Đuốc Bắc Kinh Bị Tẩy Chay Tại Nagano Nhật Bản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng sớm ngày 26 tháng 4 tới đây, thị xã Nagano của Nhật sẽ tổ chức rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Theo chương trình rước đuốc do Ủy ban Olympic Nhật hoạch định từ trước, lộ trình rước đưốc dài 18,5 km, khởi hành từ khuông viên chùa Zenkoji do hơn 80 nhân vật nổi tiếng của Nhật thay phiên nhau cầm chạy khắp thị xã. Sở dĩ chùa Zenkoji được Ủy ban Thế Vận của Nhật chọn làm nơi xuất phát cho cuộc rước đuốc, vì ngôi chùa này rất nổi tiếng không những do cảnh quang thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn có chiều dài lịch sử. Chùa Zenkoji được xây lên cách đây 1.400 năm và được liệt vào danh sách các ngôi chùa cổ nhất thế giới.

JPEG - 72.4 kb
Các nhà sư chùa Zenkoji họp báo.

Các bích chương, poster có in hình ngôi chùa Zenkoji để quảng cáo cho cuộc rước đuốc Bắc Kinh đã được in và dán khắp nơi ở Nhật. Tuy nhiên, các bích chương này đã phải tháo xuống, khi các tăng sĩ ở chùa Zenkoji thay đổi quan điểm, không cho sử dụng khuôn viên chùa làm nơi xuất phát cuộc rước đuốc. Ngày 18 tháng 4 vừa qua, quý thầy ở chùa Zenkoji đã mở một cuộc họp báo nói rõ lý do tại sao chùa không muốn Ủy ban Thế vận Nhật sử dụng khuôn viên chùa làm nơi khởi hành cho cuộc rước đuốc. Lý do thứ nhất, chùa là nơi để khách thập phương đến lễ Phật, ai muốn vào chùa bất cứ lúc nào cũng được, nếu sử dụng làm nơi khởi hành cho cuộc rước đuốc thì chùa sẽ bị lực lượng cảnh sát Nhật phong tỏa từ ngày 25 tháng 4, để gọi là giữ an ninh cho cuộc rước đuốc vào sáng sớm hôm sau, ai không có phận sự bị cấm vào chùa. Điều này các tăng sĩ không chấp nhận. Lý do thứ hai là chính quyền Trung quốc đàn áp người dân và Phật giáo Tây Tạng quá khốc liệt, tuy Phật giáo Tây Tạng không cùng một Thiền tông với tăng sĩ Nhật Bản, nhưng tất cả đều là con nhà Phật. Vì thế, chùa Zenkoji không thể tiếp tay cho cuộc rước đuốc Bắc Kinh. Nếu để yên cho cuộc rước đuốc tiến hành thì dễ tạo ấn tượng là chùa hỗ trợ cho chính phủ Trung quốc.

Sư Wakaomi Shinsho trù trì chùa còn cho hay suốt cả tuần nay, mỗi ngày chùa Zenkoji nhận trên 300 cú điện thoại khắp nơi yêu cầu đừng cho sử dụng khuôn viên chùa làm nơi xuất phát cuộc rước đuốc Bắc Kinh. Nếu lỡ xảy ra ngay tại sân chùa một cuộc xô xát giữa lực lượng bảo vệ an ninh với những người phản đối rước đuốc thì sẽ để lại một hình ảnh không đẹp mắt. Đó là chưa kể đến chuyện có thể làm hư hại một di tích lịch sử.

JPEG - 34.7 kb
Khuôn viên chùa Zenkoji.

Các sư trẻ ở chùa Zenkoji nói rằng, ngay sau khi nhiều người dân và các tăng ni Phật tử Tây Tạng bị giết chết trong các cuộc đàn áp vào đầu tháng 3 vừa qua, chùa đã tổ chức nhiều buổi lễ đọc kinh cầu nguyện cho người dân Tây Tạng, thì không có lý do gì lại để chùa làm nơi khởi hành cho cuộc ruớc đuốc Bắc Kinh: “Chúng tôi đã đưa ý kiến phản đối cách đây gần cả tháng, chẳng phải ý kiến phản đối này của chúng tôi không được quý Thầy ở trên chấp thuận, nhưng sư trụ trì bảo rằng đã hứa với người ta rồi mà bây giờ đổi ý thì mang tiếng bội hứa, đâu có tốt. Suốt tuần qua, cả chùa ngày nào cũng họp để bàn thảo về vấn đề này. Cuối cùng đa số đi đến kết luận là không cho sử dụng khuông viên chùa làm nơi khởi hành cho cuộc rước đuốc Bắc Kinh.

Về phía chính quyền thị xã Nagano, ông Thị trưởng nói rằng vì đã lỡ nhận lời lo tổ chức rước đuốc rồi nên phải làm chứ biết tình hình như thế này thì ngay từ đầu nhận làm chi cho bây giờ gặp rắc rối, chứ có vinh dự gì đâu. Ông cho biết mỗi ngày văn phòng Thị trưởng chúng tôi nhận được khoảng 100 cú điện thoại, mà hết 97 yêu cầu hủy bỏ cuộc rước đuốc vì Trung quốc sẽ lợi dụng cơ hội này để tuyên truyền cho chế độ cộng sản độc tài; chỉ có 3 cú điện thoại là đề nghị không nên ngưng. Chúng tôi không thể ngưng cuộc rước đuốc Olympic, nhưng quyết định hủy bỏ lễ hội chào mừng dự định tổ chức sau cuộc rước đuốc.

Hai hãng dự định tài trợ cho cuộc rước đuốc Bắc Kinh ở Nagano là hãng Coca Cola Japan và hãng Lenovo Japan đã chính thức tuyên bố rút lui, vì theo hãng Coca Cola thì quảng cáo vào lúc này không có hiệu quả.

Đề tài rước đuốc Bắc Kinh tại Nagano được truyền thông Nhật nhắc đến nhiều nhất trong mấy ngày qua và tất cả đều có chung một nhận xét là đuốc thiêng Thế vận đáng lý ra cần phải được chào đón tưng bừng, vui nhộn như là một lễ hội, nhưng tiếc thay cái không khí đó hầu như chẳng có trong cuộc rước đuốc Bắc Kinh lần này. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng nổi bật nhất là do việc chính quyền Trung Quốc thẳng tay đàn áp người dân Tây Tạng vào tháng 3 vừa qua.

Cho đến giờ này Ban tổ chức rước đuốc Bắc Kinh ở Nagano vẫn chưa công bố lộ trình, có lẽ họ sẽ dấu nhẹm để tránh các đoàn biểu tình phản đối đuốc Bắc Kinh, trong đó có đoàn biểu tình của người Việt chúng ta tại Nhật.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.