Giải Thích Của Đảng Việt Tân Về Vụ Các Thành Viên Của Đảng Bị Bắt Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2007.11.20

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Bản thông cáo báo chí do Ðảng Việt Tân phổ biến ở Hoa Kỳ cho biết 6 người của Ðảng này đã bị bắt tại Saigon hôm thứ Bảy tuần trước. Ðể tìm hiểu thêm, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã liên hệ với Cô Ðặng Thanh Chi, người phát ngôn của Ðảng Việt Tân. Sau đây là cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Nguyễn Khanh: Thay mặt quý thính giả, cám ơn Cô Thanh Chi đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay. Một cách tổng quát, cô có thể cho chúng tôi biết sự việc xảy ra như thế nào?

JPEG - 10.5 kb
Ông Nguyễn Quốc Quân.

Đặng Thanh Chi: Thưa anh và quý thính giả của Ðài, như thông cáo báo chí mà chúng tôi mới gửi ra, thì qua những thông tin từ các cơ sở của Ðảng Việt Tân ở trong nước cho biết ngày thứ Bảy, 17 tháng 11 vừa qua, một số lượng đông đảo công an đã được huy động đến để bao vây địa điểm nằm trên đường Tôn Thất Hiệp, thuộc Phường 13, Quận 11, thành phố Sài Gòn.

Lúc công an vây bắt có 6 nhân sự, trong đó có 3 người là đảng viên của chúng tôi, gồm 2 người mang quốc tịch Hoa Kỳ cùng 1 phụ nữ mang quốc tịch Pháp.

Bên cạnh đó còn có 3 người khác không phải là đảng viên của Ðảng Việt Tân, gồm các ông Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Thế Khiêm, em của ông Vũ, và ông Somsak Khunni, là người mang quốc tịch Thái Lan.

Nguyễn Khanh: Cô vừa nói có 3 người không phải là đảng viên Ðảng Việt Tân, tại sao họ lại có mặt và bị bắt chung với các đảng viên của tổ chức?

Đặng Thanh Chi: Thưa anh, trong chuyến đi Việt Nam lần này, chủ đích của các anh chị em đảng viên là về để cùng phối hợp với một số anh chị em Việt Tân ở trong địa bàn quốc nội, và gặp gỡ với một số ủng hộ viên cũng như người có chung lý tưởng trên con đường đi tìm tự do, dân chủ cho đất nước.

JPEG - 8 kb
Ông Trương Văn Ba.

Những người đó là những người hỗ trợ cho chúng tôi dưới nhiều hình thức, và cuộc gặp gỡ diễn ra ở ngay nơi cư ngụ của họ, cho nên khi bị bắt có anh Khiêm là người không hề dính líu gì đến công việc của các anh chị em Ðảng Việt Tân nhưng cũng bị công an bắt giam vì anh là em trai của ông Vũ và là người ở cùng nhà.

Còn trường hợp của ông Somsak Khomni và ông Nguyễn Thế Vũ thì hai ông là những người bạn của các anh chị em đảng viên ở trong nước, và họ là những người có lòng, họ không làm bất cứ điều gì phi pháp, nhưng không may họ cũng gặp nạn cùng với các anh chị em đảng viên của chúng tôi từ ở nước ngoài về.

Nguyễn Khanh: Như vậy có 6 người bị bắt, trong đó chỉ có 3 người là đảng viên của Ðảng Việt Tân, và 3 người còn lại là những người quen biết hoặc tình cờ có mặt…

Đặng Thanh Chi: Dạ thưa trong bản thông cáo báo chí, chúng tôi đã nói rõ điểm này. Trong thông cáo, chúng tôi nói rằng nhân sự bị bắt gồm 6 người, trong đó có 3 người là đảng viên của chúng tôi, gồm anh Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, quốc tịch Hoa Kỳ, Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, mang quốc tịch Pháp và Anh Trương Văn Ba, mang quốc tịch Hoa Kỳ. Ba người này là đảng viên của chúng tôi.

Bên cạnh đó còn có ông Nguyễn Thế Vũ, quốc tịch Việt Nam, ông Nguyễn Thế Khiêm, quốc tịch Việt Nam và ông Somsak Khomni là người mang quốc tịch Thái Lan. Ngay trong thông cáo báo chí, chúng tôi không hề nói cả 6 người là đảng viên, chỉ có 3 người ở nước ngoài về là đảng viên thôi.

JPEG - 5.6 kb
Cô Nguyễn Thị Thanh Vân.

Nguyễn Khanh: Thưa cô, tin tức mới nhất mà tổ chức có được về tình trạng những người bị bắt như thế nào? Đặng Thanh Chi: Thưa anh, tin tức mới nhất là Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Hà Nội xác nhận có một người mang quốc tịch Mỹ bị công an bắt giữ, nhưng Hà Nội không cho biết người đó là ai. Như chúng tôi đã trình bày, có 2 đảng viên của chúng tôi mang quốc tịch Mỹ bị bắt, nhưng phía Việt Nam mới nói bắt có 1 người thôi. Có lẽ trong ít giờ nữa sẽ có thêm tin tức về việc này.

Một dữ kiện khác là sau khi bản thông cáo báo chí được chúng tôi gửi ra, các anh chị em đảng viên trong nước cho hay những người này đã được chuyển sang một trại giam khác, là trại giam Nguyễn Văn Cừ ở Quận 1, Sài Gòn.

Nguyễn Khanh: Về trường hợp của người mang quốc tịch Pháp và người mang quốc tịch Thái Lan, Ðảng Việt Tân đã tiếp xúc với các chính phủ, tòa đại sứ liên hệ hay chưa? Nếu có thì xin Cô Thanh Chi cho biết kết quả như thế nào?

Đặng Thanh Chi: Dạ thưa có. Ngay trước khi chúng tôi cho phổ biến bản thông cáo báo chí, các anh chị em đảng viên Việt Tân ở Pháp và Hoa Kỳ đã liên hệ ngay đến các cơ quan thẩm quyền. Phía bên Pháp cho biết Hà Nội chưa thông báo gì, chưa cho biết tin tức gì cả.

Chúng tôi vẫn tiếp tục lên tiếng đòi hỏi Hà Nội phải cho các tòa đại sứ liên hệ biết tin tức về những người này, và cho các tòa đại sứ cử người đến thăm các công dân nước họ đang bị Hà Nội giam giữ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã liên lạc với những tổ chức trong cộng đồng thế giới, các tổ chức NGO, Tổ Chức Luật Sư Ðoàn Quốc Tế… Mới đây, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới đã lên tiếng về vụ bắt giữ này. Như vậy chưa đầy 72 giờ đồng hồ, chúng tôi đã ghi nhận được những lời lên tiếng khá tích cực.

Nguyễn Khanh: Tại sao Ðảng Việt Tân lại công khai loan báo tin này? Liệu điều đó có tạo thêm nguy hiểm cho những người đang bị bắt không? Xin Cô đừng quên đối với Chính Quyền Việt Nam, Việt Tân không phải là một đảng phái chính trị, mà là một tổ chức hoạt động khủng bố. Đặng Thanh Chi: Thưa anh, lý do chúng tôi quyết định công khai loan báo tin này cũng như danh tính những người bị bắt vì các anh chị em của chúng tôi là những người mang quốc tịch của những nước tự do.

Xưa nay, nhà nước Việt Nam cũng như các nhà cầm quyền độc tài dùng bạo lực trấn áp người dân khác hoạt động hữu hiệu vì họ tin rằng thế giới không biết tin tức gì ở sau bức màn sắt, sau bức màn tre, nên họ tha hồ làm tất cả những điều họ muốn làm.

Ðối với những anh chị em mang quốc tịch của những quốc gia khác, trách nhiệm và bổn phận của chúng tôi là phải lên tiếng để bảo vệ họ hữu hiệu hơn, nếu không, thì như anh cũng có thể mường tượng trước là trong bóng tối, an ninh của các anh chị này còn nguy hiểm hơn nhiều nếu thế giới không quan tâm tới họ, nếu các tòa lãnh sự không lên tiếng bảo “chúng tôi biết các ông bắt giữ công dân của chúng tôi, chúng tôi yêu cầu phải cho lãnh sự của chúng tôi đến tiếp xúc với họ, để xem các ông đối xử với công dân của chúng tôi có hợp pháp hay không, họ có thật sự phạm vào bất cứ tội hình nào hay không”, để nhà nước Việt Nam không thể nào tự tung, tự tác được.

Ngoài ra phần sau câu hỏi của anh, anh có nói rằng Ðảng Việt Tân bị nhà nước Việt Nam vẽ lên một hình ảnh chúng tôi là một tổ chức khủng bố. Thưa anh từ xưa đến nay, nhà nước Việt Nam có rất nhiều thủ đoạn, mánh khóe, để lừa bịp dư luận quốc tế cũng như dư luận người dân trong và ngoài nước.

Chính vì vậy mà có câu “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Như anh biết, nếu thật sự Ðảng Việt Tân là một đảng khủng bố thì đã không có cuộc gặp gỡ trức tiếp và chính thức với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush ở ngay tại Nhà Trắng.

Tổng Thống Bush là người lãnh đạo một Chính Quyền, lãnh đạo một cường quốc được coi là nhất nhì thế giới, nên không thể nào ông Bush có thể gặp gỡ người đang đứng đầu một tổ chức “khủng bố” được.

Dựa vào những điều đó, Thanh Chi muốn nói rằng những gì nhà nước cộng sản Việt Nam nói không ai có thể tin được, thứ hai là những gì Ðảng Việt Tân đã làm một cách hợp pháp ngay tại Hoa Kỳ cũng như ở các nước khác trên thế giới –cũng như ngay tại Việt Nam-, Ðảng chúng tôi không hề có những hoạt động khiến cho nguyên thủ các nước khác mất yên tâm khi gặp gỡ, trao đổi với chúng tôi về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam.

Trả lời anh như vậy, Thanh Chi muốn nói là không phải vì nhà nước Việt Nam nói thế này, thế khác, mà chúng ta không làm -bằng mọi giá- để huy động toàn thế giới lên tiếng, làm áp lực buộc Hà Nội phải trả tự do cho những nhà dân chủ đấu tranh ôn hòa ở trong nước, và những người từ hải ngoại về.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Cô Ðặng Thanh Chi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)