Đuốc Olympic Bắc Kinh Thiêu Đốt Lòng Yêu Nước Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Điều mà hầu hết những người quan tâm thời cuộc đều ngạc nhiên, về chuyện người ở cương vị cấp cao nhất của Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng đến hệ thống truyền hình quốc gia để phát đi lời cảnh báo về diễn biến có thể xảy ra, cho ngày 29.4, rước đuốc Olympic Bắc kinh 2008 qua Saigon.

JPEG - 55.9 kb

Bản tin ngày 20.4, đích thân Thủ Tướng Dũng nói bóng gió rằng việc chống lại đuốc Olympic có thể bị coi là một hành động tương tự như thù địch chống lại nhà nước Việt Nam. Việc ông Dũng xuất hiện có thể hiểu theo 2 cách: Thứ nhất, đó là chính bản thân hệ thống an ninh Việt Nam đang lo ngại về một diễn biến mà chính họ cũng chưa lường được sẽ bộc phát ra sao, dù 2.000 an ninh – mật vụ, 1.000 cảnh sát du lịch và một trung đoàn bộ đội được lệnh trực chiến A2, hàng ngàn đoàn viên thanh niên thuộc Thành đoàn Saigon và các học viên từ các trường quân đội, an ninh, quân báo… được điều động giả trang vai khán giả đứng dọc bên đường.

Trước đó một ngày, Công an TP Saigon đã phát đi bản tin cảnh cáo, quy chụp những người có ý chống Trung Quốc là do Việt Tân, bọn phản động Xcafevn, và bọn thanh niên 360 độ yahoo trong nước… Sau đó thì tới ông Dũng xuất hiện để hoàn toàn đẩy những người theo phong trào ái quốc thế hệ mới tại Việt Nam vào vị trí như những kẻ đứng ngoài vòng pháp luật.

Điều thứ hai của bản tin này, cho thấy đây là cách mà Bộ chính trị muốn cử ông Dũng ra mặt để xoa dịu người bạn lớn Trung Quốc, sau khi đã phóng vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo trong sự giận dữ của Bộ chính trị Trung Quốc. Việt Nam bị coi là hợp tác với Mỹ để phóng vệ tinh này và có thể sử dụng làm phương tiện do thám khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, nên những nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam phải dùng đến kế hạ sách là trấn áp tinh thần ái quốc của thanh niên trong nước để đảm bảo cho ngọn đuốc Olympic bình yên qua Saigon và Hoàng Sa, như là một cách trả lễ với Trung Quốc, quan trọng hơn, là bằng lời cam kết trên toàn quốc từ chính “vị thủ tướng”.

JPEG - 103.1 kb

Trước đó, những tin tức cho thấy mọi vấn đề liên hệ đến Olympic đã được tổ chức kỹ càng. Ca sĩ Mỹ Tâm đã phải lên đài truyền thanh FM99.99 của Saigon để khẳng định là mình sẽ có mặt rước đuốc. Website riêng của cô bị buộc phải đưa lịch rước đuốc để chứng minh cho mọi người thấy. Một người quen biết với gia đình Mỹ Tâm, kể rằng gia đình của cô tỏ ý khó chịu về chuyện này, không phải về vấn đề chính kiến gì cả, mà theo người đó mô tả là “Mỹ Tâm không muốn vướng vào chuyện phức tạp như vậy, nếu được lòng bên này, lại mất lòng bên kia. Mệt lắm”. Thậm chí công an cũng tìm cách dò xét xem Mỹ Tâm có bị “giật dây” hay không mà lại có thông tin từ chối như vậy. Một trong những nguồn tin làm chính ngành an ninh Việt Nam hoang mang, đó là một mẩu tin trò chuyện qua Yahoo messenger mà họ thu lượm được, có một lời tâm sự được coi là của Mỹ Tâm, viết như sau “Chị buộc phải làm điều chị không muốn, mong em hiểu cho chị”.

Về phía những người có ý định sẽ xuống đường biểu tình hay ít nhất là có chung một ý thức phản kháng trong phong trào ái quốc thế hệ mới đều bị bố ráp một cách nghiêm ngặt. Khoảng 2 tuần trước ngày rước đuốc, công an sử dụng hình thức khủng bố để gây rúng động trong sinh viên bằng cách dùng xe quân đội vũ trang, kèm cảnh sát 113, có lúc tổng cộng lên đến 200 nhân viên, xộc vào các trường đại học tại Saigon vào giờ hành chính, bắt đi một số sinh viên có sẳn theo danh sách định trước để gây hoang mang, lo sợ cũng như ngầm cảnh báo việc sẽ thẳng tay với bất kỳ ai muốn tham gia xuống đường. Nhiều trường đại học như Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học khoa học xã hội Nhân văn, Đại học bách khoa… đã bị bố ráp như vậy.

Điếu cày, tức nhà báo Hoàng Hải của Câu lạc bộ Nhà báo tự do, sau gần một tháng ẩn cư, di chuyển liên tục, đổi đến 4 số điện thoại, đã bị bắt tại Đà Lạt ngày 19.4, còng tay dẫn về Saigon. Trước đó, công an đến nhà anh Hải, đe dọa rằng nếu người nhà nhắn tin cho anh ta đi về thì có thể chỉ bị giam 100 ngày thôi, còn nếu bị bắt về thì sẽ bị giam đến 4 năm mà không nói là lý do gì. Nhiều anh em phản kháng trong ngoài nước sốt ruột, bắn tin rằng nếu khó khăn quá, thì anh Hoàng Hải nên tìm cách vượt biên nhưng anh Hải đã trả lời dứt khoát rằng thà anh để bị bắt tại Việt Nam chứ không đi đâu ra ngoài nước hết.

Bùi Chát, nhà thơ trẻ bị chủ nhà gọi lên, không cho thuê nữa, cho biết là do công an khu vực ra lệnh. Thiên Sầu, một thanh niên tích cực trong phong trào chống Trung Quốc trên blog 360 Yahoo, có liên hệ với nhà thơ Lý Đợi, Bùi Chát cũng bị tương tự. Song Chi, đạo diễn trẻ, đã tự cắt điện thoại không liên lạc với bên ngoài sau khi bị công an sách nhiễu nặng nề nhưng vẫn bị vu khống chuyện đời tư từ công an. Thậm chí chỉ vì quen biết sơ giao với Điếu Cày, cô Vũ Hồng Ánh, phát thanh viên của đài tiếng nói Việt Nam, cũng bị công an kêu lên thẩm vấn nhiều ngày. Thậm chí, công an còn dọa là nếu tiếp tục giữ mối quan hệ với Điếu Cày, họ sẽ dàn dựng màn kịch là cô Ánh có tư tình với Điếu Cày để gia đình cô bị rắc rối. Điều đáng ngạc nhiên hơn là công an Việt Nam còn công khai đe dọa với nhiều người rằng nếu chống đối, họ sẽ để cho mật vụ Trung Quốc tự tay thủ tiêu.

JPEG - 23.2 kb

Hàng loạt các website bị firewall, các trang blog bị công an mạng tràn vào cảnh cáo hoặc đến tận nhà, yêu cầu đóng blog hoặc không được viết gì nữa. Các trường đại học bị công an bắt hợp tác nhận diện sinh viên phản kháng. Một không khí khủng bố đang tràn ngập khắp Saigon, để đảm bảo cho việc chính phủ chờ đón ngọn đuốc nhân danh Olympic để xác định chủ quyến Trung Quốc trên đảo Hoàng Sa.

Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 29.4 tại Saigon hay Việt Nam? Đó là điều mà thậm chí công an Việt Nam, Trung Quốc cũng chưa hình dung hết được. Tuy nhiên, sự chắc chắn và kiêu hãnh nơi quyền lực của mình đã khiến công an Việt Nam quyết định không thay đổi lộ trình rước đuốc. Cuộc chơi cân não sẽ diễn ra và bất cứ ai lộ diện sẽ bị bắt và tống giam như một kẻ yêu nước – phản động. Thế nhưng, toàn cục có thể nhìn xa hơn: Nhà nước Việt Nam có thể sẽ được lòng người bạn lớn Trung Quốc, thủ đắc ngoại giao nhiều mặt vào hôm nay, nhưng họ đang mất lòng người dân Việt Nam, cũng như sẽ phải chờ đón những cuộc phản kháng dai dẳng khó lường kể từ đây, từ những trái tim bất phục của phong trào ái quốc thế hệ mới.

Phan Nguyên Việt
(VietActionNews)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.