Georgia Và Ukraine

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 40.2 kb
Tổng Thống Mikheil Saaskashvili.

Tổng thống xứ Georgia, ông Mikheil Saaskashvili, đã không ngăn được nước mắt sau khi bị Ngoại Trưởng Mỹ Condoleezza Rice ép ký vào một “thỏa hiệp đình chiến.” Ông đã xin lỗi mọi người vì xúc động của mình. Ông không cần phải xin lỗi. Năm 1954, vị ngoại trưởng Việt Nam, ông Trần Văn Ðỗ cũng rơi lệ khi chứng kiến các nước ký thỏa ước Genève chia đôi nước Việt Nam, mà chính phủ miền Nam quyết định không ký.

Năm đó ông Trần Văn Ðỗ có thể đã nhìn thấy viễn ảnh một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn không thể nào tránh được, vì Nga và Trung Quốc vẫn quyết bành trướng chủ nghĩa cộng sản và Mỹ thì quyết chống lại. Việt Nam sẽ trở thành một bãi chiến trường cho hai khối tư bản và cộng sản, giống như chiến tranh Nam Bắc Hàn mới chấm dứt xong trước đó.

Còn Tổng Thống Saaskashvili năm nay phải khóc vì ông trông thấy viễn ảnh hai miền Nam Ossetia và Abkhazia sẽ vĩnh viễn không còn nằm trong lãnh thổ nước Georgia nữa. Mà ông có thể là người chịu trách nhiệm. Trước khi ông Saaskashvili ra lệnh tấn công vào Nam Ossetia trong tuần trước, Nga không có lý do gì để đem quân Nga vào gọi là để “bảo vệ hòa bình.” Hai vùng Ossetia và Abkhazia đã ly khai trên thực tế từ năm 1992, nhưng cả thế giới chưa nước nào công nhận. Vì không một quốc gia nào muốn công nhận một vùng của nước khác ly khai, sợ sẽ thành một tiền lệ, có thể ảnh hưởng đến chính nước mình sau này. Khi chính phủ Bắc Kinh tỏ ý ủng hộ hai vùng này độc lập, họ quên rằng chính họ đang chống lại ý nguyện độc lập của dân Tây Tạng, dân Hồi ở Tân Cương, và cả dân Ðài Loan!

JPEG - 168.8 kb

Dân Ossetia và Abkhazia đều khác dân Georgia về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, nhưng trên thế giới nước nào mà chả có những vùng như vậy? Thế giới có thể khuyến khích chính phủ Georgia trao cho hai vùng này nhiều quyền tự trị để đỡ đánh nhau. Còn chuyện họ ly khai thành những nước độc lập, hoặc sáp nhập vào các tỉnh của Nga có dân cùng chung một chủng tộc là điều mà các quốc gia khác khó chấp nhận.

Có thể coi trường hợp Kosovo là một ngoại lệ. Ða số dân Kosovo thuộc sắc dân Albania và theo Hồi Giáo, khác người Serbia, điều đó không đủ để vùng này đòi độc lập. Nhưng sau khi quân đội Serbia có những hành động bị buộc tội là diệt chủng thì cả thế giới phẫn nộ, can thiệp quân sự để cứu dân Kosovo, và sau cùng công nhận nước này độc lập.

JPEG - 103.7 kb
Người dân Georgia trong cuộc cách mạng đòi độc lập, dân chủ.

Tổng Thống Saaskashvili không phạm lỗi lầm lớn như vậy, nhưng việc ông tiến quân và thả bom vào Nam Ossetia đã tạo cơ hội cho Nga can thiệp! Nếu ông kiên nhẫn tìm cách thương thuyết trao nhiều quyền tự trị cho hai miền đất trên thì chắc còn kéo dài nguyên trạng trong nhiều năm. Vì nóng nẩy muốn xóa bỏ nguyên trạng nên bây giờ ông đứng trước một tình trạng không thể đi ngược trở lại được! Giống như bát nước đã đổ xuống, không thể vét lại đầy được. Hai vùng Ossetia và Abkhazia sẽ được Nga ủng hộ, có ngày họ sẽ tuyên bố độc lập, và các nước khác sẽ khó ngăn cản. Không nước nào muốn gây chiến tranh thế giới vì những mảnh đất nhỏ bé đó! Rồi một ngày nào đó dân hai vùng có thể đồng ý sáp nhập vào Nga!

Tại sao ông Saaskashvili lại hành động như vậy? Có thể ông tin tưởng rằng có nước Mỹ đứng đằng sau ông. Mấy tháng trước, Tổng Thống Bush đã đi vận động các nước Âu Châu ủng hộ ông tiến hành thủ tục nhận Georgia và Ukraine vào minh ước NATO. Ông Bush không thành công, nhưng đã gây ra hai hệ lụy. Các nước Georgia và Ukraine càng nóng nẩy muốn được vào NATO sớm, để có cái dù quân sự bảo vệ mình chống lại Nga, giống như mấy nước cộng sản Ðông Âu cũ. Mặt khác, Nga thấy càng phải ngăn chặn chuyện đó xẩy ra, càng sớm càng tốt. Không những để ngăn cản sự bành trướng của NATO mà còn để dọa các nước Ba Lan, Cộng Hòa Chếch, vân vân. Ðến khi quân Nga tiến vào Georgia, không thấy quân NATO đâu, Tổng Thống Saaskashvili lại được bà ngoại trưởng Mỹ khuyên nên ký vào một thỏa ước ngưng bắn. Ký thỏa ước với ai? Bà Rice nói tổng thống Nga sẽ ký, nhưng ông Medvedev cho biết Nga chỉ ký với vai trò “trung gian hòa giải” mà thôi. Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu sẽ đóng vai trò đó nữa. Chỉ có các người lãnh đạo những vùng Ossetia và Abkhazia sẽ ký với ông Saaskashvili. Tự nhiên, ông phải công nhận họ đứng ngang hàng với mình! Còn nước Nga đem quân xâm chiếm Georgia lại lên mặt làm trung gian, để bảo vệ hòa bình! Ông Saaskashvili mất cả chì lẫn chài!

Lại nghĩ đến phận những nước nhỏ nằm bên cạnh các nước lớn. Có nhiều điều để học kinh nghiệm về ngoại giao trong biến cố vừa qua. Thứ nhất, đừng bao giờ tin ở một đồng minh ở xa sẽ bảo vệ mình, nếu mình không lo đủ sức tự vệ trước đã. Nước nào cũng cần có đồng minh, nhưng trước hết phải tự mình đứng độc lập. Thứ hai, nếu có những xung đột tự bên trong nước mình, hãy tìm cách giải quyết hòa bình, đừng để cho nước ngoài lợi dụng nhảy vào chia rẽ thêm.

Trong lịch sử, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã phạm những lỗi lầm về ngoại giao kể trên. Năm 1954 nước Việt Nam bị các cường quốc ép chia đôi. Ðảng Cộng Sản đã làm chủ miền Bắc rồi, còn chủ trương gây chiến để “giải phóng miền Nam.” Vì thế tạo cơ hội cho cả hai khối tư bản và cộng sản đem bom đạn tới rót lên đầu dân Việt. Và cuối cùng thì công cuộc “giải phóng” của họ đưa cả nước vào con đường cụt, phải “đổi mới” để quay đầu trở lại lối sống cũ của miền Nam. Hàng triệu người chết và đất nước bị mất bao cơ hội phát triển. Một lầm lẫn ngoại giao lớn khác của đảng Cộng Sản là sau khi chiếm được miền Nam rồi, đã bám lấy Nga Xô và công khai chống Trung Cộng. Tự nhiên tạo ra một kẻ thù ngay bên láng giềng, hậu quả đến bây giờ vẫn còn tai hại, khi bao miền đất bị quân Trung Cộng chiếm không đòi lại được. Sau khi chế độ cộng sản sụp ở Nga, Cộng Sản Việt Nam lại phạm sai lầm một lần nữa, tìm cách bám lấy Trung Cộng làm chỗ dựa, muốn thiết lập một “quốc tế” mới cho các nước cộng sản còn sót lại. Vì chủ trương đó mà không dám công khai chống việc Bắc Kinh đặt Hoàng Sa và Trường Sa vào một quận của họ!

JPEG - 113.7 kb
Dân chúng Ukraine trong ngày dành lại độc lập, tự chủ từ chính quyền độc tài bù nhìn của Liên Xô (cũ).

Một nước nhỏ sống cạnh một cường quốc không có nghĩa là phải chịu lệ thuộc. Nhưng cũng không có nghĩa là phải gây sự để chuốc thù oán. Ngày hôm qua, trong lúc quân Nga còn đang cắt nước Georgia làm đôi, chính phủ Ukraine đã chứng tỏ họ dám đứng vững, không sợ quân Nga. Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yushchenko, đã lên tiếng yêu cầu hải quân và máy bay Nga không được tự ý ra vào hải cảng Sevastopol nếu không xin phép trước ba ngày!

Cảng Sevastopol trên bờ Hắc Hải là một di sản của Ðế Quốc Nga và Liên Bang Xô Viết, thuộc lãnh thổ Ukraine nhưng thỏa thuận cho Nga sử dụng. Hiệp ước ký năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã, cho phép Nga giữ căn cứ ở đó cho tới năm 2017. Thứ Tư vừa qua, trong lúc quân Nga đã tiến chiếm Georgia, ông Yushchenko đã ký nghị định buộc hải quân Nga phải theo các điều kiện đó, sau khi tầu chiến Nga đã tấn công đánh chìm mấy chiến hạm của Georgia trong Hắc Hải.

JPEG - 42.9 kb
Tổng thống Ukraine, ông Viktor Yushchenko.

Ông Yushchenko đã rửa mặt cho các nước Ðông Âu và cả Tây Phương khi dám đứng lên đối đầu với con gấu Nga. Nhưng ông dám làm như vậy vì đứng về phía lẽ phải. Ðây là một tấm gương mà đảng Cộng Sản Việt Nam nên noi theo. Khi đứng về phía chính nghĩa thì không sợ nước láng giềng nào bắt nạt! Bây giờ nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế đòi lại Hoàng Sa thì cũng có chính nghĩa. Hành động đó không thể coi là khiêu khích, mà là đòi thi hành công lý.

Tất nhiên một nước nhỏ như chúng ta mà khiêu khích nước láng giềng Trung Quốc thì đúng là dại dột. Nhưng nếu không dám đòi lại các mảnh đất của tiền nhân theo lẽ phải thì sẽ bị cả thế giới coi là hèn nhát. Nếu Việt Nam lên tiếng đòi lại Hoàng Sa thì cũng giống như Ukraine ra lệnh tầu chiến và máy bay Nga phải xin phép trước khi rời hải cảng Sevastopol. Ngược lại, nếu bây giờ chính quyền Hà Nội lại ký một hiệp ước cho Mỹ được sử dụng hải cảng Cam Ranh (như ông Lê Duẩn đã làm khi ký nhượng cho Nga) thì đó mới là một hành động khiêu khích Trung Quốc.

JPEG - 50.4 kb

Ðừng có dại dột chọc giận con gấu bên hàng xóm như ông Saaskashvili. Nhưng cũng đừng hèn nhát mà phải can đảm như ông Yushchenko. Một quốc gia nhỏ lúc nào cũng phải hòa hoãn với các nước lớn, ở xa cũng như ở gần. Ðồng thời, phải công khai tỏ ra cương quyết bảo vệ các nguyên tắc: độc lập, tôn trọng lãnh thổ toàn vẹn, và theo đúng luật pháp quốc tế. Cần công khai và cương quyết, không bao giờ đem những quyền lợi đất nước mà bàn bạc lén lút như hai đảng cướp chia phần với nhau. Hành động minh bạch công khai, cả thế giới sẽ đứng về phía mình. Làm lén lút, đi đêm, chia chác, thì các nước khác họ sẽ coi khinh.

Nhưng muốn cho ngoại bang không đe dọa và bắt nạt được mình, thì trước hết chính quyền một nước nhỏ phải được dân chúng trong nước mình tôn trọng, ủng hộ. Muốn vậy, phải là một chính quyền dân chủ, người dân được tự do bầy tỏ ý kiến, được tham dự vào các quyết định chung của quốc gia. (Người Việt; Friday, August 15, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.