Đồng Bào Các Sắc Tộc Tại Cao Nguyên Trung Phần Biểu Tình Đòi Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

I. Tại Daklak:

* Vào ngày 14/4/2008 tại Buôn K’nút – huyện K’rông Păk, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, có hơn 600 đồng bào sắc tộc Êđê tụ tập biểu tình trước trụ sở UBND huyện K’rông pak, đòi lại đất đai nhà cửa đã bị chính quyền CSVN tịch thu làm của tư. Ngoài ra, họ cũng đòi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do, trong đó có quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. 600 người Êđê đã biểu tình trong ôn hòa đòi lại đất đai nhà cửa của mình và các quyền tự do, thì lực lượng an ninh, cảnh sát 113, bộ đội, dân quân cầm dùi cui và roi điện súng hơi cay tấn công vào đoàn biểu tình. Đoàn biểu tình bị tấn công, nhiều người sắc tộc bị thương nặng, nên đoàn biểu tình đã dùng đá tấn công lại công an và bộ đội. Hai bên xô xát tấn công nhau, số người bị thương và thiệt mạng nơi đồng bào sắc tộc Êđê hiện nay chưa biết rõ là bao nhiêu người. Còn phía bên công an được biết có 4 người chết!

* Cùng ngày 14/4/2008, tại Buôn-tiêu, Buôn E-nao, Chư M’ngal, E’h Leo, thuộc tỉnh Daklak, đồng bào các dân tộc cũng biểu tình trong ôn hòa đòi lại đất nhà cửa của mình bị chính quyền chiếm làm của tư và đòi các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Nguồn tin chúng tôi nhận được cho biết, các nhóm đồng bào thiểu số biểu tình này đều bị lực lượng công an và bộ đội tấn công. Số người bị thương và tử vong chưa kiểm chứng được.

* Dọc quốc lộ 14 từ cầu 110 thuộc ranh giới Daklak – Gialai đến ranh giới Daklak – Đăk nông có nhiều trạm canh gác của bộ đội và công an, nên việc đồng bào các sắc tộc đi lại, tụ tập cầu nguyện hay tổ chức tang chế, cưới hỏi đều gặp trở ngại. Vì chổ nào có người sắc tộc tập trung thì chổ đó đều có công an và bộ đội kéo đến giải tán, và thường có đổ máu… Nguồn tin cho biết có nhiều ca cấp cứu được đưa đến bệnh viện Daklak và bệnh viện tư nhân để chửa trị. Khi thân nhân của người biểu tình đến bệnh viện để thăm hỏi thì lập tức bị công an và an ninh bệnh viện đuổi ra… Lý do là nhà cầm quyền CSVN không muốn thông tin về người dân tộc biểu tình bị tiết lộ ra ngoài, vì những thông tin này không có lợi cho chính quyền !

* Nguyên nhân đồng bào Êđê biểu tình một phần là do ông phó thủ tướng Nguyễn Tấn Sang bảo kê chỉ đạo cho chủ tịch UBND tỉnh Daklak ký quyết định cho ông Nguyễn Đức Quang (GĐ Cafe Trung nguyên) khai thác 2.000 hécta đất để trồng cao su, phần khác do UBND tỉnh Daklak giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình công cộng nhưng không bồi thường cho dân hoặc bồi thường với giá rất là “bèo”. Trong khi đó vườn tiêu, vườn cà-phê của họ bị quy hoạch, khiến đời sống kinh tế của người dân thiểu số trở nên hết sức khó khăn và đi đến đường cùng không lối thoát…

II. Tại Gialai:

* Vào ngày 14 tại làng Hàng Ring thuộc xã Ia-tô, huyện Chư-sê, Gialai, có hơn 300 người dân tộc Gia-rai tụ tập biểu tình ôn hòa trước trụ sở UBND huyện Chư-sê, đoàn biểu tình đồng bào thiểu số đòi chính quyền phải trả lại đất đai, nhà của, các vườn cà-phê, tiêu và cao su cho họ. Họ cũng yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích hơn 300 tù nhận là người sắc tộc, và đòi quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Lập tức công an và bộ đội, cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, dân quân dân phòng, dùng cây, gậy, roi điện, dùi cui, và súng hơi cay tấn công đoàn biểu tình. Nguồn tin cho biết, hai bên tấn công lẫn nhau khiến một công an bị gãy một ngón tay trỏ khi vào bắt người, 5 người sắc tộc bị thương hiện đang được cấp cứu tại bệnh viên tỉnh Gialai. Số người bị thương hoặc tử vong thì chưa kiểm chứng được, vì mọi nỗ lực tìm thông tin đều có sự kiểm soát và ngăn chặn của công an và an ninh,

* Dọc quốc lộ 14, từ dốc Hàm Rồng đến cầu 110 (Địa phận Gialai – Daklak) có nhiều trạm gác của công an và bộ đội, do nhà cầm quyền CSVN sợ rằng người sắc tộc thiểu số tập trung biểu tình bạo loạn thì lực lượng công an và bộ đội không đủ quân số để khống chế.

*

JPEG - 67.6 kb

Một nguồn đáng tin cậy khác cho biết: TT Nguyễn Tấn Dũng bảo kê cho ông Nguyễn Đức Tại (giám đốc điều hành Cty khẩu phần Hoàng Anh, Gialai) bằng cách chỉ đạo cho ông Phạm Thế Dũng, chủ tịch UBND tỉnh Gialai, ký quyết định cho ông Tại khai thác 2.000 hécta đất trồng cao su và 5 dự án lớn tại Gialai. Các dự án lớn gồm có: 1. Sân bóng đá, 2. Chợ, 3. Bệnh viện, 4. Cao ốc, 5. siêu thị. Chính vì 5 dự án lớn và 2.000 hécta đất trồng cây cao su đã dẫn đến việc thu hồi, quy hoạch, giải tỏa, lấn chiếm đất của người dân tộc thiểu số, nên người dân tộc mới đứng lên biểu tình đòi lại đất đai, nhà cửa và các quyền tự do.

* Năm 2003, UBND tỉnh Gialai quyết định biến thị trấn Chư-sê thành thị xã Chư-sê, chính quyền Chư-sê bèn quy hoạch, thu hồi đất của đồng bào thiểu số các vùng quanh thị trấn. Khi quy hoạch thì chính quyền hứa với dân sẽ xây dựng trường học, bệnh viện, và chợ cho dân. Nhưng đến năm 2008, chính quyền Chư-sê lại phân lô ra bán và chia cho các cán bộ làm nhà ở, nên đồng bào các dân tộc tại các vùng lân cận rất bức xúc. Nguồn tin cũng cho hay có nhiều người dân tộc thiểu số tham gia biểu tình tại làng Hàng Ring, Chư-sê không muốn sống nữa vì vườn cà-phê, vườn tiêu của họ bị ủi và nhà của họ bị giựt sập, không có chi ăn, không có nhà ở, vợ con họ đói rất đau đớn.

III. Các sắc tộc tại Cao nguyên cần sự giúp đỡ:

Với tình trạng bị đàn áp như đã nói trên, chúng tôi đề nghị các cá nhân, tổ chức, đoàn thể:

* Vận động tổ chức nhân quyền, LHQ, Ủy ban tự do tôn giáo, tổ chức ân xá quốc tế, bộ Ngoại giao Hoa kỳ, Quốc hội Âu châu… hãy tổ chức một phái đoàn đến Tây nguyên để tìm hiểu vấn đề. Nhưng cần phải khôn ngoan kẻo nhà cầm quyền CSVN rất tài tình trong việc tạo hiện trường giả để lường gạt quốc tế.

* Vận động giúp cho các dân oan thuộc đồng bào các sắc tộc thiểu số tại Cao nguyên Trung phần, vì họ là nạn nhân rất đáng thương của chế độ CS và rất cần sự quan tâm của cộng đồng và các tổ chức trên thế giới.

* Đấu tranh vận động để có một dự luật bảo vệ nhân quyền, dân quyền, và các quyền tự do cho đồng bào các sắc tộc, vì họ ở giữa 2 tầng áp bức : tôn giáo quốc doanh & chế độ CSVN.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa các bản tin tiếp theo.

Vì an ninh canh gác rất cẩn mật trong các bệnh viện, tại các ngõ đường vào làng của người sắc tộc, nên việc tiếp xúc trực tiếp các nhân chứng và chụp hình rất khó, đành phải chờ đợi dịp thuận lợi mới thực hiện được.

Người đưa tin từ Daklak

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)