Ép Đảng tự khỏa thân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách nay vài tuần, sau khi đọc “Hiến pháp, những ‘trò khỉ’ và chuyện góp ý hay không” (1), một người bạn vong niên của mình dự đoán: Nếu số người ủng hộ “Kiến nghị 72” vượt qua mức 50.000, Đảng sẽ “tự khỏa thân”.

Mình thưa, mình cũng tin Đảng sẽ “tự khỏa thân” nhưng với những gì mình đã biết về Đảng, mình tin chỉ cần 20.000 cá nhân tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” là đủ để Đảng tự nhảy lên sàn, biểu diễn “thoát y vũ” rồi. Hóa ra cả mình lẫn bạn mình đều sai!

Tuần này, khi số người tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” chỉ mới tròm trèm 6.000, thời gian thu thập ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp vẫn còn tới một tháng nhưng cả bác Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, lẫn bác Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội đã toan “lột” nốt cái “quần đùi”.

1. Mình đoán, lúc tính tới trò “sửa đổi Hiến pháp”, Đảng vẫn nghĩ qua trò đó, Đảng có thể vớt vát được một chút niềm tin, qươ quào được một chút uy tín để mua thêm thời gian, tìm cơ hội xoay chuyển hiện tình chính trị vốn đang càng ngày càng tồi tệ, nguy hiểm cho Đảng.

Đảng không nghĩ như vậy thì không có chuyện cuối năm ngoái, riêng trong ngày 28 tháng 12, bác Nguyễn Phú Trọng – lấy tư cách Tổng Bí thư – ban hành Chỉ thị 22 CT/TW, còn bác Nguyễn Sinh Hùng – nhân danh Quốc hội – ký Nghị quyết 38/2012/QH13, cùng yêu cầu tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho việc “sửa đổi Hiến pháp” trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kể cả ý kiến của người Việt định cư ở nước ngoài.

Chỉ thị 22 CT/TW do bác Trọng ký khẳng định, việc góp ý “sửa đổi Hiến pháp” là “nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân”.

Tương tự, Nghị quyết 38/2012/QH13 do bác Hùng ký nhấn mạnh, việc góp ý “sửa đổi Hiến pháp” là “nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân”.

Một ngày sau khi hai văn bản vừa dẫn được ban hành, bác Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, kiêm Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tuyên bố thêm, nhân dân có thể góp ý về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả “Điều 4”, không có gì là cấm kỵ…

Mình tin, lúc soạn kịch bản và khởi diễn, Đảng hoàn toàn không dè “dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng” lại có thể có tình huống kiểu như “Kiến nghị 72”. Đảng cũng hoàn toàn không dè “dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng”, tất cả những kẻ lên tiếng bảo vệ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng trong đợt góp ý “sửa đổi Hiến pháp” lần này lại trở thành “bia”, bị thiên hạ “bắn”, đành “ngậm tăm”, lãnh búa rìu dư luận.

Chính vì không dè nên bác Nguyễn Phú Trọng mới hoảng, bác Nguyễn Sinh Hùng mới hãi.

Cuối cùng, cũng giống như hồi cuối tháng 12 năm ngoái, những ngày cuối tháng 2 này, bác Trọng quyết định ngưng “diễn”, “xé” Chỉ thị 22 CT/TW bằng nhận định, những góp ý “sửa đổi Hiến pháp” là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức”. Bác Hùng “vò” Nghị quyết 38/2012/QH13 bằng tuyên bố, việc góp ý “sửa đổi Hiến pháp” là lợi dụng để “tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn”.

2. Khác với một số người, mình không tin chuyện tổ chức cho nhân dân góp ý “sửa đổi Hiến pháp” là một kiểu “khiêu khích chính trị”, nhằm tìm – trị tất cả những người không chấp nhận sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.

Mặt khác, tuy chuyện Đảng tổ chức cho nhân dân góp ý “sửa đổi Hiến pháp” có đầy đủ dấu hiệu của một “trò khỉ” nhưng khác với nhiều người, mình không tin việc tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” là vô ích. Chuyện bác Trọng “xé” Chỉ thị 22 CT/TW, bác Hùng “vò” Nghị quyết 38/2012/QH13 trước thời hạn, cho thấy giá trị của “Kiến nghị 72”. Mình tin, tâm tư của công chúng về hiện tình chính trị – kinh tế – xã hội, khát vọng thay đổi của họ,… khiến các bác lãnh đạo Đảng dao động. Các bác ấy chợt nhận ra rằng, mọi thứ đang vuột khỏi tầm tay của các bác ấy, nếu không lên tiếng răn đe ngay thì điều các bác ấy sợ nhất có thể thành hiện thực. Lượng người tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” có thể sẽ là 6 con số, 7 con số,… Thành ra các bác ấy đành chấp nhận tự thóa mạ chính mình. Tuy màn chưa khép, vở diễn đang dang dở nhưng vẫn muối mặt liếm lại những thứ đã… nhổ ra.

3. Hôm nay, mình vừa viết vào sổ tay: 28 tháng 2 năm 2013, “dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng”, chỉ 6.000 người mà có thể ép Đảng “tự khỏa thân”. Nếu con số này tăng thêm tôi hy vọng có thể thay sổ mới.

28/02/2013

– – –

(1) Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không

Nguồn: http://dongphungviet.wordpress.com/2013/02/28/ep-dang-tu-khoa-than/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…