Giá chiến lược phải trả nếu TPP thất bại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trần Thi lược dịch

22/08/2015

“Hoa Kỳ không thể nào bỏ phí bất cứ công cụ nào trong hộp đồ nghề đối ngoại.”

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gặp khó khăn. Vào cuối tháng qua các giới chức ngoại thương đã không kết thúc được vòng đàm phán 12 quốc gia cho kịp thời hạn cuối mùa hè như mong muốn, khiến cho việc thương thảo có nguy cơ sụp đổ.

Đây là một vấn đề. Giới cổ võ cho giao dịch cho rằng để cho TPP thất bại là mất đi một cơ hội quan trọng cho kinh tế toàn cầu. Nhưng có thể có một vấn đề còn to hơn nữa – có hệ quả nghiêm trọng cho cả nền an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và ổn định trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Hãy xét đến bối cảnh chiến lược khi đàm phán xảy ra hồi tháng rồi. Tranh chấp hàng hải bùng nổ trong vùng biển Đông. Căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Xích mích thường xuyên giữa Trung Quốc và Đài Loan và kho vũ khí hạt nhân gia tăng tại Bắc Hàn.

Nếu TPP không thành thì có thể gây tác hại đến khả năng của Hoa Kỳ giữ ổn định tình hình địa chính trị của Á Châu. Một số khác thì lại cho rằng TPP thất bại mới là điều tích cực cho sự ổn định trong vùng. Họ lập luận rằng thỏa thuận này nhằm cô lập và khiêu khích Trung Quốc, và vì thế nên hủy nó đi. Nhưng cách nhìn đó là thiển cận.

Với lượng giao dịch lớn trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc khó mà bị cô lập. Hơn thế nữa, Trung Quốc có những toan tính của riêng họ. Theo lời của He Weiwen, một cựu viên chức của Bộ Thương Mại Trung Quốc, “Trung Quốc giữ thế trung dung vì chúng tôi có chương trình riêng, thúc đẩy hiệp thương ASEAN cộng 6 và Con Đường Tơ Lụa.”

Có một số lý do để tin ngược lại: nếu TPP thất bại sẽ gây ra một số vấn đề chiến lược cho Hoa Kỳ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ nhất, thất bại của TPP có nghĩa là làm chậm đi sự phát triển của các đối tác Thái Bình Dương. Đây là vấn đề với hai lý do. Quan trọng nhất là sẽ có ít quốc gia đầu tư nguồn lực để chia sẻ những vấn nạn như chống khủng bố và thay đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, khi các quốc gia giàu có hơn và tương thuộc nhau hơn, họ đầu tư nhiều hơn vào sự an nguy của các quốc gia láng giềng. Trong khi tự do mậu dịch, tương thuộc và thịnh vượng không bảo đảm ổn định và hòa bình (Thế Chiến thứ Nhất là thí dụ), chúng gầy dựng một tình thế mà xung đột ít xảy ra.

Thứ nhì, thất bại của TPP có thể tạo ra tiềm năng mất ổn định và khủng hoảng. Thử xét đến một tình huống giả định trong đó Trung Quốc và một quốc gia láng giềng trong vùng Biển Đông (như Việt Nam chẳng hạn) đụng độ trong lúc tranh chấp chủ quyền. Với TPP, đụng độ này sẽ ít xác suất leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn, vì Trung Quốc biết là Hoa Kỳ có khuynh hướng sẽ can thiệp vào những tình huống gây bất lợi cho lợi ích giao dịch. Nếu không có TPP, thái độ của Hoa Kỳ sẽ không rõ nét, do đó có xác suất tính toán sai lầm và leo thang xung đột.

Thứ ba, thất bại của TPP sẽ gửi ra một tín hiệu rõ rệt là Hoa Kỳ không còn ý chí chính trị để làm đầu đàn trong vùng. Đây là lúc mà đồng minh đã không chắc chắn về mối cam kết của Hoa Kỳ. Thí dụ như vào đầu tuần, bộ trưởng giao dịch Nhật Bản bày tỏ sự thất vọng với buổi họp mậu dịch tháng rồi, “các quốc gia TPP thắc mắc tại sao Hoa Kỳ lại từ bỏ nhanh chóng phần kết thúc mà không chịu kiên trì bền bỉ như mọi khi”. Nếu Hoa Kỳ để cho thương thuyết sụp đổ thì cho thấy tuyên bố của chính quyền Obama là Hoa Kỳ quyết tâm về Á Châu-Thái Bình Dương chỉ là những lời rỗng tuếch. Điều này có hệ quả địa chính trị quan trọng. Nếu các cường quốc của Á Châu cảm thấy Hoa Kỳ không thật tâm với vai trò trong vùng, thì các thế lực lớn trong vùng (như Trung Quốc và Nhật Bản) sẽ giành giựt với nhau vị thế bá chủ trong vùng.

Cuối cùng, thất bại của TPP là vuột đi một cơ hội cho nền kinh tế Hoa Kỳ – và khả năng của Mỹ để phô diễn sức mạnh ra bên ngoài tùy thuộc vào nền tảng kinh tế của quốc gia. Theo phân tích của Viện Peterson, lợi tức của Hoa Kỳ thêm được với TPP khá đáng kể, có thể thêm 59 tỉ đô-la mỗi năm đến năm 2020. Không ký kết được TPP thì coi như mất đi những lợi tức này, và sẽ tạo khó khăn cho Hoa Kỳ ngăn chận những cắt giảm chi phí quốc phòng và đầu tư vào sự hiện diện quân sự tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Kinh tế gia đoạt giải Nobel Thomas Schelling cho rằng “giao dịch là căn bản của các mối quan hệ quốc tế. Do đó chính sách giao dịch là chính sách an ninh quốc gia.” Ngày hôm nay chính sách giao dịch của Hoa Kỳ và quả thật, chính sách an ninh quốc gia – có nguy cơ rả rời.

Để đạt được một hiệp ước to lớn và phức tạp như TPP không phải là điều dễ dàng. Nhưng với các điểm nóng hổi khắp Á Châu, Hoa Kỳ không thể nào bỏ phí bất cứ công cụ nào trong hộp đồ nghề đối ngoại. Vấn đề quá quan trọng.

Tác giả Andy Morimoto là nghiên cứu gia của The Chicago Council on Global Affairs. Quan điểm trình bày nơi đây là của riêng tác giả.

Nguồn: The Diplomat

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.