Ðơn Thỉnh Cầu Kính Gởi Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính thưa nhị vị Hồng Y,
Kính thưa các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục,

Ba sự kiện hiện nổi bật nhất trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, gây hoang mang rất nhiều cho giáo dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, đều liên quan đến vấn đề “Linh mục làm chính trị”.

- Sự kiện thứ nhất: Linh mục Huỳnh Công Minh, người đã từng đem những điều bàn luận giữa anh em linh mục trong một buổi tĩnh tâm báo cáo cho công an, khiến một linh mục (cha Mai Xuân Hậu) đã bị công an hăm dọa.

JPEG - 11.2 kb
Linh mục quốc doanh Huỳnh Công Minh.

Trước Ðức cố Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình và rất nhiều linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Saigon lúc ấy, linh mục Huỳnh Công Minh đã nhìn nhận hành động này qua câu nói: “Với tư cách là linh mục, tôi không được tố cáo anh em linh mục của tôi, nhưng với tư cách công dân tôi có bổn phận tố cáo”. So sánh trường hợp làm chỉ điểm cho Cộng Sản Ba Lan của Tổng Giám Mục Stanislaw Wielgus với trường hợp của linh mục Huỳnh Công Minh thì thấy không khác gì cả. Có khác chăng là Ðức Tổng Giám Mục Stanislaw Wielgus đã nhận biết đó là hành vi tội lỗi nhưng đã chối cho đến phút chót, còn linh mục Huỳnh Công Minh thì hãnh diện tuyên bố công khai hành vi chỉ điểm của mình và vẫn tiếp tục làm chỉ điểm cho công an. Cái khác nữa là Tổng Giám Mục Stanislaw đã công khai từ chức ngay sau khi bằng chứng được công bố. Còn linh mục Huỳnh Công Minh vẫn được 2 đời Tổng Giám Mục “tín nhiệm” trong chức vụ Tổng Ðại Diện của Tổng Giáo Phận và Phó Giám đốc Đại chủng viện.

- Sự kiện thứ hai: Khóa 12 Quốc Hội bù nhìn Việt Cộng vừa qua, Giáo Hội Việt Nam có tới 3 linh mục thuộc đủ 3 Tổng Giáo phận ra ứng cử Quốc Hội bù nhìn này, 2 trong 3 vị đã “đắc cử”. Các khóa trước cũng có linh mục đại biểu trong Quốc Hội. Hẳn nhiên các vị này đã phải được các Giám Mục bản quyền cho phép, bằng không thì các ngài đã bắt buộc các vị một là “nghỉ dài hạn trách nhiệm mục tử” hai là từ bỏ chức vụ dân biểu quốc hội. Ngoài 2 vị “dân biểu” này, chúng con còn biết có hơn 70 linh mục, tu sĩ nam, nữ cũng đang ngồi trong Hội Ðồng Nhân dân Huyện, Thị Xã hay gần cả ngàn vị tham gia Ủy ban Đoàn kết (thành viên Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan ngoại vi của đảng CS). Chưa hết, một số linh mục ở trong tòa soạn báo Công Giáo & Dân Tộc và báo Người Công Giáo Việt Nam là những kẻ ăn lương Nhà Nước, làm công cụ cho đảng CS, khoác danh nghĩa Công Giáo để phụ trách một cơ quan tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản (vì “tuyệt đối không có vấn đề tư nhân ra báo” như lời Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố). Chức vụ dân cử từ Ðại Biểu Quốc Hội đến thành viên các hội đồng tỉnh, huyện, thậm chí thành viên Ủy ban Đoàn kết… đều có quyền lực và quyền lợi. Ðây là những chức vụ chỉ dành cho những người tham gia chính trị. Mà nền chính trị CS –như các Đức Cha đều biết- lại là nền chính trị độc tài, đàn áp, phi dân chủ.

- Sự kiện thứ 3: Linh mục Nguyễn Văn Lý là người đã dùng ngòi bút và lời nói đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền thật sự từ hơn 20 năm nay, không hưởng lương nhà nước và không có quyền lợi lẫn quyền lực chính trị, còn bị ngồi tù đến 4 lần.

JPEG - 10.3 kb
Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Hành động của Ngài hoàn toàn phù hợp với hành động của một số vị trong hàng Giáo phẩm hoàn vũ, như Ðức Gioan Phaolô II khi trả lời phỏng vấn của báo La Stampa tháng 3-1991: “Nhiệm vụ của Giáo Hoàng là rao giảng Phúc âm, nhưng trong Phúc âm có con người, sự tôn trọng đối với con người, tức là Nhân quyền, sự tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những điều đó có một giá trị chính trị, thì đúng Giáo Hoàng có làm chính trị. Giáo Hoàng luôn đề cập đến con ngườị Giáo Hoàng bênh vực con người”, như Tổng Giám Mục Roberto Luckert, Phó Chủ tịch HÐGM Venezuela khi tuyên bố về cuộc bầu cử của nước này: “Thật là khôi hài khi phí phạm thời gian và tiền bạc để đi bầu khi chúng ta đã biết chắc kết quả sẽ diễn ra như thế nào”, như Tổng Giám Mục Pius Ncube khi mạnh mẽ bác bỏ lời tổng thống Zimbabwe vu cáo ngài làm chính trị bằng câu nói: “Tôi là một người tranh đấu cho nhân quyền, không phải là người làm chính trị. Hai sự việc hoàn toàn khác nhau!” và nhiều vị trong hàng Giáo phẩm Giáo Hội… Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chưa thực sự cho rằng linh mục Nguyễn Văn Lý làm chính trị, nhưng Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam đã chính thức trả lời cho Ðại Diện Vatican rằng linh mục Nguyễn Văn Lý làm chính trị, chống lại Giáo luật, không vâng lời Bề Trên. Ðức Cha Mai Thanh Lương, sau khi về Việt Nam 2 lần, lúc trở lại Hoa Kỳ, có tuyên bố linh mục Nguyễn Văn Lý khi tranh đấu đã không làm công việc của một linh mục mà là công việc của một chính trị gia! Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể cũng từng kết án: “Cha Lý làm chính trị, đang khi linh mục thì không được phép làm”. Một vài đồng nghiệp của cha Lý như linh mục Nguyễn Vinh Gioang tại Huế đã trắng trợn xuyên tạc câu cha Lý trả lời với Ðức Tổng Giám Mục trong ngày nhậm chức Quản xứ An Truyền (Theo băng hình, khi Ðức TGM hỏi: “Con có hứa tôn kính và vâng phục Cha và các đứng kế vị của Cha không?” Linh mục Lý đã trả lời: “Thưa con hứa tôn kính và vâng phục Ðức Cha cùng các đấng kế vị của Cha trong mọi điều chính đáng, phù hợp với Giáo lý, Ðức Tin và Luân Lý của Hội Thánh hoàn cầu” chứ không hề nói: “Con xin được phép không vâng lời Đức Cha trong những việc con tranh đấu….” như cha Gioang đã bịa đặt).

Ba sự kiện nói trên đã làm cho giáo sĩ và giáo dân trong cũng như ngoài nước rất hoang mang, không biết quan niệm của Hội Ðồng Giám Mục thế nào về vấn đề LINH MỤC LÀM CHÍNH TRỊ. Hậu quả tai hại là mạnh ai nấy hiểu theo ý mình. Mạng VietCatholic của linh mục Trần Công Nghị ở Nam California, Hoa Kỳ, là nơi để cho nhiều linh mục, thậm chí giám mục giải thích quan niệm “Làm Chính Trị” theo ý mình và tất cả những bài viết đều trực tiếp hoặc gián tiếp đả kích linh mục Nguyễn Văn Lý cùng Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền như Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi và Chân Tín cùng các thân hữu. Chúng con thiết nghĩ đã đến lúc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cần phải minh định vấn đề này để cất gánh nặng hoang mang, chia rẽ khỏi lòng giáo sĩ và giáo dân. Do đó, chúng con khẩn cầu Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, trong kỳ họp tháng 10-2007 tới đây:

1) Ðịnh nghĩa thế nào là LINH MỤC LÀM CHÍNH TRỊ.

2) Áp dụng vào trường hợp 2 linh mục Trần Mạnh Cường và Lê Ngọc Hoàn cùng hơn 70 linh mục, tu sĩ nam nữ đang giữ các chức vụ “dân cử” trong chế độ Cộng Sản Việt Nam, cũng như gần một ngàn vị khác đang tham gia UB Đoàn Kết.

3) Xác định Linh Mục Nguyễn Văn Lý có làm chính trị không, có vi phạm Giáo Luật không? Thái độ của Hội Ðồng Giám Mục và cộng đồng Công Giáo Việt Nam như thế nào đối với vị linh mục đã và đang ở tù CS 4 lần với hơn 15 năm nay?

Xin Chúa Thánh Linh ban nhiều ơn cần thiết cho Hội Ðồng Giám Mục để quý Ðức Cha đủ sức mạnh can đảm, thông minh đưa con thuyền Giáo Hội Việt Nam lướt sóng ra khơi như các Thánh Tông Ðồ xưa. Xin Mẹ Maria, Mẹ La Vang hằng cầu bầu và an ủi quý Ðức Cha.

San Jose, California Hoa Kỳ, ngày 3 tháng 9 năm 2007

Linh mục:

1- Pherô Phan Văn Lợi, Thành phố Huế, Việt Nam
2- Pherô Nguyễn Hữu Giải, Giáo Phận Huế
3- Tefanô Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
4- Gioan Đinh Xuân Minh, Đức
5- Nguyên Thanh, Westminster, California
6- Ðinh Xuân Long, North Carolina
7- Andrew Nguyễn Hữu Lễ, Giáo phận Auckland, New Zealand

Giáo dân:

1- Michael Lê Văn Ấn, nhà văn, 303 Checkers Dr. # 202, San Jose, CA 95133. Email ađress: kiemai36@sbcglobal.net, Diocese of San Jose, California.
2- Dominic Hà Tiến Nhất, nhà văn, Giáo Phận San Jose, CA
3- Vincent Việt Sĩ, Chuyên viên điện toán/ tài chánh, Giáo phận Oakland, California
4- Anne Nguyễn Thanh Hà, Chuyên viên tài chánh, Tổng Giáo Phận Sydney, Australia
5- Dominic Hoàng Văn Thọ, Chuyên viên, Giáo phận Parramatta, New South Wales, Australia
6- Kiều Thanh Hoàng
7- Kevin Thiên Anh Hoàng
8- Daniel Nam Hòang
9- Simon Nguyễn An Quý, Nhà văn, Tổng Giáo Phận Seattle, Seattle, Washington State, USA
10- Lawrence Đặng Đình Hiền, Chủ Tịch Luơng Tâm Công Giáo (LTCG), Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
11- Michael Lê Văn Ý, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
12- Mary Nguyễn Thi Quảng Bình, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
13- Peter Nguyễn Quế, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
14- Alex Huỳnh Viết Diệu, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
15- Paul Nguyễn Long, Chuyên viên, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
16- Anne Cao Thị Vinh, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
17- Joseph Phạm Hinh, Chuyên viên. LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
18- Peter Nguyễn Chinh, Nhà báo, LTCG, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
19- Bác Sĩ Sabastian Vũ Linh Huy, Tổng Giáo Phận Boston, Boston, Massachusetts, USA
20- Joseph Nguyễn Văn Thông, Nhà văn, Tổng Giáo Phận Boston, Boston, Massachusetts, USA
21- Trần Phong Vũ, Nhà văn, nhà báo, Giáo Phận Orange, CA
22- Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Giáo Phận Orange, CA Westminster, USA
23-Thomaso Trần Việt Yên, Chuyên viên, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
24- Giáo Sư Dr. Lawrence Nguyễn Học Tập, Italy
25- Nguyễn Xuân Tùng, Nhà văn, Giáo Phận Orange, CA Westminster, USA
26- Giáo Sư Gioan Nguyễn Phúc Liên, Giáo Phận Geneva, Geneva, Switzerland
27- John Nguyễn Hữu Căn, Tổng Giáo Phận Seattle Seattle, Washington State, USA
28- Bác Sĩ Francis Xavier Nguyễn Tiến Cảnh, Florida, USA
29- Joseph Se Đinh Kim Tân, Giáo Phận MÜŽSTER, Germany
30- Mặc Giao, Nhà văn, nhà báo, Giáo Xứ St Vincent Liem, Calgary, Canada.
31- Joseph Nguyễn An Quốc, Giám đốc Công Ty, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
32- Paul Cao Hữu Thiện, Tổng Giáo Phận Seattle Seattle, Washington State, USA
33- Magdalene Võ Thị Mai,
34- James Cao Hữu Thọ
35- Joseph Cao Hữu Thúy
36- Mary Lê Thanh Thúy,
37- Theresa Cao Vũ Thùy Trang,
38- Catherine Cao Vũ Ly Tao,
39- Lucia Cao Vũ Thủy Tiên.
40- Joseph Võ Thành Vinh
41- Anthony Trần Hữu Tuấn Anh
42- Bùi Hoàng Thu
43- Augustine Đoàn Văn Tuấn, Cựu Giáo Sư, Giáo phận San Bernadino, Riverside, California, USA
44- Peter Duơng Văn Hoàng, Chuyên viên, Tổng Giáo Phận Las Vegas, Las Vegas, Nevada, USA
45- Lucia Đặng Thi Liên, Tổng Giáo Phận Las Vegas, Las Vegas, Nevada, USA
46- Tọa Độ, Bình Luận Gia, Westminster, CA, USA
47- John Baptist Vuơng Kỳ Sơn, Nhà văn, Tổng Giáo Phận New Orleans, Louisianav 48- Mary Đoàn Thị Huờng, Tổng Giáo Phận Saigon, Saigon, Vietnam
49- Augustine Đoàn Văn Thục, Tổng Giáo Phận Saigon, Saigon, Vietnam
50- Mary Đoàn Thị Nga, Tổng Giáo Phận Saigon, Saigon, Vietnam
51- Tiến Sĩ Phạm Kim Long, PE, Nuclear Engineer, Giáo Phận Orange, CA Westminster, USA
52- Matthew Trần, Cựu sĩ quan QLVNCH, Chủ Nhiệm “Vietnam Homebound Newsletters Network”, TX, USA
53- Catarina Trần Nam Bình, Chuyên viên, Giáo Phận San Jose, San Jose, USA
54- Lý Ngọc Hợp, Arizona, USA (Cụ Hợp bị vệ sĩ “bịt miệng” và lôi ra ngoài bãi đậu xe không cho phát biểu ý kiến trong bữa tiệc chào mừng Giám Mục Châu Ngọc Tri ngày 19 tháng 8 tại Seafood World, Westminster, CA )
55- Paul Lý Thanh Trúc, Goettingen, Germany (Con trai cụ Hợp)
56- Joseph Đặng Xuân Khánh, Perth, Western Australia
57- Phao Lồ Lê Hữu Huê, Tổng Giáo Phận Seattle, Seattle, USA (tác giả Bài “Những công tác thiết thực Hội Ðồng Giám Mục VN cần làm”
58- Anna Nguyễn Thi Dung, Tổng Giáo Phận Seattle, Seattle, USA (phu nhân anh Huệ)

JPEG - 135.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.