Đức Quốc: Hiệp tâm cầu nguyện cho Đồng Tâm trong đêm giao thừa

Linh Mục Christoph và vị phó tế Hellenbrand đã cùng cầu nguyện và xin Thiên Chúa chúc lành cho người dân xã Đồng Tâm tại giáo xứ St. Peter und Paul thành phố Neustadt-Geinsheim, Đức Quốc hôm 24/1/2020. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Đức Quốc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đêm Giao Thừa là đêm linh thiêng trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong những giờ phút cuối của năm Kỷ Hợi trước khi bước qua năm Canh Tý, anh chị em đảng Việt Tân tại Đức Quốc vẫn tiếp tục tìm đến các giáo xứ và tu viện để cùng hiệp tâm với các tín hữu cũng như tu sĩ cầu nguyện cho những nạn nhân của cuộc khủng bố vào ngày thứ năm, 9/1/2020 lúc 4 giờ sáng, do nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ thị bằng lực lượng hơn 3000 công an.

Xúc động và bức xúc trước sự kiện giết dân, cướp đất một cách dã man này, không riêng gì người Việt Nam nhiều nơi trên thế giới đã hướng về Đồng Tâm để bày tỏ tình liên đới mà ngay cả nhiều người ngoại quốc cũng chia xẻ tâm tình của họ bằng những cây nến, lời kinh và tiếng hát.

Tại nữ tu viện Đa Minh thành phố Speyer cũng như tại giáo xứ St. Peter und Paul thành phố Neustadt-Geinsheim, Linh Mục Christoph và vị phó tế Hellenbrand đã cùng cầu nguyện và xin Thiên Chúa chúc lành:

Lạy Chúa Giêsu! Hôm nay là ngày đầu năm tại Á Châu, tại Việt Nam. Chúng con xin Chúa chúc lành cho những anh chị em ở đó, nhất là những ai bị truy nã vì Công Lý. Xin Chúa gìn giữ họ trước những sự dữ. Và xin Chúa chúc lành cho năm mới vừa bắt đầu. Đặc biệt xin Đức Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, mà đàn Orgel đang chơi bản thánh ca này, che chở cho các anh chị em ở Đồng Tâm. Amen!

Geinsheim và Speyer, Đức Quốc, 24/1/2020

Minh Hoài

Tại nữ tu viện Đa Minh thành phố Speyer, Đức Quốc hôm 24/1/2020. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Đức Quốc
Hiệp tâm cầu nguyện cho Đồng Tâm tại nữ tu viện Đa Minh thành phố Speyer, Đức Quốc hôm 24/1/2020. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Đức Quốc

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…