Đoạn Trường Dân Oan Việt Nam Khổ Đau, Bất Hạnh Thời Nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi:

- Các vị lãnh đạo Đảng CSVN – Nhà nước, chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, những người yêu công bằng dân chủ, tự do và dám chống áp bức sự bất công. – Các cơ quan thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.
- Bà Huỳnh Thị Nhân Thứ trưởng Bộ lao động Thương Binh & Xã hội.

Tôi nghe Đảng chống tham nhũng, tiêu cực vạch mặt chỉ tên một số quan tham là đảng viên ĐCSVN ở địa phương xâm phạm tài sản tập thể, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân, sự việc mắt thấy tai nghe vậy mà đã trên 10 năm có lẻ đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

GIF - 23.9 kb
Ông Hoàng Trung Kiên

Tôi đã bao lần lên Thủ đô Hà nội, nhiều đêm đông giá rét phải nằm ngủ vạ vật ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng cùng với những người dân oan. Tôi đã chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh từ khắp Bắc – Trung – Nam trong cả nước kéo về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến để kêu nối oan khuất của mình. Người thì mất đất mất nhà, người thì con bị tù oan, người chống tham nhũng tiêu cực bị trù dập vậy mà nhiều đêm vẫn bị đủ mọi lực lượng an ninh, công an bảo vệ chính trị, dân phòng sách nhiễu, đe dọa…

Hà nội năm nay nhiều đợt rét kéo dài chưa tưng có, tôi ở nhà vì sự việc của tôi đang được các cơ quan hứa hẹn giải quyết và có mẹ già cũng đã gần 40 năm đi tìm công lý cho chồng đã bị hy sinh trong kháng chiến, nay đã cạn hơi, kiệt sức vẫn mong mỏi chờ sự công minh của Đảng nhưng các “quan cách mạng” đưa đẩy vòng vo, ở nhà nhiều đêm không ngủ vì cái rét cắt da cắt thịt, thế mà tôi không hiểu bà con dân oan năm nay với cảnh màn trời chiếu đất họ sống ra sao nhất là những cụ già có tuổi, suy nghĩ tôi tự hỏi mình.

Họ là ai ? Trước hết họ là “dân oan” Mỗi người có mỗi nỗi oan khác nhau, cảnh khổ khác nhau. Đa phần họ ở độ tuổi 50 trở lên.

Họ là ai? Họ là những người lăn lội ngày đêm, nắng mưa cực khổ, đầu cắm xuống, đít chổng lên “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thi đua “mỗi người làm việc bằng 2” để góp công góp sức xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến đánh thắng “bọn xâm lược Mỹ ” !!!

Họ là ai? Họ là những người đã áo sờn chân đất trên các ngả đường từ “dốc PhaĐin chị gánh anh thồ, đèo Lũng Lô anh hò chị hát ” đến “Đường Trường sơn chúng ta dồn chân bước ” để ngày đêm vận chuyển lương thực, thuốc men cáng thương tải đạn phục vụ những trận đánh, những chiến dịch mà sử sách còn mãi ghi.

Họ là ai? Họ là những cọc tiêu trắng đêm trên cung ngầm thác đổ, là “Những cô gái mở đường” Trường sơn “Cho từng chuyến xe anh qua” đem cái sức phi thường của tuổi 17 để bắt “Cây xanh mở lối, núi phải cúi đầu”, để “Bắc những nhịp cầu” “trong đạn dội bom gào vẫn cất cao tiếng hát”, và bây giờ về nhà không một đồng trợ cấp nuôi tấm than gầy héo…

Họ là ai? Họ là những người “Ngày đầu chưa quen, đường cầy đâu thẳng ngay ”… Đảm đang gánh lĩnh trách nhiệm ở nhà chăm dưỡng Cha, Mẹ già, nuôi con thay chồng, để chồng yên tâm đánh giặc cho đến giờ vẫn còn hằn rõ như mới hôm qua cái buổi bịn dịn tiễn đưa “Người lính mùa xuân ấy ra đi từ đó không về”….

Họ là ai? Họ là những bà mẹ bóp bụng đói, chăt chiu từng miếng cơm nhai, vắt đến cạn ngực mình, nặn từng giọt sữa đục nuôi con khôn lớn. Để những con người ấy đã đem máu của máu mình, thịt của thịt mình góp phần tô thắm thêm cho mầu đỏ của chiến thắng hôm nay. Để bây giờ, ngày ngày vẫn “Đau đáu một nỗi nhớ con..” Vẫn rưng rưng tuôn lệ khi mỗi tháng cầm trên tay đồng tiền tuất “Liệt sỹ” của con chỉ vừa đủ mua trầu thuốc…

Họ là ai? Họ là những chàng trai năm xưa mới 18 đôi mươi vừa dời ghế nhà trường đã chân dép cao su, đầu đội mũ tai bèo “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”, “Mà lòng phơi phới dậy tương lai” với lời thề “Chưa hết giặc là ta chưa về ” tình nguyện là người lính cuối cùng đưa đường đạn trúng quân thù. Đất nước thanh bình, ngậm ngùi chia tay những đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống, Anh trở về trên mình đầy thương tích, đến bây giờ mỗi lúc trái gió trở trời lại quằn quại những cơn đau. Trên ngực lấp lánh những huân chương mà trợ cấp hàng tháng không đủ cho Anh đánh đơn đi kiện bọn quan cách mạng CS thoái hoá biến chất, tham nhũng, hiếp đáp dân lành vô tội.

Khi biết được con người thực họ là ai tôi cảm phục họ trong xót xa tiếc nuối, tôi tôn trọng họ trong căm phẫn cuồng phong, nghĩ đến cảnh đêm đông giá rét mà tôi đã cùng họ chịu đựng. Nay họ vẫn phải trải bạt, ny lông, chăn không, áo thiếu, trên lối đi của công viên, trên vỉa hè nhà vệ sinh công cộng, co quắp ôm nhau tìm giấc ngủ qua đêm….để rồi ngày ngày chầu chực ở các công sở uy nghi tráng lệ kêu đòi công lý !!!

Nay tôi lại lên Hà Nội vì Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đã nhận nhiều đơn tôi có lẽ các vị quên luật nên không có hồi âm. Tối đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng không thấy bà con dân oan đã mừng thầm tưởng rằng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam XHCN thấu hiểu nỗi khổ của dân đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện kéo dài nhiều năm. Khi tìm hỏi mới biết bà con chuyển nơi ở mới có mái để che mưa, che nắng. Thực ra đó chỉ là khu nhà cũ trong khu qui hoạch cạnh vườn hoa đã bị giải tỏa, dỡ bỏ, chỉ con 4 bức tường rêu cũ. Gạch đá, vôi vữa đổ nát, ngổn ngang, bốc mùi hôi thối, ẩm ướt nồng nặc. Mọi người xúm nhau lại, kiếm mấy cái cây gác ngang, gác dọc làm khung, căng những mảnh ni lông to nhỏ để che sương, che mưa. Họ vẫn kiên nhẫn duy trì cuộc sống cực khổ, nheo nhóc mà mọi người cố gắng vượt qua, kiên nhẫn chờ đợi sự giải quyết của những người, những cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Nói có sách, mách có chứng. Tôi xin nêu cụ thể một số trường hợp sau đây:

- Bà Đặng Thị Thông, 54 tuổi quê xã Đông á, huyên Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Là gia đình có công với nước, bà là cháu cũng là con nuôi được quyền thừa kế tài sản và thờ phụng. Bố nuôi bà là đảng viên Cộng sản, hoạt động cùng thời và là bạn với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Bị chính quyền xã Đông á lừa lấy đất dưới danh nghĩa xây dựng công trình công cộng, nhưng thực chất là để đưa cho kế toán của phòng Thương binh Xã hội đánh đổi lấy 2 sổ thương binh giả cho chánh phó chủ tịch xã. Năm 1998, căn nhà 90m2 mà bố bà nhà lão thành cách mạng để lại cho bà thờ phụng cũng bị o ép, đập phá, cưỡng chế nốt. Nhà bị phá, đất bị cướp gia đình bà lâm vào cảnh “sống vô gia cư”. Nghèo túng, cùng quẫn đã dẫn đến cảnh chồng phải bỏ vợ, đứa con nhỏ mới sinh được 10 ngày cũng phải đành đoạn cho đi. Còn lại 2 mẹ con lang thang không nhà, không cửa cho đến nay và bà phải lao vào con đường khiếu kiện kéo dài gần 20 năm liên tục. Khi đứa con tròn 18 tuổi do cảnh phải sống lang thang đã tạo ra mâu thuẫn với cán bộ, công an địa phương vu khống và ghép tội vi phạm pháp luật, bị kết án 18 tháng tù giam vẫn chưa được về. Tròn 20 năm khiếu kiện cuộc đời mẹ con bà không còn gì nữa để mất! Bà đã thề. Nếu vì quyền lợi chính đáng của mình bị xâm hại, bị cướp đoạt mà đấu tranh, cho dẫu 2 mẹ con bà có phải chết – thì cũng phải chết ngay trước dinh thự, hay trước đầu xe các vị trong “Tứ trụ triều đình đất nước này… ”.

- Cô giáo Nguyễn Thị Thảo, 50 tuổi quê Hà Tĩnh, đi vùng kinh tế mới (VKT) thuộc tỉnh Gia Lai. Cô là giáo viên cấp 1, cùng đứa con gái 7 tuổi, đêm trải ni lông ngủ mé bờ Hồ Tây, ngày đi nhặt ve trai, giấy vun tích góp để bán. Chính mắt tôi đã thấy cô phải nhặt những cọng rau mà người ta bỏ đi trong chiếc xe rác, với những con cá chết nổi trên mặt hồ Tây nhưng chưa thối để ăn. Hôm nào gặp những người câu cá tốt bụng cho một vài con cá Rô phi nhỏ là mẹ con mừng rỡ như được ăn bữa tiệc. Lý do đi kiện là bởi sự trù dập của ngành giáo dục địa phương buộc cô phải thôi việc trái phép. Dân oan nói khi cô ra Hà Nội thì đứa con còn đỏ hỏn mà nay cháu bé đã lên 7 tuổi. Cháu đã nhiều lần phải theo mẹ vào trại giam, vào trại xã hội Đồng Dầu bên huyện Đông Anh vì công an càn quét mỗi dịp quốc khánh 2/9, hay đại hội Đảng toàn quốc, hoặc dịp “đại thắng ngày 30/4 và quốc tế lao động 1/5…”….

- Bà Hùynh Thị Phụng, 72 tuổi, quê Vĩnh Long. Tuổi già sức yếu không thể thi thố với gió sương buộc phải tìm nơi cư trọ. Ban ngày đi rửa bát đĩa, phục vụ bưng bê cho quán cơm trưa, được trả 12.000đ. Bà phải trả tiền trọ một đêm 8.000đ. Chỉ còn lại 4.000đ cùng với cơm dư, rau thừa của quán nuôi thân.

- Bà Huỳnh Thị Xuân, 53 tuổi, ở Đắc Lắc. Vì lòng thương người cho người mượn đất thổ cư để dựng quán tạm làm ăn. Kẻ mượn đất sau này có tiền lại nảy ý đồ muốn ăn cướp, đút lót hối lộ cán bộ địa phương để được bênh vực không chịu trả lại. Bà kiện nhiều năm mà tỉnh, huyện, xã không cấp nào giải quyết dứt điểm. Sau khi đứa con út được 1 tuổi bà để con ở nhà cho chồng tìm đường ra Hà nội. Từ 6h – 10h sáng bà đi làm thuê – như ôsin từ lau nhà, quét dọn, giặt giũ cơm nước… Trưa thì đi phụ giúp hàng quán để kiếm thêm. Ngoài thời gian đến cơ quan bà đi nhặt rác đến 10h khuya để kiếm sống. Mỗi năm về thăm chồng con 1 lần. Bây giờ đứa con út ngày xưa đã 15 tuổi, học lớp 10.

- Bà Phạm Thị Ngọc Trâm, 72 tuổi quê Thái Bình hiện ở Phan Thiết – Bình Thuận là cựu thanh niên xung phong hoả tuyến, là thương binh. Bà còn là cô giao cấp 3 được điều động từ tỉnh Thái Bình, vào Phan Thiết. Do dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, bà bị ngành giáo dục và chính quyền địa phương trả thù, trù dập buộc phải thôi việc, cắt toàn bộ chế độ của 4 mẹ con. Nỗi oan kéo dài suốt 23 năm nay của bà đã được in thành chuyện, thành sách với tựa đề “ Nỗi oan 20 năm của người đàn bà chống tiêu cực” Đăng trong tập truyện ngắn “Vụ án sợi dây diều” (Nhà xuất bản Lao động) bạn đọc gần xa có cả lưu học sinh một số nước đã phản hồi lên tiếng bênh vực bà qua E Mail điện tử đã đăng trong sách. đến nay vẫn không được giải quyết. Tôi cũng đã ngồi nghe bà trình bầy nỗi oan khuất với ông thứ trưởng Bộ LĐTBXH có cái tên Hoà ngày 20/10/2007 nhưng ông thứ trưởng cũng chỉ dẫn quanh. Với đồng lương thương binh ít ỏi 600.000đ/ 1 tháng, vừa trọ, vừa ăn, vừa đơn từ đi lại.

- Ông Vũ Anh Tiến, 65 tuổi thương binh quê ở tỉnh Ninh Bình hiện ở Cà Mau. Có con trai do mâu thuẫn cá nhân với công an bị lập biên bản đơn phương vu khống cáo buộc tội đánh người gây rối, phải đưa vào cơ sở giáo dục tập trung 24 tháng. Sau khi hết hạn con ông về nhà do mặc cảm với những ngày tháng oan ức trong tù, đã rời nhà đi làm ăn xa được 18 tháng nay. Trong công việc do bị tai nạn đã bị tàn phế hoàn toàn bàn tay phải ! Bởi đánh người mà lại không có người bị đánh, ông đã khiếu kiện ngay sau khi con ông bị bắt 6 tiếng đồng hồ. Gần 4 năm qua Bộ công an đã cử 2 đoàn thanh tra về Cà Mau để xem xét, xác minh, nhưng vì lý do khuất tất nào đấy mà chỉ có ai làm mới biết, nên sự thật vẫn không được làm sáng tỏ. Ông đã gửi nhiều bút tích xác nhận cùng với băng ghi âm, băng ghi hình chứng cứ để chứng minh con ông vô tội, nhưng đều bị thanh tra Bộ công an dìm ém, không xem xét. Thậm chí ông Nguyễn Văn Hưởng thứ trưởng Bộ công an đã có ý kiến chỉ đạo giao cho thanh tra Bộ phải làm rõ tố cáo của ông, từ tháng 10/2007, nhưng ngành thanh tra Bộ công an vẫn lẩn tránh không chịu làm rõ, 2 lần ra Hà Nội cộng thời gian 14 tháng ông cháo chợ cơm hàng, thuê trọ, đi lại, đơn từ chỉ bằng đồng lương thương binh còm cõi của mình do vợ gửi ra.

- Ông Nguyễn Duy Hiền, 72 tuổi Tuyên Quang “Là con của Mẹ Việt Nam Anh Hùng”, bản thân ông là thương binh, cựu chiến binh, đảng viên CSVN cũng có con trai bị bắt do cãi cọ mâu thuẫn với công an, sau một đêm đưa về đồn công an để nhốt. Sáng hôm sau công an đã đưa xác con ông về nhà với lời cáo buộc là do khám trong người con ông có 1 tép Hêrôin 0,055g nên sợ quá nó đã nhảy từ trên gác xuống để tự tử ???!!!

- Ông Nguyễn Duy Huân, làkỹ sư, và là nhà báo chiến trường, ông còn là cựu chiến binh quê tỉnh Tuyên Quang 65 tuổi. Năm 1995 ông nhận xây dựng cây cầu trên đường từ thị xã Tuyên Quang vào lán Nà Lừa để chào mừng 105 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, cầu khánh thành đúng thời hạn, thông xe an toàn vào ngày sinh 19/5, thì ngay sau đó ông bị bắt tù về tội “Rút ruột công trình”, người ta cáo buộc cho ông đã ăn cắp 74 tấn xi măng và 317m3 đá bêtông. Trong khi tổng công trình chỉ có 72,4 tấn xi măng và 297m3 đá bêtông. Không chỉ bị tù oan ông 19 tháng, ông còn bị giữ lại hơn 300 triệu tiền riêng bỏ ra để mua vật liệu. Hơn 10 năm cây cầu vẫn tồn tại chắc chắn, xe 40 tấn vẫn có thể qua an toàn. Trong khi đó, những cây cầu khác được xây dựng cùng thời hoặc về sau này đã được nghiệm thu là “đảm bảo chất lượng” thì chỉ tồn tại được có 2,3 mùa lũ.

- Bà Nguyễn Thị Thuận, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà nội. 68 tuổi đời, 48 năm đi kiện vì nhà đất hợp pháp của mình từ những năm 60 thừa kế của cha mẹ vậy mà đến năm 1978 bị nhà nước lấy bán cho kẻ có quyền, có chức vốn là sĩ quan công an, bà đã thề dù chết cũng phải đòi cho bằng được những gì thật sự là của mình do tổ tiên để lại mà bị cướp đoạt.

- Ông Coóng, 74 tuổi, người Hoa, Tuyên Quang. Gia đình ông rời bỏ chỗ ở cũ gần mặt đường để sơ tán vào vùng sâu, do cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Năm 1985 ông đưa gia đình hồi cư về đất cũ thì mới biết đất nhà ông đã được bán cho ông chủ tịch UBND xã, mà trong biên bản mua bán có đủ chữ ký của vợ ông cùng với con dấu của chính quyền xác nhận. Thực tế, sau khi sơ tán đến nơi ở mới được 1 năm thì vợ ông đã bị bệnh qua đời năm 1980, người chồng tội nghiệp đã cúng giỗ vợ được 4 lần, thế mà nay bà vợ ông ở dưới mồ còn bội bạc, năm 1984 vẫn cố thò tay lên để ký giấy bán đất cho ông chủ tịch xã.

- Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, 54 tuổi, Qui Nhơn, Bình Định. Năm 1995 bà là đối tác kinh tế với quân đội nước bạn Lào trong khai thác vận chuyển lâm sản qua cửa khẩu tỉnh Hà Tĩnh. Bên nước bạn thanh toán đầy đủ, vợ chồng bà về quê. Xe gần đến Quy Nhơn thì bị công an tỉnh Bình Định chặn xe khám xét và tịch thu toàn bộ số tiền 157.000.000 VNĐ và 100 USD và số tiền này được giao cho công an tỉnh Hà Tĩnh, với lý do “Bà lợi dụng tín nhiệm cá nhân để chiếm đoạt ”??? Bà bị tù 10 tháng. 2 lần bị tra tấn bằng dây thép 4 ly, bà đã tìm đường tự tử nhưng không chết. Hết tù bà đi kiện. Năm 2004, viện kiểm sát nhân dân và toà án nhân dân tỉnh (VKSND và TAND) Hà Tĩnh đã đánh 2 xe vào nhà bà tận Qui Nhơn để xin lỗi và bồi thường oan sai 100.000.000đ VN, nhưng khoản tiền tang vật bị thu giữ trái phép kia đến nay vẫn chưa được cấp nào, ngành nào nhận trách nhiệm phải trả lại.

- Ông Phàng Sao Vàng, 72 tuổi dân tộc H. Mông, Lào Cai đảng viên ĐCSVN bị bắt giam bỏ từ gần 6 năm vì tội vu vơ trấn lột của mấy cháu nhỏ tiền bạc, nhưng đến nay vẫn không tìm ra được người bị hại bị ông đã trấn cướp !!! Trong nhà tù tỉnh Sơn La ông bị cùm chân đến lở loét và nay vẫn để lại sẹo nơi cổ chân. Hai vợ chồng ở Hà Nội hàng nửa năm trời ngủ ở vỉa hè, góc phố, ngày đi nhặt rác, lá hành bỏ đi của quán phở về làm rau, đêm xuống đi bẫy chuột cống để ăn, hôm nào bẫy được 2,3 con thì nhốt lại để dành hôm sau. Khi nói chuyện và được xem đơn của ông đã viết tất cả gần 150 lá vẫn không ai giải quyết cho nỗi oan khuất của mình cay đắng đã phải chịu đựng trước đây, nhưng ông vẫn toàn tâm toàn ý tin tưởng vào đường lối tuyệt đối đúng đắn, sáng ngời công lý của đảng và nhà nước thế mới là chuyện lạ xưa nay hiếm thấy !!! Thật là cười ra nước mắt và trường hợp của ông quả là oan thật !

- Cô Phạm Thị Nhung, 51 tuổi quê Ninh Bình, chồng là Vũ Văn Khải. Tuổi thanh xuân 2 người đem hết sức mìmh phấn đấu để được kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam trong quân đội Nhân dân Việt Nam, khi trở về địa phương chồng là người chủ gia đình phải ở nhà nội trợ nuôi con ăn học để vợ tham gia công tác. Với đồng lương bệnh binh ít ỏi và tiền thù lao cán bộ phường của vợ cuộc sống khó khăn hàng năm 2 vợ chồng đều là. “Đảng viên ưu tú, gia đình văn hoá”. Thế rồi tai hoạ ập đến với gia đình bằng một phương án đền bù 3 không: “Không ngày tháng, không ai ký, không con dấu” . Yêu cầu gia đình nhận tiền đền để thực hiện dự án Quốc lộ 10. Thực tế gia đình ở Quốc lộ 1 đường đi Thanh Hóa cách đường 10 hơn 1km gia đình thắc mắc chính quyền có giấy mời lên thực hiện dự án 405, khi yêu cầu công khai dự án. Không có dự án 405, họ đưa ra dự án 617 dự án này không di rời dân. Sau họ lập lên dự án qui hoạch công viên cây xanh. Vậy là họ đã thực hiện chính sách chảm trước tấu sau. Gia đình yêu cầu thực hiện các thủ tục hành chính. Công khai dự án, có quyết định thu hồi đất, có quyết định di rời chỗ ở cho gia đình nhưng chính quyền không thực hiện. Họ khai trừ Đảng tịch, khai trừ các đoàn thể cả 2 vợ chồng, gia quyết định buộc cô thôi việc, biên bản bàn giao quá trình công tác cô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tổ chức cưỡng chế phá huỷ toàn bộ nhà cửa cây cối, lập biên bản thu giữ toàn bộ đồ dùng sinh hoạt, bàn thờ tổ tông, 2 con đỗ Đại học Y khoa tỉnh Thái Bình thì bị ông chủ tịch phường Nam Thành phê vào hồ sơ sinh viên của 2 cháu: “ Gia đình và bản thân anh Bình, anh Bắc không thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước…”. Bản thân ông chủ tịch phường Nam thành lấn chiếm đất công cấp có thẩm quyền lại làm hồ sơ cho ông chuyển nhượng, ông còn tổ chức chiếm đoạt tài sản công dân trong việc cấp “sổ đỏ” khi bị phát giác lại thông tin sai sự thật, giả mạo giấy tờ trù dập tố cáo. Vừa qua thành uỷ ĐCSVN thị xã Ninh Bình giao cho thanh tra thành phố mời tôi đến thông báo sử lý kỷ luật Đảng ông chủ tịch phường hình thức cảch cáo, khi được biết hình thức kỷ luật ông chủ tịch phường nhiều người cho rằng xử lý như thế thì nhất Đảng (ĐCSVN) nhì trời. Trường hợp của cô Nhung, khi thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn dân, tôi đã gửi câu hỏi “ với cương vị của mình Thủ tướng xử lý thế nào để gia đình cô an cư lập nghiệp” cho đến nay vẫn không có hồi âm. Còn nay 2 gia đình cô Nhung và cô Thuận vẫn sống lang thang, màn trời, chiếu đất không chốn nương thân, 2 con nghỉ hè không biết về đâu. Tổ tông không nơi hương khói, người anh liệt sỹ không nơi thờ phụng, các cơ quan chức năng đưa đẩy quanh co. Khởi kiện ra Toà, toà thụ lý thu tiền án phí, song ra quyết định dình chỉ vụ án. Gần đây nhất uỷ ban tư pháp Quốc hội khoá XII có số 441/UBTPXII ngày 18/01/2008 báo tin đã gửi đơn thư 25 trường hợp đến uỷ ban kinh tế Quốc hội khoá XII đề nghị sử lý đơn thư theo thẩm quyền.

- Trường hợp mẹ tôi bà Vũ thị Thục, 85 tuổi, quê Ninh Bình. Gần 40 năm bà đi tìm công lý cho chồng là liệt sĩ Hoàng Văn Quỳ, thời kháng chiến chống Pháp khi con đầu tròn 1 tuổi ông đã để mình vợ nuôi con tham gia kháng chiến, hoà bình trở về địa phương làm nghề thợ may. Năm 1966 máy bay của không quân Mỹ đánh phá miền bắc chi bộ thôn Phúc Chỉnh nhận định ông đã tham gia chống Pháp nên họ vận động ông bỏ nghề. Cho ông 2 chức, thư ký đội sản suất số 4 và trung đội phó dân quân 2. Khi có chiến sự làm nhiệm vụ tiếp đạn tải thương cho trận địa pháo 37 ly trước Quân y viện 5, chưa có chiến sự sản suất, kết hợp bảo vệ tài sản Quân y viện 5. Ngày 28/8/1966 máy bay Mỹ ném bom thị xã Ninh bình, ông bị thương trong khuôn viên bệnh viện sau đó hy sinh (có 2 trường hợp chết tại chỗ đã được công nhận liệt sỹ ). Chồng chết con đầu nhập ngũ hy sinh năm 1968, mình người đàn bà goá nuôi lăn lộn nuôi 4 con nhỏ. Năm 1973 chính quyền địa phương lại cướp đất gia đình cho hộ liền kề, quy luật tự nhiên “có áp bức có đấu tranh”, người đàn bà goá không biết chữ đứng lên hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Các ông quan cách mạng CSVN ở địa phương lại yêu cầu phải để đất cho hộ liền kề, cấm không được hỏi liệt sỹ cho chồng. Bà không nghe đã bị bắt giam 3 ngày. Không có lệnh bắt chỉ có lệnh tha do Lê Anh Thống trưởng công an huyện Hoa Lư ký. Khi được tha bà đã đi lên trung ương ở Hà nội kêu oan. Các cơ quan tổ chức nhiều hội nghị, nào là xác minh, nào là đối thoại nhưng không mời những cán bộ năm 1966, lại dựng lên nhân chứng giả đối thoại để bóp méo sự thật làm cho những cán bộ có trách nhiệm năm 1966 bất bình có đơn kiến nghị. Khi còn là chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh đã xem xét ký nháy vào đơn đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐTBXH chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ viêc. Bộ LĐTBXH lý do gia đình mới có đơn chưa có hồ sơ của địa phương đề nghị. Địa phương lại lý do tại Bộ có quyết định 652 chấm dứt nên không giám lập hồ sơ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu các trường hợp tương tự của bố tôi lại được chính quyền công nhận liệt sỹ tôi có đơn và làm theo hướng dẫn của bộ những người có trách nhiệm giải quyết đơn không làm theo luật. Tôi tiếp tục có đơn gửi đến các cơ quan nhờ các thiệp Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam báo tin căn cứ pháp luật đã chuyển đơn tôi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Bộ LĐTBXH nhiều lần nhưng vẫn bị làm ngơ. Ông Bùi Hồng Lĩnh Thứ trưởng Bộ LĐTBXH lại lạm dụng chức quyền báo cáo với Thủ tướng Chính phủ sai sự thật.

Ngày 20/03/2008 vừa rồi tôi lạiđếnBộ LĐTBXH,bàHuỳnh Thị Nhân Thứ trưởng tiếp dân sau khi xem chứng cứ nghe trình bầy, lại tiếp tục chỉ đạo cho bộ phận tiếp dân nhận đơn, vậy là bà mẹ liệt sỹ đã ở tuổi 85 lại dài cổ chờ sự chỉ đạo tài tình của Đảng – sự giải quyết khách quan công minh của Nhà nước – của Chính phủ.

Cứ nói nữa, còn nữa cả tháng cũng không hết chuyện, nhìn lại mỗi người mỗi việc, mỗi việc mỗi oan trái khác nhau, nói đến oan ức thì mặt ai cũng săn lại, phẫn uất. Nói đến kiện tụng cửa quan mặt ai cũng như bão táp phong ba. Họ tự động sắp xếp với nhau như một cỗ máy mà mọi hoạt động của mỗi bộ phận đều theo một qui trình nhất định. Tốp này về đất đai. Tốp kia về chính sách, tốp án hình sự, tốp án dân sự… Thời gian biểu tuy không lên lịch, nhưng công việc hàng ngày vẫn đều không có gì thay đổi. Sáng dậy từ 5h – 7h đến nhà riêng của mấy ông to, kêu gào, la ó. Tối đi nhặt rác thải, ve trai. Đơn từ viết vào những giờ nghỉ trong ngày, có nhưng người, những vụ kiện nhiều năm. Họ đặt tên cho từng vụ, mới nghe cứ ngỡ tên chuyện tên phim. Nào vụ án Ma biết bán đất, nào Lợi dụng tín nhiệm cá nhân chiếm đoạt tài sản của chính mình, nào vụ án Chết rồi còn đi buôn thuốc phiện, nào vụ án Cây cầu bằng bùn, nào vụ án Anh Nô hiếp Thị Mầu, ….v.v và v.v… Kiện tụng không được giải quyết. Sinh hoạt thì kham khổ, khó khăn. Ăn uống thì thất thường. Còn phải chống trọi với thời tiết nắng mưa buốt giá, bệnh tật phát sinh. Chưa đủ còn phải đề phòng cảnh giác chống trả tự vệ với đội quân duy trì trật tự an ninh của nhà nước, mà đội quân này còn đông hơn cả người đi kiện, suốt đêm, nhất là những ngày lễ hội . Đúng là “Đường trần gian đầy ải nhân gian, Ai trưa qua trưa phải là người. Trong thói đời cười ra nước mắt” “Đoạn trường ai có qua rồi mới hay”. Tôi hỏi người đàn ông cùng quê Ninh Bình , là cựu chiến binh vào Cà Mau từ năm 1980.

- 4 năm đi kiện. Bác thấy đã nhiều người được giải quyết chưa?

- Ông đáp. Tôi đâu phải người giải quyết mà biết ! Nhưng lần đầu tiên ra Hà nội tôi đã gặp và làm quen với rất nhiều người bạn cùng cảnh. Năm ngóai, tôi ra lại làm quen thêm nhiều bạn nữa. Năm nay tôi ra thì thấy nhiều bạn cũ vẫn còn nguyên, mà lại có thêm rất nhiều bạn mới chưa được biết ”, ngừng một chút, ông nói tiếp.

Có những vụ kiện về đất đai, như vụ bà Đinh Thị Biếu, uỷ quyền cho con gái là Võ Thị Tư, ở Long Mỹ, Hậu Giang. Vì tin Cán bộ, Đảng viên bà đã tự giác chấp hành dỡ nhà đi nơi khác nhừơng đất lại cho huyện để mở rộng Ngân hàng. Từ sự chấp hành này bà đã bị xô vào con đường khiếu kiện đã hàng trục năm trời, nợ nần chồng chất mà đến giờ vẫn chưa có miếng đất ở yên thân. Sau khi Ngân hàng chuyển đi chỗ khác, bà đòi lại phần đất cũ của mình. Tỉnh Cần Thơ lú, đó sau 2 lần quyết định đã đồng ý trả lại toàn bộ đất cũ cho bà. Gia đình bà đã ổn định cuộc sống nhiều năm trên đất ấy. Sau khi tách tỉnh, UBND tỉnh Hậu Giang lại ra quyết định thu hồi 1/3 đất của bà và cưỡng chế bằng vũ lực (mà không có quyết định cưỡng chế), buộc gia đình bà phải di rời. Bà kiện hết cửa đến nay thì thanh tra Chính phủ lại vẫn đồng tình với quyết định của UBND Tỉnh Hậu Giang, thậm chí họ còn biện dẫn là có cả ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng chính phủ… đồng thời yêu cầu bà chấm dứt khiếu kiện !?.

- Thế bác nhìn nhận thế nào về sự Dân chủ, Tự do, Nhân quyền…. ông chậm rãi.

- Thời “Bác Hồ” thì dân chủ là phải cho người dân được mở miệng nói, và được nói lên tiếng nói của chính mình. Còn bây giờ thì mất, cấm được kêu ! Kêu là làm mất trật tự, là gây rối, là chống đối đảng và nhà nước, là có ý định, có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân !!! Là dùng những Quyết định áp lực, độc đoán để chấm dứt khiếu kiện, để dập tắt tố cáo…. Thậm chí những khẩu hiệu “Đả đảo bọn tham nhũng” mà chúng tôi đem theo cũng bị bắt phải tháo bỏ. Nếu nói. Chống tham nhũng thì phải chống ai ? Chống thế nào ? Nếu “Đả đảo bọn tham nhũng” cũng không được, thì chẳng lẽ phải thay đổi khẩu hiệu. “Đả đảo những kẻ đã ra lệnh đàn áp, bắt bớ những người chống tham nhũng” hay sao?

- Thế bác cảm nhận gì về sự công bằng ? Với người dân thì 9 bỏ làm mười, 5 bỏ làm 3 cũng được coi như là công bằng. Còn với nhà nước và những người có thẩm quyền thì họ đang thực hiện công bằng theo kiểu : Người cha chia bánh cho 2 đứa con, hay Con gấu chia bánh trong rừng cho mấy chú cáo con…Vậy Anh đã từng nghe chuyện cổ tích ấy chưa ?

Sự thật có là vậy không ? Câu trả lời xin để phần những người, những cấp có thẩm quyền giải quyết.

Ninh Bình ngày 25 tháng 03 năm 2008

Công dân Hoàng Trung Kiên bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước được xuất ngũ về địa phương.
Số nhà 25 Phố Phúc Chỉnh, phường Nam Thành, thị xã Ninh bình, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại di động: 0989 .203. 278

Chú Thích: ảnh trên là hình tác giả Hoàng Trung Kiên bị em chủ tịch phường Nam Thành đánh gẫy xương sườn và gẫy ngón tay út trái khi anh dũng cảm tham gia đấu tranh chống quan lại CSVN tham nhũng ở địa phương năm 2007.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)