Đồng thuận yêu nước & Đồng thuận yêu ghế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.


Quanh chuyện bô-xit Tây Nguyên, thấy hiện ra hai sự đồng thuận đối nghịch nhau:

- Trên phạm vi rộng, là một sự đồng thuận nói không với việc khai thác bô-xít Tây Nguyên, cứ để dành tài nguyên đó cho con cháu. Đây là đồng thuận yêu nước.

Tiêu biểu cho khối đồng thuận yêu nước này là ý kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, lão thành cách mạng cùng mấy ngàn công dân thuộc đủ mọi tầng lớp; trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh, những người hành nghề tự do, cư trú trên hầu khắp các địa phương trong nước và cả ở nước ngoài. Rất đáng chú ý là có cả các cán bộ đương chức, các đảng viên đang sinh hoạt đảng, họ đã vượt thoát ra khỏi nỗi e ngại mất chức, mất Đảng vì một chữ ký yêu nước.

- Trong phạm vi hẹp tại hội trường Quốc hội là sự đồng thuận nói có với việc khai thác bô-xít Tây Nguyên, thực chất là chính thức bật đèn xanh cho một “việc đã rồi” (cụm từ của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc) diễn ra lén lút từ 2001 sau tuyên bố chung Nông Đức mạnh – Giang Trạch Dân.

Đây là đồng thuận yêu ghế.

Những người đồng thuận yêu ghế này hầu hết đều là những người có chức quyền, và hẳn rằng có tài sản lớn (cho đến nay không một người nào dám tự nguyện công khai báo cáo tài sản với quốc dân, nhưng nhân dân thừa biết tài sản họ quá lớn nên mới không dám báo cáo công khai), lòng yêu ghế (tức là yêu tài sản) buộc họ phải nói có với việc khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đơn giản vậy thôi. Mọi lý lẽ vòng vo tam quốc che chắn cho canh bạc năm ăn năm thua cũng là để che giấu cái lòng yêu ghế thiết tha không bao giờ dứt mà thôi.

Các tổng kết chính thức ở cấp tối cao bấy lâu đều nhấn mạnh tình trạng chất lượng yếu kém của hoạt động Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Theo tôi, cái yếu kém rất căn bản và hầu như không thể tự khắc phục nổi của Quốc hội và đại biểu Quốc hội chính là ở chỗ chất lượng yêu nước thì rất thấp, chất lượng yêu ghế thì rất cao, cái yêu ghế là cái sôi sục ngấm ngầm suốt ngày đêm, còn cái yêu nước thì chỉ có trên đầu lưỡi. Khối đồng thuận yêu ghế tuy là thiểu số trong toàn Đảng toàn dân nhưng chiếm đa số trong bộ máy công quyền và các nhóm lợi ích chằng chịt phía sau bộ máy công quyền, lại ra sức nắm chặt hệ thống truyền thông đại chúng để lung lạc dư luận, đánh lừa một bộ phận dân chúng chưa có điều kiện tiếp cận với các thông tin đa chiều.

Nhưng cũng không thể lung lạc được mãi.

Khối đồng thuận yêu nước ngày càng lớn mạnh theo đà thông tin chính xác đầy đủ lan rộng thấm sâu từng giờ bằng mọi phương tiện từ mạng internet đến bản photo truyền tay truyền miệng không gì ngăn nổi. Với sức mạnh của thời đại thông tin, với nỗ lực tuyên truyền vận động hàng ngày của những người yêu nước vì dân, tôi tin rằng không lâu nữa nhất định sẽ diễn ra một sự bùng nổ thông tin về mối nguy cho an ninh quốc gia tại các công trường khai thác bô-xít Tây Nguyên và các ngư trường trên biển Đông, lúc ấy các cử tri sẽ dứt khoát gạch phăng những cái tên đã “đồng thuận” nói có với việc khai thác bô-xít Tây Nguyên. Xin các vị đại biểu yêu ghế trong Quốc hội hiện nay hãy ghi nhớ điều này và kịp thời điều chỉnh ý kiến và thái độ nếu muốn tái ứng cử.

Đà Lạt 07/07/09
BMQ

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
http://bauxitevn.info/2851/dong-thuan-yeu-nuoc-dong-thuan-yeu-ghe/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.