ “dám nói dám làm”.

Âu cũng là cái nét rất “dễ thương”, bản chất hiền hoà, dễ dãi, dễ tha thứ, và lạc quan của người Việt, nhưng đồng thời cũng rất “đáng chán” vì sự ngây thơ, không bao giờ học thuộc bài học cộng sản và vẫn tiếp tục để bị lừa. Phải khẳng định là những kẻ “hoạn lộ thênh thang” kiểu như Đinh La Thăng thì trong hệ thống cộng sản không có tên nào tử tế, thương dân thương nước cả.

Dám nói thì, với cái tánh thích “nổ”, tuyên bố vung vít, ngồi trên lưng voi chẳng có gì mà Thăng không dám nói.

Nhưng dám làm thì cần phải hỏi là dám làm cái gì, đã làm cái gì, tốt hay xấu? Cụ thể nhất là trong thời gian Thăng làm Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải và Bí Thư Thành Hồ.

Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng được xem là người tiên phong trong việc đẩy mạnh BOT mà ngày nay đã và đang trở thành vấn nạn khổng lồ làm khổ người dân Việt Nam khắp nước, biến người dân thành nạn nhân của một tình trạng bóc lột mãi lộ hợp pháp rộng khắp.

JPEG - 66.9 kb
Người dân biểu tình bảo vệ môi trường ngày 8-5-2016 đã bị lực lượng công an đàn áp thô bạo. Ảnh chụp từ YouTube

Thời gian Thăng làm Bí Thư Thành Hồ cũng là thời gian mà những nhà hoạt động dân chủ và người dân Việt bị công an của Thăng đàn áp thô bạo nhất. Theo đánh giá của công luận thì những thành tích của Thăng về đấm đá, đả thương, ném đá, ném mắm tôm vào nhà những người hoạt động nhân quyền còn vượt cả người tiền nhiệm của Thăng là Lê Thanh Hải. Ngay cả những người đi tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa & Trường Sa cũng bị công an của Thăng tấn công, xé biểu ngữ, cướp vòng hoa. Trong cuộc biểu tình phản đối Formosa năm 2016, Thăng đã bắt nhốt tới 500 người dân ở sân vận động Hoa Lư.

Bộ mặt thư sinh, có thể gọi là “bụ sữa” của Thăng che giấu tâm địa của một tay sát thủ tàn độc và cực kỳ tham lam và tham nhũng.

Trong cái xã hội chủ nghiã mà ĐCSVN dựng nên ngày nay mà người ta sẵn sàng treo cổ, đánh đập tới chết, hay tẩm xăng đốt cho tan xác một người phạm tội ăn trộm một con chó, thì chỉ cần 1 phần trăm hay 1 phần ngàn những tội của Thăng thì cũng đã đủ để bị treo cổ hay tẩm xăng rồi. Cho nên, Thăng có xuống chó hay xuống lỗ thì cũng chẳng oan ức gì.

Thăng cũng chỉ là một quân cờ trong ván cờ đấu đá nội bộ vào buổi cuối mùa của ĐCSVN, không hơn không kém.

Điều đáng quan tâm là việc gì kế tiếp sẽ xẩy ra sau khi Trọng làm thịt Thăng? Sẽ có nạn nhân kế tiếp hay không? Là ai? Là Ba X? Và chiến thắng của Trọng có ý nghiã gì tới vận mạng của đất nước ta.

Cái gì đã biến một con người lú lẫn đã mấy chục năm nay như Nguyễn Phú Trọng (chả thế mà có tên là Trọng Lú), có lúc đã khóc mếu máo vì bị Ba X chơi, bỗng dưng bất thần trở thành một tay chính trị gia lão luyện với những đòn phải gọi là hết sức hiểm độc tung ra trong thời gian qua khiến người ta có cảm tưởng là Ba X đang bị trói gô chờ hành quyết.

Như fbker Vũ Thạch đã nhận định, cái phép lạ đó là “tiền Trung Quốc” và “cố vấn Trung Quốc”.

“Nó lú nhưng ‘các Chú’ nó khôn!”

Đấu đá nội bộ, nếu chỉ để tranh giành quyền và lợi, thì cũng là thường tình không có gì đặc biệt đáng nói. Một Thăng chết hay mười Thăng chết thì người dân cũng chỉ vỗ tay cười.

Điều nguy hiểm đáng nói là cái quyền và cái lợi mà Nguyễn Phú Trọng đang cố duy trì và củng cố nó nằm trong bài toán xâm lược Việt Nam của Trung Cộng mà Trọng Lú là một công cụ.

Nếu Trọng Lú thành công trong việc diệt sạch các “kẻ thù đồng chí” và gom quyền lực vào trong tay thì ván bài dọn đường xâm lăng của Tập coi như thành công.

Đảng CSVN nắm quyền và hoành hành khiến đất nước tan hoang đã mấy chục năm nay, giờ đây là những ngày tháng cuối, và “nguy cơ CSVN” từ lâu đã bị thay thế bởi “nguy cơ Bắc thuộc”.

Nếu không có “nguy cơ Bắc thuộc” thì dù Trọng Lú, Ba X, ai giết ai, ai mất ai còn, thì ngày tàn của CSVN cũng đã đến không thể cưỡng lại được.

Do đó, việc Trọng Lú dựa vào Trung Cộng để nắm quyền, như bài bản muôn đời của những tên bán nước “cõng rắn cắn gà nhà” trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta vào vòng Bắc thuộc mới là điều chính yếu phải quan tâm.

Lối thoát duy nhất của dân tộc, bất kể kẻ nào được thua trong cuộc đấu đá thanh toán nội bộ của ĐCSVN, là toàn dân phải cấp kỳ cùng đứng dậy giật sập cái chế độ bán nước này ngay tức khắc trước khi quá muộn!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.