Đồng Bào Tây Nguyên Biểu Tình Đòi Đất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khoảng 300 người Thượng thuộc sắc tộc Jarai đã biểu tình đòi tài sản đất đai đã bị nhà cầm quyền CSVN tước đoạt, đẩy họ vào hoàn cảnh thiếu đói triền miên và đòi tự do tôn giáo ở một xã của tỉnh Gia Lai cùng một lúc với nhiều vụ biểu tình tương tự xảy ra tại khu vực Tây Nguyên.

Một nguồn tin từ Việt Nam vừa cho hay như vậy về các cuộc biểu tình có vẻ qui mô xảy ra ở tỉnh Gia Lai.

“Vào lúc 10giờ ngày 14 tháng 4, 2008, có hơn 300 người đồng bào sắc tộc Ja rai tụ tập tại xã Lgia tô, thuộc huyện Chư Sê, Gia lai, đoàn người này cầm CỜ BA SỌC ÐỎ (Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa) miệng hô khẩu hiệu:

- CHÍNH QUYỀN CSVN HÃY TRẢ TỰ DO CHO 350 SẮC TỘC CHÚNG TÔI,

- CHÍNH QUYỀN CSVN HÃY TRẢ LẠI ÐẤT ÐAI NHÀ CỬA CHO ÐỒNG BÀO CHÚNG TÔI,

- CHÍNH QUYỀN CSVN KHÔNG ÐƯỢC ÐÀN ÁP TÔN GIÁO VÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN ÐỐI VỚI DÂN TỘC CHÚNG TÔI”.

Nguồn tin cho hay thêm chi tiết là “Lúc này có hơn 100 bộ đội, 50 công an có sử dụng vũ trang, súng, gậy cao su, dùi cui điện, bao vây dùng dùi cui và roi điện tấn công đoàn dân biểu tình.”

Theo nguồn tin này, “có nhiều thiếu nữ và trẻ em phụ nữ bị công an và bộ đội đánh trong thương, có 5 người đàn ông bị bắt chúng tôi chưa rõ danh tánh”.

Nguồn tin còn nói rằng, “Cùng ngày tại huyện Chư sê, huyện lagrai, huyện Ðăk đoa, huyện Giale, huyện Ayumpa. huyện Ðăk cơ, huyện Chư P’rông cũng có nhiều nhóm biểu tình tương tự. Ngoài ra, tỉnh Kon tum cũng có biểu tình tại Plei Rắc, huyện Sa Thầy, Konrobang-Kon tum, và tỉnh Ðăklăk có biểu tình tại huyện K’ rông Pawk, huyện K Rông A Năng, huyện Lăk, huyện K’rông Nô, Ðăklăk”.

Không thể kiểm chứng ngay được mức độ chính xác của nguồn tin khi nguồn tin nói trước tình hình đột ngột khẩn trương như vậy, chế độ Hà Nội “tăng cường 2 sư đoàn vào phong tỏa các vùng trọng điểm tại các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần, Bộ Công An điều Thiếu Tướng Nông Văn Lưu trở lại Gia Lai để có kế hoạch đàn áp ngăn chặn các phong trào biểu tình của đồng bào các sắc tộc tại Cao Nguyên Trung Phần”.

Theo mộ bản tin của đài VOA ngày 12 tháng 9, 2007, hơn 1,000 giáo dân công giáo ở làng Kon Hdrom ở khu vực Tây Nguyên đã bị công an CSVN đàn áp, bắt giải tán khi họ tham dự một cuộc rước Ðức Mẹ. Có ít nhất 6 người đã bị bắt giữ và bị phạt mỗi người nửa triệu đồng.

Thỉnh thoảng, người ta vẫn thấy một số người Thượng vượt biên sang Cam Bốt xin tị nạn chính trị. Website của Tổ Chức Người Thượng tại Hoa Kỳ vẫn thường xuyên thông báo các tin tức người Thượng tại Tây Nguyên vẫn bị bắt giam, đánh đập khủng bố.

Các Hội Thánh Tin Lành tư gia của người Thượng ở Tây Nguyên bị coi là “bất hợp pháp”. Họ bị bắt buộc giải tán và từng tố cáo nhiều người bị ép ký giấy bỏ đạo.

Hàng ngàn người Thượng đã biểu tình tại nhiều địa điểm khác nhau ở Tây Nguyên năm 2001 để đòi lại tài sản và tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền CSVN đã đưa một lực lượng lớn quân đội đến đàn áp khiến hơn một ngàn người đã phải vượt biên sang Cam Bốt tị nạn.

Một số người Thượng tự nguyện hay bị ép quay về Việt Nam đã bị các bản án tù nặng nề với các cáo buộc tổ chức vượt biên trái phép hoặc tổ chức biểu tình trái phép.

Hiện nay, theo nguồn tin trên, ít nhất còn khoảng 350 người Thượng đang bị án tù và giam giữ rải rác tại nhiều nhà tù khác nhau của Việt Nam. Tất cả đều liên quan đến biểu tình, tổ chức vượt biên hoặc sinh hoạt tôn giáo “trái phép”.

****

Ai Kích Động Đồng Bào Sắc Tộc Các Tỉnh Tây Nguyên Biểu Tình Bạo Động?

JPEG - 41 kb

Theo lời kể lại của một nhân chứng là (một an ninh A 18 Gia lai tham gia trong vụ đàn áp này), vô tình chúng tôi nghe được thông tin này như sau:

Việc đồng bào Thượng tại Cao nguyên bạo động biểu tình là do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng CSVN, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết,

1. TT. Nguyễn Tấn Dũng khi qua Mỹ đã ký quyết định cho những người thượng vượt biên sang Cambodia được quyền bão lãnh Vợ, con và gia đình xuất cảnh đoàn tụ,

2. TT. Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cho ông Phạm Thế Dũng (Chủ tịch UBND tĩnh Gialai) ký quyết định cho ông Nguyễn Đức Tại (Giám đốc điều hành danh nghiệp Hoàng Anh – Gia lai) khai thác 20.000 hecta đất để trồng Cao su và các công trình xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại, qua sự chỉ đạo này TT Dũng hưởng lợi được 15% tổng số lợi nhuận qua các hợp đồng, nói đúng hơn là TT Dũng bảo kê cho Hoàng Anh Gia lai khai thác đất trồng đồn điền Cao su để cùng hưởng lợi,

3. Trương Tấn Sang cũng tác động cho UBND tỉnh Đaklak ký quyết định cho ông Nguyễn Đức Quang (Giám đốc điều hành Cà-phê Trung nguyên) 2.000 hecta đất, để khai thác trồng đồn điền Cao su và cũng hưởng phần trăm lợi nhuận như trên,

CT. Nguyễn Minh Triết có dự định chỉ đạo cho ông Phạm Thế Dũng (Chủ tịch tĩnh Gialai) ký quyêt định cho ông Đức Long (Giám đốc doanh nghiệp Đức Long) 1.000 hecta đất để khai thác trồng đồn điền Cao su.

Nguyên Nhân Xảy Ra Biểu Tình Tại Các Tỉnh Cao Nguyên Trung Phần.

1. Đất đai của đồng bào các sắc tộc thiểu số bị chính quyền bán khống cho các doanh nghiệp canh tác trồng Cao su đồn điền hoặc rơi vào các công trình xây dựng quy hoạch, người dân tộc thiểu số không có đất canh tác sinh sống, hoàn cảnh kinh tế rơi vào cảnh bế tắc, phần đông phải đi làm thuê kiếm sống hoặc đi lượm rác thải để mưu sinh,

2. Khi người dân tộc thiểu số mất đất mất nhà, không có đất canh tác họ rất đau buồn, cho nên họ tìm đến Hội thánh để cầu nguyện và họ mong rằng Thiên Chúa sẽ an ủi họ được một phần nào, nhưng chính quyền CSVN lại tiếp tục bắt bớ họ, thậm chí bắt họ phải tự chính tay mình viết bản cam kết bỏ đạo hoặc giải tán nhà thờ cấm ngặt không cho đi lại quan hệ với Mục sư,

3. Các quyền tự do của các người dân tộc thiểu số bị xâm phạm, trong đó có quyền tự do đi lại, quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền lập hội, quyền phát biểu chính kiến, vvv…

4. Hơn 300 tù nhân là đồng bào các sắc tộc bị giam cầm trong nhiều năm vì lý do sinh hoạt tôn giáo và phát biểu chính kiến, các tù nhân này bị ngược đãi tra tấn, và có nhiều người bị chết trong tù hoặc sau khi ra tù thì chết,

Chúng tôi tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin tiếp theo…..

Người đưa tin từ Daklak

****

CSVN ngăn ngừa biểu tình có thể tiếp tục xảy ra tại Tây Nguyên

Tin Tây Nguyên (15/4/2008) – Hiện nay, tình hình an ninh tại các buôn làng tại Tây Nguyên rất căng thẳng. Nhà cầm quyền CSVN đã tăng cường lực lượng công an và bộ đội đóng chốt trong các buôn làng. Nếu chỗ nào có khoản 10-15 người dân tộc thiểu số tập trung lại mà bị phát hiện là bị công an & bộ đội xông đến,dùng dùi cui điện và roi điện “ĐẬP” túi bụi để giải tán. Ai chống cự sẽ thì lập tức bị “ĐẬP” tiếp hoặc bị bắt đưa về các trại giam của công an huyện.

2 ngày nay có nhiều chuyến xe cấp cứu,liên tục di chuyển ra vào các bệnh viện,vì có nhiều cuộc xô xát giữa dân làng và công an,bộ đội. Những dân làng bị thương thì được chở vào bệnh viện cấp cứu.

Tại nhà mục sư Nguyễn Công Chính,công an luôn canh gác cẩn mật trước cổng nhà ông.Điện thoại cầm tay số 0905-049-801 mà ông thường dùng để liên lạc với mọi người đã bị khóa cả hai chiều (chiều gọi đi và chiều nhận lại) vào ngày hôm qua (14/4/2008), nên khó có ai liên lạc được với ông. Ai cũng có thể đoán được lý do là an ninh CSVN sợ thông tin về việc biểu tình của đồng bào các sắc tộc tại Cao nguyên trung phần và sự đàn áp của CSVN bị loan tải ra ngoài, nên đã yêu cầu công ty Môfiphôn khóa số điện thoại của ông. CSVN vốn luôn luôn muốn bưng bít thông tin vì sợ dư luận quốc tế lên án việc họ vi phạm nhân quyền và đàn áp người dân.Trước khi số điện thoại trên bị khóa,ông bị gọi nhiều lần từ hai số điện thoại 0903-417-199 và 0982-086-369 với những lời đe dọa khủng bố. Tin từ nguồn nói trên cho biết công an thấy người dân tộc thiểu số nào đi biểu tình mà cầm điện thoại thì đều bị họ tịch thu,hoặc phá hỏng điện thoại.

CSVN hành động như thế một cách lộ liễu, trắng trợn. Nhưng hễ có ai nói rằng họ vi phạm nhân quyền thì họ chối đay đảy,và nói rằng không thể lấy tiêu chuẩn nhân quyền của thế giới để buộc Việt Nam phải theo.Không biết khi họ ký kết tuân hành hiến chương nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng các công ước về dân quyền và nhân quyền để có thể gia nhập vào tổ chức thế giới ấy,thì nhân quyền mà họ ký kết tuân theo là thứ nhân quyền nào? Cách hiểu về nhân quyền mà họ đang áp dụng tại Việt Nam so với cách hiểu chung của các quốc gia khác thì đó chính là sự vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng … Lý luận của họ chẳng khác gì lý luận của anh chàng vũ phu suốt ngày đánh vợ sưng mắt sưng mũi,bầm tím cả tay chân,nhưng khi có ai can thiệp thì hắn nói: tôi yêu thương vợ tôi theo cách riêng của tôi, các ông không thể buộc tôi phải yêu thương vợ của tôi theo cách yêu thương của các ông được; các ông can tôi đánh vợ là xâm phạm đến chuyện riêng tư của gia đình tôi, là không tôn trọng chủ quyền của tôi đối với gia đình tôi.Thế rồi đi đâu thì hắn cũng nói hắn luôn luôn yêu thương và tôn trọng vợ của hắn hơn ai hết! Thật là hết nước nói!

HHG

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)