Giá Trị Của Phiên Tòa Việt Cộng

Trung Điền

Sau gần 6 tháng giam giữ, Cộng sản Việt Nam đang xúc tiến thủ tục mang Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Somsak Khumni và ông Nguyễn Thế Vũ ra tòa, vào ngày 13 tháng 5 năm 2008, với tội danh khủng bố. Không cần phải chờ xem Hà Nội đạo diễn phiên tòa như thế nào, chỉ cần nhìn vào lối quy chụp về tội danh ’khủng bố’ của công an Cộng sản Việt Nam đối với ba nhân sự nói trên cho thấy là Hà Nội đã định sẵn bản án. Như vậy giá trị phiên tòa có hay không?

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân.

Vào ngày 17 tháng 11 năm 2007, công an tại Sài Gòn bắt giữ ba đảng viên Việt Tân là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (quốc tịch Hoa Kỳ), ông Trương Văn Ba (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân, tức phóng viên Thanh Thảo (quốc tịch Pháp) và hai Cộng tác viên của đảng Việt Tân là ông Somsak Khumni (Thái Lan) và ông Nguyễn Thế Vũ (quốc tịch Việt Nam) khi những người này đang chuẩn bị phổ biến Ông Trương Văn Ba.

Và vụ bắt giữ nói trên đã trở thành kịch tính, khi công an dàn dựng vụ mang vũ khí vào cửa khẩu Tân Sơn Nhất để bắt giữ hai vợ chồng ông bà Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thịnh và vu khống cho họ là người của đảng Việt Tân, sau khi CSVN bị buộc phải lên tiếng về vụ bắt giữ các đảng viên đảng Việt Tân. Những ngày sau đó, dưới sự đạo diễn của tờ Công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của Sở công an Sài Gòn thuộc Bộ công an CSVN đã tung những bài viết cáo buộc tất cả những nhân sự nói trên tội khủng bố và được lập đi lập lại trên các công cụ tuyên truyền khác của đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Trung.

Trước những vu cáo trắng trợn này, dư luận chung trên thế giới đã vô cùng phẫn nộ và áp lực CSVN phải phóng thích vô điều kiện những người bị bắt giữ. Dưới những áp lực quốc tế mạnh mẽ này, Cộng sản Việt Nam đã phải trả tự do cho ông Trương Văn Ba, bà Nguyễn Thị Thanh Vân sau hơn 21 ngày giam giữ, đồng thời lặng lẽ thả hai ông bà Lê Văn Phan mà không hề báo cho Sứ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng như không dám loan tải trên báo chí vào ngày 11 tháng 12 năm 2007. Hơn bốn tháng sau, Cộng sản Việt Nam lại âm thầm thả thêm ông Nguyễn Viết Trung vào ngày 7 tháng 4 năm 2008. Những diễn tiến bắt và thả người một cách vô lối của công an Cộng sản Việt Nam cho người ta thấy là bộ máy công an đã có những hành xử tùy tiện, bất thường. Mặc dù họ viện dẫn nào là dựa theo các quy định của Luật hình sự tố tụng, Luật hình sự… để bắt giữ và điều tra những công dân lương thiện, nhưng qua cách hành xử cho thấy là họ làm việc tùy tiện và không theo bất cứ một nền tảng pháp lý nào của một xã hội và thời đại văn minh, tiến bộ.

Thứ nhất, trong thời gian điều tra một người bị bắt, họ không thể bị kết án bất cứ tội danh nào. Thế nhưng công an CSVN lại cho báo chí của họ liên tục cáo buộc những người bị bắt tội khủng bố mà không đưa ra một chứng cớ nào. Rõ ràng là công an CSVN đã kết tội những người bị bắt trước khi mang ra tòa xét xử.

Thứ hai, trong phiên tòa của CSVN, luật sư biện hộ cho người bị bắt giữ không có chức năng bào chữa; mà chỉ dựa theo những tội trạng quy chụp của công an để tìm cách xin ’giảm án’. Nghĩa là Luật sư trong các chế độ Cộng sản không nhằm bào chữa trắng án cho thân chủ của mình mà chỉ dám dựa vào sự quy chụp của công an để mong tòa xét xử nhẹ tay.

Thứ ba, vai trò của Viện kiểm sát tức là các tòa án của Cộng sản Việt Nam được dựng lên không nhằm phân xử theo những quy định của Luật hình sự tố tụng mà chỉ là nơi hợp thức hóa các cáo buộc của công an. Người bị bắt có muốn lên tiếng trình bày sự vô tội của mình đi chăng nữa thì cũng bị ngăn cản hoặc không được toà cứu xét.

Với tính chất áp đặt và hình thức trong phiên tòa Việt cộng, người ta thấy ngay sự vô giá trị của nó trên các phán quyết của tòa án. Tấm hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịp miệng trong phiên tòa xử Ngài, vào ngày 30 tháng 3 năm 2007, tại Huế đã diễn tả tất cả sự đàn áp thô bạo của công an và tính chất vô giá trị của các phiên tòa trong chế độ Cộng sản. Do đó, người ta không thể chờ đợi những gì nơi các phán quyết của tòa án cộng sản mà phải coi đó là nơi để tranh đấu nhằm phơi bày những tội ác của chế độ độc tài và soi sáng chính nghĩa đấu tranh vì dân tộc và vì sự tự do dân chủ của đất nước.

Điều đáng nói là công an Cộng sản Việt Nam đã cáo buộc tội khủng bố cho những người của đảng viên Việt Tân, khi những người này đang chuẩn bị phổ biến những tài liệu cổ xúy đấu tranh bất bạo động. Trong tài liệu này, đảng Việt Tân chỉ kêu gọi người dân Việt Nam đứng lên đòi hỏi đảng Cộng sản Việt Nam phải thực thi những chính sách đáp ứng các nguyện vọng của người dân. Họ đã quy chụp điều kêu gọi này là khủng bố. Nhưng trong điều 84 của Luật hình sự, Cộng sản Việt Nam đã quy định tội khủng bố là: 1/ Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm; 2/ Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm; 3/ Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, cho thấy là không dính dáng gì đến điều mà các đảng viên Việt Tân đang làm lúc bị bắt vào ngày 17 tháng 11 năm 2007. Đó là đang chuẩn bị tài liệu quảng bá về đường lối đấu tranh bất bạo động đã từng được Thánh Gandhi bên Ấn Độ, Mục sư Martin Luther King Jr. bên Hoa Kỳ, ông Lech Walesa bên Ba Lan… cổ xúy trong các phong trào đấu tranh dân quyền và dân sinh của thế kỷ trước.

Mặt khác, đảng Việt Tân đã từng minh định chủ trương đấu tranh bất bao động nhằm tạo điều kiện để dân chủ hóa Việt Nam và canh tân đất nước. Với chủ trương này, đảng viên Việt Tân đã tiến hành những công tác trong khuôn khổ vận động mọi áp lực, buộc chế độ Hà Nội phải chấm dứt những chính sách đàn áp, khủng bố đối với người dân và nhất là hỗ trợ những nỗ lực tranh đấu của quần chúng trên các mặt dân sinh. Đây là những việc làm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam hiện nay và phù hợp trong khuôn khổ của một xã hội văn minh, tiến bộ. Ngăn chận những nỗ lực này và kết án những ai hỗ trợ dân chúng bày tỏ các ước vọng của họ là phản lại các bước tiến dân chủ của xã hội. Những đảng viên đảng Việt Tân bị Cộng sản Việt Nam bắt giữ và đưa ra toà vào ngày 13 tháng 5 tới đây, đã không làm điều gì khác hơn là giúp cổ xuý nguyện vọng chính đáng của người dân mà chế độ Hà Nội đã và đang khống chế. Do đó kẻ nào ra lệnh đàn áp và khống chế những người dám đứng về phía dân tộc, tranh đấu cho nguyện vọng của đại đa số người dân bằng phương thức đấu tranh bất bạo động thì đó mới đích thực là kẻ khủng bố.

Nói tóm lại, phiên tòa ngày 13 tháng 5 – tự bản chất – không là phiên tòa có giá trị pháp lý vì mọi luận cứ và diễn tiến đã được nhà cầm quyền CSVN sắp xếp từ trước. Tội danh khủng bố mà Hà Nội muốn gán ghép cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Somsak Khumni và ông Nguyễn Thế Vũ chỉ là cách tự lột mặt nạ khủng bố của chính chế độ mà thôi.

Trung Điền
May 7, 2008