’Dư luận viên’ Trần Nhật Quang, một nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đã thấy Lê Văn Tài qua loạt bài thơ cụ thể concrete poetry đầy sáng tạo của anh, Lê Vĩnh Tài đùa nghịch trên tấm ảnh sẵn có làm chúng ta bật cười, và Lê Anh Hoài lấy thân làm “cột điện” độc đáo thế nào rồi, nay bất ngờ ta có thêm một sáng tạo khác của một nghệ sĩ hậu hiện đại mới: Trần Nhật Quang qua một nghệ thuật mới: poetry video, nếu có thể nói thế.

Tôi muốn gọi Trần Nhật Quang là nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực.

Hãy xét ngữ liệu “phòng lạnh” vô cùng phong phú được nghệ sĩ này sử dụng: “mô hình xã hội chủ nghĩa”, “nạn người bóc lột người”, “can thiệp thô bạo”… rồi thì “tư bản giẫy chết”, “dân chủ khát máu”…

Đọc thêm anh tụng ca thiên đường Bắc Triều Tiên “không có thất học, không có thất nghiệp, không có vô gia cư, không có tình trạng ốm đau chờ chết như các phần còn lại của thế giới…”. Địa đàng ấy chính “là mô hình xã hội mà các nước Tư bản phương Tây đang phải hướng tới”!

Đó không là một giễu nhại đầy hài hước sao!?

Rồi thì anh đặt mình đối trọng với Tổng thống Mỹ, với Đại sứ Hoa Kỳ. Ông Obama nói/ tôi nói… Ông Đại sứ Mỹ tuyên bố/ tôi tuyên bố…

Thổi phồng, nhấn mạnh, lặp lại, e hèm, nghiêm trọng hóa, lập luận mâu thuẫn đầy chủ ý, bật cười, khua tay múa chân, tất tần tật. Và hãy ngắm khuôn mặt rất “kịch” của anh: vẻ cố gắng diễn ý đến nổi gân cổ của anh, đôi mắt láo liên liên tục chuyển tới chuyển lui, nhất là ở bề sau, chiều sâu ánh mắt ấy: đầy sự đùa cợt.

Làm sao xem một video clip ngắn ngủn với câu kết: “những người như Chu Hảo, như Nguyên Ngọc là các nhà dân chủ khát máu”, mà có thể nín cười được!? Chu Hảo lành là thế, lành đến nhà văn Phạm Thị Hoài định danh anh “đối lập trung thành”, vậy mà Trần Nhật Quang cứ gán bừa “dân chủ khát máu”. Thú thật, mỗi bận nhớ đến câu này thôi là tôi không thể không bật cười thành tiếng. Tài tình thế là cùng!

Hãy “đọc” Trần Nhật Quang theo một hướng khác, bằng tâm cảm khác, thì tất cả sẽ đổi khác. Tinh thần giễu nhại hậu hiện đại lồ lộ trong hầu hết tác phẩm của nghệ sĩ này.

Tài liệu tham khảo:

1. Các nước đa đảng hầu hết đều nghèo đói

2. Bắc Triều Tiên “là mô hình xã hội mà các nước Tư bản phương Tây đang phải hướng tới”

3. Chủ nghĩa Tư bản man rợ đang giẫy chết

Nguồn: FB Inra Sara

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.